Giáo án Chủ điểm: Ngày tết vui vẻ - Nhánh 1: Các loại hoa ngày tết

I. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức: Trẻ biết tập các động tác nhịp nhàng theo cô

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng vận động, sự khéo léo, kiên trì ở trẻ.

3. Thái độ: Có nền nếp, nghe lời cô khi tập luyện

II. Chuẩn bị: Phòng tập rộng, xắc xô, máy tính, loa, vòng thể dục.

III. Tiến hành:

 

docx22 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ điểm: Ngày tết vui vẻ - Nhánh 1: Các loại hoa ngày tết, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM: NGÀY TẾT VUI VẺ NHÁNH 1. CÁC LOẠI HOA NGÀY TẾT (Thực hiện từ ngày 21/1 đến ngày25/ 1/ 2013) Thể dục sáng: Tập với vũng I. Mục đích - yêu cầu: 1. Kiến thức: Trẻ biết tập các động tác nhịp nhàng theo cô 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng vận động, sự khéo léo, kiên trì ở trẻ. 3. Thái độ: Có nền nếp, nghe lời cô khi tập luyện II. Chuẩn bị: Phòng tập rộng, xắc xô, máy tính, loa, vòng thể dục. III. Tiến hành: Hoạt độngcủa cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1. ổn định tổ chức gây hứng thú - Trò chuyện với trẻ về lợi ích của việc tập thể dục sáng Hoạt động 2: Khởi động Cho trẻ xếp thành 2 hàng sau đó nối đuôi nhau đi các kiểu chân kết hợp lời bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu” Hoạt động 3: Trọng động a. Tập theo bài: Tập theo vũng * Động tác 1:Hô hấp "Thổi nơ" (Tập 3 lần) * Động tác 2: Tay (Tập 3 lần) + TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay cầm vòng thả xuôi 1. Giơ vòng lên trên đầu 2. Hạ xuống về tư thế chuẩn bị * Động tác 3: Bụng (Tập 3 lần) 1. Cúi người đặt vòng sau đó đứng thẳng dậy 2. Cúi người nhặt vòng lên rồi đứng thẳng dậy. * Động tác 4:Chân : Đặt vòng trước mặt (Tập 3 lần) 1. Đặt mũi chân vào vòng, không chạm vòng 2. Về tư thế chuẩn bị b. Trò chơi: Bóng tròn to - Cô tổ chức cho trẻ chơi 1- 2 lần Họat động 4. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh lớp Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện Đứng tự nhiên Trẻ thực hiện Về TTCB Tập theo cô Trẻ chơi trò chơi Đi nhẹ nhàng 2. Hoạt động góc 1. Góc thao tác vai: Bán hoa quả ngày tết 2. Góc HĐVĐV: Xây vườn hoa 3. Góc nghệ thuật: Xem tranh ảnh về hoa quả ngày tết A. Trò chơi sáng tạo 4. Góc vận động: Bóng, vòng, con nhún. I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức. Trẻ biết thể hiện vai chơi bán hàng, biết sử dụng các khối gỗ để xếp cạnh nhau tạo thành vườn hoa, biết xem tranh ảnh về hoa quả ngày tết trong chủ đề. 2. Kỹ năng. - Trẻ biết thao tác với các viên gạch, khối gỗ để xếp cạnh tạo thành vườn hoa. - Phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp 3. Thái độ: Trẻ biết đoàn kết chơi với nhau, biết giữ gìn đồ chơi, biết cất đồ chơi đúng nơi quy định. II. Chuẩn bị: Hoa quả ngày tết, bộ xếp hình, bóng, vòng, con nhún, tranh ảnh về ngày tết. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1. ổn định, gây hứng thú - Trò chuyện với trẻ về chủ đề đang học Hoạt động 2.Thoả thuận trước khi chơi: - Gọi trẻ ngồi xung quanh cô + Các con ơi chúng mình đang học chủ điểm gì? + Bạn nào giỏi kể cho cô và các bạn biết ngày tết bố mẹ chúng mình thường làm gì nhiều? * Góc thao tác vai: Bán hoa quả ngày tết + Hôm nay ở góc phân vai cô đã chuẩn bị những đồ dùng gì đây? + Hoa quả này dùng để làm gì? + Xắp đến tết rồi nên các gia đình cần chuẩn bị quà cho ngày tết vậy bạn nào giúp cô làm cô bán hàng duyên dáng để bán hoa quả phục vụ cho các cô các bác nông dân nào? + Khi có khách đến mua hàng con phải làm gì? + Khách đến mua hàng cần phải làm gì? GD: Trẻ chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi, có khách đến mua hàng phải chào hỏi, thái đọ vui vẻ. Cho 3, 4 trẻ vào góc chơi cho trẻ ngồi xuống và lấy đồ chơi cho trẻ chơi. * Góc HĐVĐV: Xây vườn hoa - Các con ơi cô có gì đây? - Hoa dùng để làm gì? - Hôm nay bạn nào sẽ xây vườn hoa để đón tết nào? - Cho 3- 4 trẻ nhận vai chơi, cho trẻ vào góc chơi lấy đồ chơi cho trẻ chơi - Cô tiếp tục dẫn trẻ đến góc nghệ thuật và góc vận động cho trẻ vào góc chơi. - Cho trẻ đi nhẹ nhàng về góc chơi. Hoạt động 3. Quá trình chơi: - Trong quá trình trẻ chơi cô đi quan sát, chơi cùng trẻ và hướng dẫn trẻ chơi. - Góc thao tác vai hướng dẫn trẻ biết cách thể hiện khi có khách đến mua hàng. - Góc hoạt động với đồ vật hướng dẫn trẻ biết cách xếp các khối gỗ cạnh nhau để xếp thành vườn hoa. - Góc nghệ thuật dạy trẻ biết cách lật tranh gọi tên hình ảnh trong tranh. - Góc vận động dạy trẻ biết chơi với bóng, vòng, con nhún khi chơi không được tranh dành bóng, vòng của nhau không xô đẩy nhau. - Cô bao quát chung và hướng dẫn quan tâm góc chủ đạo hơn. Nhắc trẻ biết giúp đỡ lẫn nhau, không tranh giành đồ chơi. - Khen ngợi và động viên trẻ kịp thời Hoạt động 4. Nhận xét chơi. - Cô nhận xét các góc phụ trước rồi nhận xét góc chủ đạo, nhắc nhở khen ngợi trẻ - Cô cho trẻ cất đồ chơi đúng vào các góc chơi theo sự chỉ dẫn của cô. Trò chuyện Trẻ trao đổi cùng Trẻ kể tên Trẻ trả lời 3,4 trẻ nhận, tự nhận vai chơi Ngồi lấy đồ chơi và chơi Đi theo cô và nhận góc chơi Các nhóm tự chơi với nhau Nhận xét và nghe cô nhận xét Cất đồ chơi B. Trò chơi có luật Trò chơi vận động: Dung dăng dung dẻ Trò chơi dân gian: Nu na nu nống I. Mục đích yêu cầu. - Nhằm phát triển vận động, nhanh nhẹn và khéo léo, phát triển ngôn ngữ II. Chuẩn bị: Phòng rộng sạch III. Tiến hành: 1.Trò chơi vận động: Dung dăng dung dẻ - Cô phổ biến luật và cách chơi - Luật chơi: Đọc đến câu cuối mới được ngồi - Cách chơi: Cô và trẻ cầm tay nhau đứng thành vòng tròn vừa vung tay vừa đọc bài đồng dao "Dung dăng dung dẻ" đến câu cuối ngồi nhanh xuống. - Cho trẻ chơi 2, 3 lần sau mỗi lần chơi nhận xét chơi 2. Trò chơi dân gian: Nu na nu nống. - Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi vòng tròn hoặc vòng cung đọc lời ca: Trẻ vừa đọc lời ca vừa kết hợp đập nhẹ tay xuống đùi mỗi từ ứng với 1 lần chạm tay xuống đùi. Nu na nu nống Đánh trống phất cờ Mở hội thi đua Chân ai sạch sẽ Gót đỏ hồng hào Không bẩn tý nào Thì vào đánh trống Tùng! Tùng ! tùng. Kế hoạch hàng ngày Thứ hai ngày 21 tháng 01 năm 2013 1. Đón trẻ - Thể dục sáng - Trò chuyện a. Đón trẻ - Cô đến trước mở cửa, thông thoáng phòng học. - Trẻ đến cô vui vẻ đón trẻ, dạy trẻ chào cô chào bạn và mọi người xung quanh - Hướng trẻ vào góc chơi tự chọn. - Điểm danh b. Thể dục sáng: Tập với vòng c. Trò chuyện: Về ngày đầu tuần - Mục đích: Nhằm phát triển ngôn ngữ - Tiến hành: * Cô trò chuyện, đàm thoại hỏi trẻ: - Sáng nay ai đưa con đi học? - Đi học khóc nhè có ngoan không? - Ngày cuối tuần con được bố mẹ đưa đi đâu chơi nhiều? 2. Hoạt động có chủ đích PTNN: NBTN Bài: Hoa đào hoa mai I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: Trẻ nhận biết và gọi đúng tên hoa đào, hoa mai, màu sắc và 1 số đặc điểm của hoa 2. Kỹ năng: Rèn cho trẻ phát âm, chú ý, ghi nhớ. 3. Thái độ: Trẻ biết yêu hoa biết chăm sóc bỏa vệ hoa. II. Chuẩn bị: + Đồ dùng của cô: Hoa đào, hoa mai, hình ảnh hoa ngày tết (cây quất, hoa đào, hoa mai, hoa hồng, hoa cúc) thước chỉ. + Đồ dùng của trẻ: Lô tô hoa đào, hoa mai, rổ nhựa. III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1. ổn định, gây hứng thú: - Trò chuyện về chủ đề - Cô và trẻ cùng hát bài “Bé và hoa” + Các con vừa hát bài gì? + Bài hát nói về điều gì? Hoạt động 2. Nội dung. * Cô đưa cành hoa đào ra cho trẻ quan sát. - Đây là hoa gì? (Cho trẻ gọi tên nhiều lần) - Cô lần lượt chỉ vào các bộ phận cành hoa, lá, cánh hoa và hỏi trẻ + Đây là cái gì? + Cành hoa đào màu gì? + Lá, có màu gì? lá to hay nhỏ? + Bông hoa như thế nào? màu gì? to hay nhỏ? + Hoa đào thường nở vào dịp nào? + Trồng hoa đào để làm gì? + Tết đến nhà các con có hoa đào không? - Cô nhấn mạnh lại các đặc điểm của hoa đào và nói cho trẻ biết hoa đào có nhiều nhất ở miền Bắc, hoa còn kết thành quả, quả đào chín ăn ngon và bổ dưỡng, khi ăn nhớ rửa sạch bóc vỏ, bỏ hạt và mời mọi người xung quanh. * Trò chơi: Trời tối, trời sáng. - Cô đưa tiếp cành hoa mai ra cho trẻ quan sát và đàm thoại như hoa đào cô nói cho trẻ biết hoa mai có nhiều nhất ở miền Nam * Trò chơi “Ai nhanh tay” - Cô phát lô tô cho trẻ - Cách chơi: Cô nói đến hoa gì hoặc màu sắc của hoa trẻ chọn tranh và giơ lên. - Tổ chức cho trẻ chơi - Ngoài hoa đào hoa mai để làm cảnh ngày tết còn có hoa gì hay cây gì để làm cảnh trong ngày tết nữa? + Cô cho trẻ quan sát hình ảnh cây quất, hoa hồng, hoa mai, hoa đào, hoa cúc trên máy vi tính. * Giáo dục: Mùa xuân đến thời tiết ấm áp, các loài hoa đều nở, có hoa thì để làm cảnh, trang trí, làm quà tặng trong những ngày lễ, có hoa còn kết thành quả cho mình ăn ngon và bổ. Vậy muốn có hoa, quả ăn phải trồng, chăm sóc, bảo vệ, quả chín mới ăn, khi ăn nhớ rửa sạch, bóc vỏ, nếu quả có hạt, phải bỏ hạt và nhớ mời mọi người xung quanh mình cùng ăn Hoạt động 3. Kết thúc: Cho trẻ hát bài hát “ Bé và hoa” Cả lớp hát Bài bé và hoa ạ Hoa đào ạ Tự kể Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe Trẻ chơi trò chơi Trẻ quan sát Trẻ lắng nghe 3. Hoạt động góc 1. Góc thao tác vai: Bán hoa quả ngày tết (chủ đạo) 2. Góc HĐVĐV: Xây vườn hoa 3. Góc nghệ thuật: Xem tranh ảnh về hoa quả ngày tết 4. Góc nghệ thuật: Bóng, vòng, con nhún. * Chuẩn bị: - Góc thao tác vai: Hoa quả bằng nhựa - Góc HĐVĐV: Khối gỗ, hàng rào, hoa. - Góc nghệ thuật: Tranh ảnh về hoa quả ngày tết - Góc vận động: Bóng, vòng, con nhún. * Cách tiến hành: Thực hiện như kế hoạch đầu tuần 4. Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa 1. Vệ sinh ăn trưa - Trước giờ ăn cô rửa mặt, rửa tay cho trẻ - Trước khi ăn cho mọi cô mời bạn và mọi người xung quanh - Giới thiệu cho trẻ các món ăn cho trẻ - Trong khi trẻ ăn cô bao quát và bón cho những trẻ chưa biết ăn, động viên trẻ ăn hết xuất 2. Ngủ trưa - Sau khi ăn cơm xong cho trẻ uống nước, lau mặt, đi vệ sinh và vào phòng ngủ - Trẻ ngủ trưa, cô hát ru, dỗ dành trẻ ngủ. 5. Hoạt động chiều Hoạt động 1: Làm quen Bài: Bé và hoa (Giáo viên: Hoàng Thị Chuyên soạn và thực hiện) Hoạt động 2: Ôn Bài: Hoa đào hoa mai I. Mục đích - yêu cầu. -Trẻ nhận biết phân biệt và gọi đúng tên hoa đào, hoa mai. - Rèn cho trẻ phát âm rõ ràng, sự chú ý ghi nhớ. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây. II. Chuẩn bị: Máy tính, hình ảnh hoa đào, hoa mai trên máy vi tính, III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1. ổn định tổ chức, gây hứng thú Trò chuyện với trẻ về chủ điểm đang học Hoạt động 2. Nội dung - Cô cho trẻ quan sát hình ảnh hoa đào, hoa mai trên máy vi tính cô cùng trẻ trò chuyện gọi tên hoa nhiều lần. + Cô có hình ảnh hoa gì đây? + Hoa đào màu gì? + Trồng hoa đào để làm gì? + Hoa đào có nhiều ở miền nào? + Muốn có những cây hoa đào tươi thắm trong ngày tết thì phải làm gì? - Hoa mai trò chuyện như hoa đào * Trò chơi: Bé nhanh tay - Cách chơi: Cô phát rổ lô tô một số loại hoa trẻ chú ý lắng nghe cô nói đến hoa nào hoặc đặc điểm của loại hoa nào trẻ chọn tranh và giơ lên. - Tổ chức cho trẻ chơi Hoạt động 3. Kết thúc: Cho trẻ vào các góc chơi Trẻ lắng nghe Màu đỏ Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ chơi trò chơi 6. Nêu gương cuối ngày - Cách tiến hành: Cô vệ sinh cho trẻ, trò chuyện hỏi trẻ: + Lớp mình hôm nay ai ngoan nhất? + Cô nhận xét - khen ngợi trẻ + Cho trẻ chơi nhẹ nhàng + Trẻ về cô nhắc trẻ chào cô, chào bạn, chào mọi người xung quanh + Trao đổi với phụ huynh về sức khoẻ, nhận thức của trẻ. 7. Nhật ký - Tổng số trẻ đến lớp: - Số trẻ vắng mặt : …………………….. - Lý do: - Tình hình chung về trẻ trong ngày: ……………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………….. - Những sự kiện đặc biệt đối với trẻ: + Trẻ tích cực tham gia hoạt động: ……………………………………………………………. + Trẻ chưa tích cực tham gia hoạt động: ……………………………………………………… ****************************************************************** Thứ ba ngày 22 tháng 01 năm 2013 1. Đón trẻ - Thể dục sáng - Trò chuyện a. Đón trẻ - Cô đến trước mở cửa, thông thoáng phòng - Trẻ đến cô vui vẻ đón trẻ, dạy trẻ chào cô chào bạn và mọi người xung quanh - Hướng trẻ vào góc chơi tự chọn. b. Thể dục sáng: Tập với vòng c. Trò chuyện: Về chủ đề trong tuần - Mục đích: Nhằm phát triển ngôn ngữ - Tiến hành: * Cô trò chuyện, đàm thoại hỏi trẻ: - Ai đưa con đi học? - Bạn nào giỏi cho cô biết lớp mình đang học chủ đề gì? - Nhà các con trồng những loại hoa nào nhiều? 2. Hoạt động có chủ đích Tiết1 PTTM: Âm nhạc NDTT dạy hát: Bé và hoa ( Giáo viên: Hoàng Thị Chuyên soạn và thực hiện) ******************** Trò chơi chuyển tiếp: Nu na nu nống Tiết 2 PTNT: NBPB Bài: Hình tròn hình vuông I. Mục đích - yêu cầu 1. Kiến thức: Trẻ nhận biết phân biệt được hình tròn, hình vuông. Chọn đúng hình tròn hình vuông qua trò chơi. 2. Kỹ năng: Rèn khả năng chú ý, phân biệt và ghi nhớ có chủ định ở trẻ. 3.Thái độ: Giáo dục trẻ có hứng thú trong giờ học, biết giữ gìn đồ chơi II. Chuẩn bị: Hình tròn hình vuông có đủ số lượng cho cô và trẻ, rổ nhựa, 2 hộp quà, máy tính có hình ảnh (hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác) III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: ổn định gây hứng thú. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề đang học Hoạt động 2. Nội dung - Hôm nay bạn búp bê có gửi tặng lớp mình 2 hộp quà đấy các con có muốn biết bạn búp bê tặng quà gì không? + Khám phá hộp quà thứ nhất - Cho trẻ gọi tên màu của hộp quà - Cô đưa hình tròn ra hỏi cô có gì đây? ( gọi 5, 6 trẻ) - Hình tròn này có màu gì? - Cô phát rổ có hình tròn cho trẻ - Cô cho trẻ dùng ngón trỏ của bàn tay phải sờ bao quanh hình và nhận xét - Cho trẻ lăn thử, rồi hỏi hình tròn lăn được không? - Nói cho trẻ biết hình tròn có đường bao là một là một đường cong tròn nên lăn được. - Cho trẻ nhắc lại tên hình tròn nhiều lần + Khám phá hộp quà thứ 2 - Cô đưa hình vuông cho trẻ quan sát, cũng cho trẻ gọi tên, các cạnh của hình như hình tròn. * Cho trẻ lăn thử cả 2 hình - Hỏi trẻ hình nào lăn được? - Sao hình vuông không lăn được? - Cô nói cho trẻ biết vì hình vuông có các cạnh, các góc nên không lăn được * Cho trẻ chơi trò chơi “ Thi ai nhanh” Cô cho trẻ giơ hình theo hiệu lệnh của cô. - Các con vừa được làm quen với hình gì? - Lớp mình còn có đồ dùng đồ chơi gì có dạng hình tròn và hình vuông? - Cô cho trẻ biết ngoài hình tròn hình vuông ra còn có hình tam giác, hình chữ nhật (Cho trẻ quan sát trên máy vi tính) Hoạt động 3. Kết thúc: Cho trẻ hát bài hát “Con chim hót trên cành cây” và đi nhẹ nhàng vào các góc chơi Lắng nghe Trẻ thực hiện Trẻ trả lời Trẻ thực hiện Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ chơi trò chơi Trẻ kể tên Trẻ quan sát Chơi ở góc 3. Hoạt động ngoài trời QS: Vườn hoa TCVĐ: Dung dăng dung dẻ TCDG: Nu na nu nống I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: Trẻ nhớ tên hoa, đặc điểm của 1 số loại hoa. 2. Kỹ năng: Biết quan sát và trả lời câu hỏi của cô đưa ra. 3. Thái độ: Biết chăm sóc bảo vệ hoa, không ngắt lá bẻ cành. II. Chuẩn bị: Địa điểm quan sát, bóng, lá cây. III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1. ổn định, gây hứng thú - Trò chuyện, giới thiệu nội dung quan sát - Kiểm tra sức khoẻ Hoạt động 2. Nội dung * Quan sát vườn hoa - Dẫn trẻ đến vườn hoa cho trẻ quan sát, cô đàm thoại: + Các con đang quan sát cái gì? + Đây là vườn hoa của lớp nào? + Vườn hoa có hoa gì nhiều? + Cô chỉ vào từng loại hoa và hỏi trẻ ( đây là hoa gì, gồm những phần nào nhiều, đặc điểm của từng phần.) + Trồng hoa để làm gì? + Muốn có nhiều hoa chúng mình làm thế nào? - Sau mỗi câu hỏi cô cho nhiều trẻ trả lời, câu nào trẻ chưa biết, cô nói và yêu cầu trẻ nói theo. - Nhà các con có trồng hoa không? - Ngoài hoa sâm, hoa loa kèn, hoa huệ trong trường mình còn có những loại hoa nào nhiều? * Giáo dục: Trẻ biết yêu quý, bảo vệ hoa, không ngắt lá bẻ cành. Hoạt động 3. Trò chơi * Trò chơi vận động “ Dung dăng dung dẻ” - Cô phổ biến cách chơi - Cho trẻ chơi 2 -3 lần - Nhận xét chơi * Trò chơi dân gian “ Nu na nu nống” - Cô phổ biến cách chơi - Tổ chức cho trẻ chơi Hoạt động 4. Chơi theo ý thích - Cô giới thiệu đồ chơi, cho trẻ chơi theo ý thích của trẻ - Cô bao quát trẻ chơi * Kết thúc: Cô cho trẻ nêu cảm tưởng về buổi hoạt động, nhận xét trẻ chơi cho trẻ nhẹ nhàng đi rửa tay và vào lớp Trò chuyện cùng cô Trẻ trả lời Trẻ kể theo ý hiểu Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ chơi trò chơi Trẻ chơi trò chơi Chơi theo ý thích Nhận xét 4. Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa 1. Vệ sinh ăn trưa. - Trước giờ ăn cô rửa mặt, rửa tay cho trẻ - Trước khi ăn cho mọi cô mời bạn và mọi người xung quanh - Giới thiệu cho trẻ các món ăn cho trẻ - Trong khi trẻ ăn cô bao quát và bón cho những trẻ chưa biết ăn, động viên trẻ ăn hết xuất 2. Ngủ trưa. - Sau khi ăn cơm xong cho trẻ uống nước, lau mặt, đi vệ sinh và vào phòng ngủ - Trẻ ngủ trưa, cô hát ru, dỗ dành trẻ ngủ. 5. Hoạt động chiều Hoạt động 1: Làm quen Bài: Tung bóng bằng hai tay I. Mục đích -yêu cầu - Trẻ biết tên bài tập, biết tung bóng bằng hai tay - Rèn sự khéo léo ở trẻ biết phối hợp giữa tay, mắt một cách nhịp nhàng. - Trẻ chăm tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh II. Chuẩn bị: Sân tập, xắc xô, bóng, rổ. III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động1. ổn định, gây hứng thú - Cô trò chuyện về nội dung bài tập Hoạt động 2. Nội dung Cho trẻ đi nhẹ nhàng theo cô rồi tập bài vận động cơ bản *VĐCB: Tung bóng bằng hai tay - Cho trẻ đứng hình 2 hàng ngang, cô giới thiệu tên bài tập, đồ dùng tập. - Cô làm mẫu 2 lần: Lần 2 làm mẫu + phân tích chi tiết động tác: Cô đứng không chạm vạch, hai tay cô cầm bóng, khi có hiệu lệnh “tung bóng” cô tung bóng lên cao, khi bóng rơi xuống đất cô nhặt bóng vào rổ. - Cho 1- 2 trẻ lên thực hiện cho cả lớp nhận xét sau đó cô nhận xét - Trẻ thực hiện: Cho trẻ lên lần lượt thực hiện, cô quan sát hướng dẫn động viên khuyến khích trẻ tập. * TCVĐ: Dung dăng dung dẻ - Cô phổ biến luật - cách chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần Hoạt động 3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng sân tập Trò chuyện Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe và quan sát Trẻ thực hiện Trẻ chơi trò chơi Trẻ thực hiện Hoạt động 2: HĐVS Rửa tay I. Mục đích - yêu cầu - Trẻ biết rửa tay theo trình tự cô hướng dẫn - Trẻ rửa nhẹ nhàng, không làm ướt tay áo, không làm nước bắn ra ngoài. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh đôi tay, vệ sinh thân thể sạch sẽ II. Chuẩn bị: Nước sạch, chậu, xô có vòi, khân khô, xà bông. III.Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động1: ổn định, gây hứng thú - Cô cho trẻ hát bài hát “Giấu tay” - Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát Hoạt động 2: Nội dung - Giới thiệu đồ dùng - Cô làm mẫu 2 lần, lần 2 phân tích: Một tay cô cầm đỡ phía dưới cổ tay trẻ, tay kia cô rửa cho trẻ. Bàn tay trẻ để sấp, xuôi theo dòng nước, cô lần lượt rửa cổ tay, đến mu bàn tay, kẽ ngón tay và ngón tay rồi lật ngửa bàn tay, rửa nốt lòng bàn tay và ngón tay. - Lần 3: Cho 1 trẻ lên thực hiện. - Cho trẻ lần lượt lên cô lần lượt rửa tay cho từng trẻ. - Trò chuyện với trẻ về lợi ích của việc rửa tay * Giáo dục: Trẻ biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, để chống lại các loại vi khuẩn vào cơ thể chúng ta, giúp cơ thể chúng ta luôn khoẻ mạnh. Hoạt động 3: Kết thúc - Cô nhận xét hoạt động, khen gợi và động viên trẻ Trẻ trò chuyện cùng cô Trẻ quan sát cô thực hiện Trẻ lên thực hiện Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện 6. Nêu gương cuối ngày - Cách tiến hành: Cô vệ sinh cho trẻ, trò chuyện hỏi trẻ: + Lớp mình hôm nay ai ngoan nhất? + Cô nhận xét - khen ngợi trẻ + Cho trẻ chơi nhẹ nhàng + Trẻ về cô nhắc trẻ chào cô, chào bạn, chào mọi người xung quanh + Trao đổi với phụ huynh về sức khoẻ, nhận thức của trẻ. 7. Nhật ký - Tổng số trẻ đến lớp: - Số trẻ vắng mặt : …………………….. - Lý do: - Tình hình chung về trẻ trong ngày: ……………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. - Những sự kiện đặc biệt đối với trẻ: + Trẻ tích cực tham gia hoạt động: …………………………………………………….. + Trẻ chưa tích cực tham gia hoạt động: ………………………………………………. ********************************************************** Thứ tư ngày 23 tháng 01 năm 2013 1. Đón trẻ - Thể dục sáng - Trò chuyện a. Đón trẻ - Cô đến trước mở cửa, thông thoáng phòng - Trẻ đến cô vui vẻ đón trẻ, dạy trẻ chào cô chào bạn và mọi người xung quanh - Hướng trẻ vào góc chơi tự chọn. - Điểm danh b. Thể dục sáng: Tập với vòng c. Trò chuyện: Về chủ đề nhánh - Mục đích: Nhằm phát triển ngôn ngữ, biết tên một số loại hoa ở xung quanh trẻ trong ngày tết. - Tiến hành: * Cô trò chuyện, đàm thoại hỏi trẻ: - Chúng mình đang học chủ điểm gì? - Cho trẻ kể tên một số loại hoa mà trẻ biết? 2. Hoạt động có chủ đích PTTC: Thể dục Bài: Tung bóng bằng hai tay I. Mục đích -yêu cầu 1. Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài tập, biết tung bóng bằng hai tay và nhặt bóng vào rổ. 2. Kỹ năng: Rèn sự khéo léo ở trẻ biết phối hợp giữa tay, mắt một cách nhịp nhàng 3.Thái độ: Trẻ chăm tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh II. Chuẩn bị: Sân tập, xắc xô, rổ nhựa, bóng , gậy thể dục. III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động1. ổn định, gây hứng thú - Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, trò chuyện với trẻ về lợi ích của việc tập thể dục. Hoạt động 2. Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn (đi thường, chạy, đi chậm dần)sau đó đứng dãn cách đều Hoạt động 3. Trọng động * BTPTC: Tập với gậy + ĐT 1: Tay( tập 4 lần) 1. Giơ gậy lên cao, mắt nhìn theo gậy 2. Đưa gậy về tư thế chuẩn bị + ĐT 2: Chân ( 3 lần) 1. Đưa gậy lên cao 2. Ngồi khuỵu gối + ĐT 3: Bụng (Tập 3 lần) 1. Cúi người đặt gậy sau đó đứng thẳng dậy 2. Cúi người nhặt gậy lên rồi đứng thẳng dậy. + ĐT 4 : Đặt gậy trước mặt nhảy bật tại chỗ 3- 4 lần *VĐCB: Tung bóng bằng hai tay - Cho trẻ đứng 2 hàng ngang đối diện nhau - Cô giới tên bài tập, giới thiệu đồ dùng, sơ đồ tập - Cô làm mẫu 2 lần + Lần 1: Tiến hành trọn vẹn không phân tích + Lần 2: Kết hợp làm mẫu và phân tích chi tiết động tác: Cô đứng không chạm vạch, hai tay cô cầm bóng, khi có hiệu lệnh “tung bóng” cô tung bóng lên cao, khi bóng rơi xuống đất cô nhặt bóng vào rổ, và đi nhẹ nhàng về cuối hàng đứng. + Lần 3: Phân tích nhấn mạnh lại động tác. - Cho 1 trẻ lên thực hiện cho cả lớp nhận xét, cô nhận xét - Trẻ thực hiện: Cả lớp, theo tổ - Cô quan sát hướng dẫn và động viên khuyến khích trẻ tập. * TCVĐ: Dung dăng dung dẻ. - Cô phổ biến cách chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần Hoạt động 4. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng sân tập. Trò chuyện Cả lớp nối đuôi nhau đi dãn cách đều Trẻ thực hiện bài tập phát triển chung Trẻ lắng nghe và quan sát Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe Trẻ chơi trò chơi Trẻ thực hiện 3. Hoạt động góc 1. Góc thao tác vai: Bán hoa quả ngày tết 2. Góc HĐVĐV: Xây vườn hoa (Chủ đạo) 3. Góc nghệ thuật: Xem tranh ảnh về hoa quả ngày tết 4. Góc nghệ thuật: Bóng, vòng, con nhún. * Chuẩn bị: - Góc thao tác vai: Hoa quả bằng nhựa - Góc HĐVĐV: Khối gỗ, hàng rào, hoa. - Góc nghệ thuật: Tranh ảnh về hoa quả ngày tết - Góc vận động: Bóng, vòng, con nhún. * Cách tiến hành: Thực hiện như kế hoạch đầu tuần 4. Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa 1. Vệ sinh ăn trưa - Trước giờ ăn cô rửa mặt, rửa tay cho trẻ - Trước khi ăn cho mọi cô mời bạn và mọi người xung quanh - Giới thiệu cho trẻ các món ăn cho trẻ - Trong khi trẻ ăn cô bao quát và bón cho những trẻ chưa biết ăn, động viên trẻ ăn hết xuất 2. Ngủ trưa - Sau khi ăn cơm xong cho trẻ uống nước, lau mặt, đi vệ sinh và vào phòng ngủ - Trẻ ngủ trưa, cô hát ru, dỗ dành trẻ ngủ. 5. Hoạt động chiều Hoạt động 1: Làm quen B ài : Xâu hoa I. Mục đích - yêu cầu - Trẻ tập xâu hoa thành vòng . - Rèn trẻ cách xâu, sự khéo léo, kiên trì của trẻ - Biết giữ gìn sản phẩm mình làm ra II. Chuẩn bị: Hoa, dây, rổ nhựa. III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1. ổn định, gây hứng thú. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề đang học hướng vào bài Hoạt động 2. Nội dung - Cô giới thiệu đồ dùng - Cho trẻ quan sát mẫu của cô - Hỏi trẻ có muốn xâu những chiếc vòng đẹp như cô không? - Cô làm mẫu cho trẻ quan sát: Đầu tiên cô dùng tay phải cầm dây, tay trái cầm hoa sao cho không che lỗ, cô luồn dây qua lỗ rồi vuốt xuống, cô tiếp tục xâu tiếp bông hoa khác, cứ như vậy cô xâu nhiều hoa, sau đó cô buộc lại thành vòng. - Cho trẻ xâu, cô bao quát chung, hướng dẫn lại cho những trẻ còn lúng túng, hỏi trẻ đang làm gì? Xâu vòng làm gì? - Trẻ nào xâu được cô buộc vòng cho trẻ - Cô nhắc nhở trẻ không tranh giành đồ chơi. Hoạt động 3.Kết thúc - Các con vừa được làm gì? - Cho trẻ tự nhận xét sản phẩm của mình, của bạn - Cô nhận xét, động viên khen gợi trẻ. Lắng nghe Quan sát cô làm mẫu Trẻ thực hiện Nhận xét Hoạt động 2: Ôn truyện Bài: Quả thị I. Mục đích- yêu cầu - Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện, biết kể lại truyện theo cô - Rèn sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. - Trẻ có ý thức trong giờ học, biết trồng cây, chăm sóc bảo vệ cây. II. Chuẩn bị: Tranh truyện, máy tính có hình ảnh quả thị, lời bài hát quả thị. III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: ổn định gây hứng thú - Cho trẻ quan sát hình ảnh quả thị trên máy vi tính - Hỏi trẻ về hình ảnh đang quan sát - Có một câu chuyện rất hay nói về hình ảnh này các con còn nhớ đó là câu chuyện nào không? Hoạt động 2: Nội dung - Cô kể lại chuyện 1 lần hỏi trẻ tên câu chuyện? - Trong chuyện gồm có những nhân vật nào? - Bạn mèo, bạn vịt đến rủ thị đi đâu? - Qu

File đính kèm:

  • docxngay tet vui ve.docx