Giáo án Chủ điểm: Trường mầm non - Chủ đề nhánh: Trường mầm non của bé

Hoạt động 1: Khởi động

Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với các kiểu đi chạy khác nhau. Sau đó tập trung 3 hàng dọc khởi động : xoay cổ tay, vai, eo, gối.

Hoạt động 2: Trọng đọng

- Hô hấp : Gà gáy

 

doc182 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2441 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ điểm: Trường mầm non - Chủ đề nhánh: Trường mầm non của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 +2 ỔN ĐỊNH LỚP ------------------********------------------- CHỦ ĐIỂM: TRƯỜNG MẦM NON CHỦ ĐỀ NHÁNH: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ KẾ HOẠCH TUẦN 3 (Từ ngày:06/9/2010 đến ngày 10/9/2010) THỨ MÔN NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 2 Thể dục Đi trong đường ngoằn ngoèo trong sân trường Tạo hình Vẽ ông mặt trời 3 Khám phá khoa học Quan sát và trò chuyện về trường Mầm non của bé 4 Toán Đếm đồ dùng đồ chơi trong lớp trong trường 5 Văn học Thơ '' Cô và mẹ'' 6 Âm nhạc ''Trường chúng cháu là trường mầm non'' THỂ DỤC SÁNG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Khởi động Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với các kiểu đi chạy khác nhau. Sau đó tập trung 3 hàng dọc khởi động : xoay cổ tay, vai, eo, gối. Trẻ đi vòng tròn Hoạt động 2: Trọng đọng - Hô hấp : Gà gáy Trẻ tập - Tay: “Chèo thuyền”. Hai tay đưa thẳng ra phía trước, phía sau Trẻ tập - Chân: Cỏ thấp, cây cao Trẻ tập - Lườn: Quay người sang trái, phải 900 Trẻ tập - Bật: Bật tiến về trước Trẻ tập Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Đi nhẹ nhàng, hít thở sâu 2 – 3 vòng. Thứ 2 ngày 6 tháng 9 năm 2010 M ôn:Thể dục: Đề tài: ĐI TRONG ĐƯỜNG NGOẰN NGOÈO TRONG SÂN TRƯỜNG I. Mục đích yêu cầu: - Dạy trẻ đi dạo theo cô xung quanh trường, trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng, không lê chân, không cúi đầu. - Phát triển cơ bắp chân - Giáo dục trẻ biết lắng nghe cô, biết giữ trật tự trong giờ học, mạnh dạn tự tin. II. Chuẩn bị: - Trống lắc - Sân tập sạch sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ. III. Các hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Khởi động: - Cô tập trung trẻ: Cô và trẻ cùng hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”… Cô trò chuyện với trẻ Các con có thích đến trường MN không? Bây giờ cô cháu mình cùng đi nhé. - Dạ có. - Cho trẻ đi thành vòng tròn cô đi ngược chiều với trẻ. Kết hợp với các kiểu đi - chạy khác nhau: Đi thường – Đi bằng mũi chân – đi thường – đi bằng gót chân – đi thường – đi băằg 2 mép chân - chạy nhanh - chạy chậm… Trẻ thực hiện - Cho trẻ chuyển đội hình thành 3 hàng ngang để tập BTPTC. Hoạt động 2: Trọng động 1. Bài tập phát triển chung - Động tác tay (4l x 4n): Hai tay dang ngang, lòng bàn tay úp, sau đó gập khuỷu tay, bàn tay để sau gáy. Trẻ thực hiện. - Động tác chân (4l x 4n): Hai tay chống hông, đưa chân trái ra trước các ngón chân chạm đất sau đó đổi chân Trẻ thực hiện - Động tác bụng: (4l x 4n) Hai tay đưa lên cao. Sau đó cúi người về phía trước. tay chạm ngón chân đầu gối thẳng Trẻ thực hiện Động tác bật: (4l x 4n) Bật tách chân sang 2 bên, tay đưa ngang, lòng bàn tay sấp. 2. Bài tập vận động cơ bản - Cho trẻ chuyển đội hình thành 2 hàng ngang đối diện nhau - Cô giới thiệu tên vận động “Đi trong đường ngoằn ngoèo trong sân trường" - Cô làm mẫu cho trẻ xem: 3 lần + Lần 1: Làm mẫu toàn phần không giải thích Trẻ xem cô thực hiện + Lần 2: làm mẫu kết hợp giải thích - Làm mẫu lần 3 - Mời 2 trẻ lên làm thử Trẻ thực hiện - Cho cả lớp tập 2 lần Trong khi trẻ thực hiện cô quan sát sửa sai Mời 2 trẻ khá lên tập lại - Cho trẻ nhắc lại tên vận động Đi trên ghế băng đầu đầu túi cát. 3. Trò chơi vận động: Tung cao hơn nữa - Cô chia trẻ thành 2 đội chơi và giới thiệu cho trẻ về luật chơi – cách chơi. Trẻ chú ý lắng nghe cô giáo giải thích * Luật chơi: bạn nào làm rơi bóng phải nhảy lò cò Chú ý lắng nghe cô giải thích * Cách chơi: Dùng 2 tay tung bóng lên cao và bắt bóng khi bóng rơi. Cho trẻ tự vào rổ lấy bóng - Cho trẻ chơi trò chơi 2 – 3 lần. Cô quan sát động viên cháu. Trẻ chơi trò chơi - Cho trẻ nhắt lại tên vận động “Tung cao hơn nữa” Hoạt động 3: Hồi tỉnh Chúng mình vừa chơi rất vui. Bây giờ hãy cùng nhau thư giản nhé. - Cho trẻ vừa đi vừa hít thở nhẹ nhàng Trẻ hít thở nhẹ nhàng Môn: Tạo hình Đề tài: VẼ ÔNG MẶT TRỜI I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết vẽ ông mặt trời, biết kết hợp những đường nét cơ bản, nét thẳng, nét xiên, nét cong… để vẽ ông mặt trời. - Rèn kỹ năng tô màu đúng, tô màu không lem ra ngoài. - Phát triển có thẩm mỹ, khả năng quan sát, ghi nhớ, sáng tạo - Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, cảnh vật yêu trường lớp. II. Chuẩn bị - Tranh vẽ ông mặt trời - Giá treo sản phẩm, que chỉ, bản gài - Giấy vẽ, bút chì, bút màu, băng catset III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ôn định tổ chức, gây hứng thú - Cô tập trung trẻ, cho trẻ hát bài “Nắng sớm” Trẻ hát bài “Đi tham quan - Cô trò chuyện với trẻ : + Các con vừa hát bài hát gì? Cho trẻ quan sát bầu trời và ông mặt trời. + Trời hôm nay như thế nào? + Buổi sáng ông mặt trời ra sao? Ông mặt trời dã thức dậy rồi chúng ta cùng đi về lớp thôi. - Cô và trẻ cùng hát bài hát “Vui đến trường” Hát bài “Vui đến trường” Hoạt động 2: - Lớp mình vừa được đi đâu? - Con đã nhìn thấy gì? Nhìn xem cô có tranh gì đây? Trẻ trả lời Cho trẻ xem tranh - Cho trẻ nhận xét về bức tranh + Bức tranh vẽ gì? + Ông mặt trời có dạng hình gì? Vẽ ông mặt trời + Ông mặt trời được vẽ như thế nào? + Các con xem xung quanh ông mặt trời có gì nữa? + Tia nắng được vẽ bằng nét gì? - Cô khái quát lại câu trả lời của trẻ -Con thích vẽ ông mặt trời không? Xem cô vẽ mẫu trước nhé. * Cô vẽ mẫu: Vừa vẽ vừa giải thích Để ông mặt trời thêm đẹp cô phải làm gì? Cô đã vẽ và tô màu ông mặt trời xong rồi * So sánh:Con thấy ông mặt trời cô vừa vẽ giống ông mặt trời trong tranh không? Tô màu - Cô nhắc trẻ về cách tô màu đẹp không lem ra ngoài và bố cục bức tranh luôn hài hóa. - Cho trẻ vào bàn thực hiện Hoạt động 3: Trẻ thực hiện: (Cô mở nhạc không lời) Trong khi trẻ vẽ cô nhắc nhở trẻ tư thế ngời, cách cầm bút đúng. Cô gợi ý trẻ cách vẽ và gợi mở thêm cho trẻ ý tưởng vẽ. - Cô đi đến từng bàn quan sát trẻ. Gần hết giờ cô thông báo để trẻ nhanh tay hoàn thành sản phẩm. Hoạt động 4: Trưng bày, nhận xét sản phẩm Khi có hiệu lệnh cho trẻ dừng bút và mang sản phẩm lên trưng bày. Cho trẻ nhận xét về các bức tranh. Thể dục chống mệt mỏi" Ngón tay nhúc nhích" + Con thích bài vẽ nào nhất? Vì sao con thích bài vẽ đó Trẻ nhận xét sp - Cô mời một số trẻ nhận xét - Cô nhận xét chung về các bài vẽ. Cả bài vẽ đẹp và chưa đẹp. Cô tuyên dương những trẻ vẽ đẹp và động viên nhắc nhở trẻ vẽ chưa đẹp lần sau cố gắng vẽ đẹp hơn. - Cô công bố những bài đạt giải và trao phần thưởng cho trẻ. Kết thúc cô và trẻ cùng hát bài “Cháu vẽ ông mặt trời” Hát bài “Cháu vẽ ông mặt trời” ------------------------------------------------------ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI *Nội dung : - Hoạt động có chủ đích: Quan sát sân trường. - Trò chơi dân gian: Mèo đuổi chuột - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời và một số đồ chơi tự làm: Như thuyền lá chuối, cát, phấn. I. Mục đích yêu cầu: - Tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi trong sân trường, cảm nhận được vẽ đẹp của sân trường, yêu mếm ngôi trường mình đang học. - Giúp trẻ phát hiện ra một số đồ chơi và cách chơi của một số đồ chơi trong ssân trường. - Trẻ chơi đúng luật, hứng thú trong khi chơi - Thỏa mãn nhu cầu vận động và vui chơi của trẻ. - Chơi thỏa mái, cần đảm bảo an toàn II. Chuẩn bị: Sân trường rộng, bằng phẳng, sạch sẽ, mũ mèo, mũ chuột, cát, nước, thuyền. phấn III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1) Hoạt động 1: Ồn định tổ chức: Dặn dò trẻ và nói mục đích của buổi dạo chơi trong sân trường. Trong sân trường mình có rất nhiều đồ chơi và cây xanh. Hôm nay cô trò mình ra tham quan. Hát “Vườn trường mùa thu” 2) Hoạt động 2: Nội dung: a) Hoạt động có chủ đích: Quan sát khung cảnh sân trường: Các con thấy sân trường mát không? Có ạ Nhờ đâu mà mát vậy các con? Nhờ cây xanh À, nhờ cây xanh mà sân trường mát và không khí trong lành nữa để những cây xanh đẹp thì phải chăm sóc và quét dọn lá bỏ vào thùng. Thể trong sân trường mình có gì đẹp nữa không? Trẻ kể À, cầu tuột khi chơi mình chơi như thế nào Chơi lần lượt - Bập bênh thì chơi sao? Không tranh giành - Còn xích đu nữa nè, ghế đá… Tương tự cô giới thiệu những đồ chơi trong sân trường Những đồ chơi này khi chơi các con phải cẩn thật, không đưa mạnh, không xô đẩy, phải giữ gìn đồ chơi nhé. b) Trò chơi vận động: Trò chơi “Mèo đuổi chuột” Cô giới thiệu trò chơi và luật chơi. Chọn một cháu đội mũ mèo làm mèo đứng vào trong các cháu còn lại đội mũ chuột đứng vòng tròn. Khi chơi chú mèo kêu meo meo, con chuột kêu chít chít. Nếu mèo bắt được thuột thì chú chuột đó sẽ vào làm mèo. Trẻ chơi hứng thú Cho cháu chơi 3 – 4 lần động viên các cháu. c) Chơi tự do: Cô giới thiệu các đồ chơi trong sân trường, cầu tuột, bập bênh, cát nước, phấn.. Con nào thích góc nào thì về góc đó. Cô theo dõi đảm bảo an toàn và hướng dẫn cách chơi, giúp trẻ chơi hứng thú, cô cùng chơi với trẻ. ----------------------------------------------------- HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Cho trẻ dạo chơi quanh sân trường. - Bầu bình cờ bé ngoan cuối ngày. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY Nội dung đánh giá Những điểm cần lưu ý 1) Tên cháu nghỉ học : Kim Thoa, Hồng Thắm 2)Hoạt động chủ đích: - Yêu cầu bài dạy phù hợp với trẻ. - Trẻ rất thích vẽ. - Cháu học sôi nổi, thích tham gia vào các hoạt động. -Một số cháu chưa hoàn thành sản phẩm như: Minh Kiệt, Kim Tĩnh 3) Hoạt động khác: Thực hiện bình thường theo kế hoạch. Dạy thêm cho cháu vào buổi chiều Thứ 3 ngày 7 tháng 9 năm 2010 Môn: Khám phá khoa học: Đề tài: QUAN SÁT VÀ TRÒ CHUYỆN VỀ TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết được tên trường, địa chỉ ở trường, biết các khu vực trong trường: Lớp học, phòng hành chính, bếp ăn… biết các hoạt động của cô, các bác, các bạn trong trường Mầm non. - Phát triển kỹ năng quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định. - Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ: bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc cây trồng. - Giáo dục trẻ yêu thương các bạn, cô, bác trong trường Mầm non. II. Chuẩn bị - Tranh, vẽ trường Mầm non - Tranh vẽ một số hoạt động của trường III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của bé 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú. - Cô tập trung trẻ, cô và trẻ cùng hát bài hát “trường chúng cháu là trường Mầm Non” Cô trò chuyện với trẻ + Các con vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói lên điều gì ? Trẻ trả lời Các con à !Vào mỗi buổi sáng khi ông mặt trời thức dậy tỏa ánh sáng khắp nơi cũng là lúc bố mẹ đưa các con đến trường Mầm non để học, vui chơi. Thế các con muốn biết trường các con đang học có tên là gì? địa chỉ ở đâu? và trong trường mầm non có những ai không? Vậy hôm nay cô cháu mình cùng nhau tìm hiểu 2.Hoạt động 2: Khám phá trường Mầm Non - Buổi sáng thức dậy các con được bố mẹ đưa đến đâu? Trường mầm Non - Trường MN mình học có tên là gì? MN Họa Mi À trường mình học gồm có những phòng gì các con? Trẻ kể: Phòng HT, HP - Ngoài sân trường có gì? Cây cối, đồ chơi… Ngoài cây cối đồ chơi trường mình còn có gì? Vườn rau Cho trẻ xem tranh về trường Mầm Non +Đây là tranh vẽ gì? Trường MN + Trường MN có gì? Cô giáo và các bạn À trong trường MN có cô giáo và các bạn, có cô hiệu trưởng, hiệu phó, lao công nè, rồi có bảo vệ, kế toán, rồi có các cô cấp dưỡng hàng ngày nấu cơm cho con ăn đấy. Ngoài sân trường có cô và các bạn đang làm gì? Chơi, múa, hát + Các con có yêu trường không? Có thích đến trường không Có ạ! + Để cho trường luôn đẹp thì chúng ta phải làm gì? Trẻ trả lời Chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ trường sạch sẽ, không xả rác, vẽ bậy lên tường, không khạc nhổ bừa bải. Biết vâng lời cô giáo và các cô chú trường. Biết thương yêu và giúo đỡ bạn bè. 3. Hoạt động 3: Quan sát và nhận xét các bạn trong lớp + Bạn tên là gì? Trẻ trả lời + Bạn là nam hay nữ? + Tóc bạn dài hay ngắn? Bạn cao hay thấp? 4. Hoạt động 4: Trò chơi * Đọc câu đố đoán tên đồ chơi À, trong trường Mầm Non có rất nhiều những đồ dùng đồ chơi các con đoán xem đây là đồ chơi gì nhé. Bạn ngồi một bên Tôi ngồi một bên Bạn xuống tôi lên Hãy cùng đoán tên? À, đây là đồ chơi gì? Cô đọc thêm 2 -3 câu đố *Cho trẻ thi đua nhau đoán tên đồ chơi Trẻ trả lời - Cô giới thiệu tên trò chơi: giới thiệu cách chơi. Cho trẻ xếp hàng đôi, 1 hàng trai, 1 hàng gái. Thi xem hàng nào xếp nhanh. So sánh số bạn trai nhiều hay bạn gái nhiều hơn. Sau đó chạy nhanh về nhà: bạn trai về ô hình chữ nhật, bạn gái chạy về ô vuông. - Cho trẻ chơi trò chơi 2-3 lần Trẻ chơi trò chơi - Kết thúc cô và trẻ cùng hát bài: Em yêu trường em Hát bài: Em yêu trường em. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Hoạt động có chủ đích: Quan sát sân trường Trò chơi dân gian: Mèo đuổi chuột Chơi tự do HOẠT ĐỘNG CHIỀU *Làm quen bài thơ: Cô và mẹ * Bình cờ bé ngoan cuối ngày ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY Nội dung đánh giá Những điểm cần lưu ý 1) Tên cháu nghỉ học : Quang Nhật, Hồng Thắm: cháu ốm 2)Hoạt động chủ đích: - Yêu cầu bài dạy phù hợp với trẻ. - Cháu học sôi nổi, thích tham gia vào các hoạt động. -Một số cháu mới đi học chưa hoà nhập với bạn 3) Hoạt động khác: Thực hiện bình thường theo kế hoạch. Dạy thêm cho cháu vào buổi chiều ------------------------------------------------------------ - Thứ 4 ngày 8 tháng 9 năm 2010 Môn : Toán Đề tài: ĐẾM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TRONG LỚP , TRONG TRƯỜNG I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết đếm đồ dùng đồ chơi trong lớp trong trường - Rèn kỹ năng đếm - Phát triển khả năng quan sát chú ý - Giáo dục cháu giữ gìn đồ dùng đồ chơi. II. Chuẩn bị : -Mô hình trường mầm non - Mỗi trẻ một các đồ dùng đồ chơi -Một số đồ dùng đồ chơi có số lượng 3 III. Các hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Hát và vận động bài “Bé đi mẫu giáo”- tham quan trường mầm non. Ngoài sân trường có rất nhiều đồ chơi đó là những đồ chơi nào? Đây là đồ chơi gì? Đếm xem có bao nhiêu cái xích đu? Cô cho trẻ tìm và đếm đồ chơi trong sân Đã đến gời học rồi các con về lớp với cô nhé Đọc thơ " Của chung" về lớp trẻ kể Trẻ tìm và đếm Hoạt động 2: Các con nhìn xem lớp mình có những đồ dùng đồ chơi nào? Trẻ tìm và kể Nhìn xem cô có cái gì nào? Cái ghế là đồ dùng hay đồ chơi? Ghế dùng để làm gì? Đếm xem có bao nhiêu cái ghế? Mời tổ, cá nhân trẻ đếm. 3 cái ghế tương ứng với chữ số mấy? Bạn nào giúp cô lên chọn chữ số 3 nào? Cho lớp tổ cá nhân trẻ đọc số 3 Nhìn xem cô có gì nữa nào? Cái trống là đồ dùng hay đồ chơi? Đếm xem có bao nhiêu cái trống 3 cái trống tương ứng với chữ số mấy? *Hãy tìm xung quanh lớp mình có những đồ dùng đồ chơi nào có số lượng 3 và gắn số tương ứng 1,2,3,tất cả là 3 cái ghế Cái trống số 3 Trẻ tìm cô kiểm tra và cho trẻ lên gắn số tương ứng Hoạt động 3: Trò chơi Trò chơi 1 : " Thi xem ai nhanh" Cô giải thích cách chơi, luật chơi. Hãy xếp và đếm số đồ chơi có số lượng 3 , ai xếp nhanh xếp đúng là giỏi. Cho trẻ chơi 3- 4 lần Trò chơi 2: "Cắt đúng nhóm số lượng đồ dùng đồ chơi" Chia 2 đội thi đua Cô giải thích cách chơi. Luật chơi:Mỗi đội cắt đúng nhóm số lượng đồ dùng đồ chơi theo yêu cầu Cô theo dõi kiểm tra và tuyên dương trẻ. Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Kết thúc hát " Vui đến trường" Trẻ nghe Trẻ chơi Cháu chơi HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Hoạt động có chủ đích: Quan sát quan cảnh xung quanh trường sân trường Trò chơi dân gian: Tìm bạn thân Chơi tự do HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Làm quen bài thơ " Cô và mẹ" - Bầu bình cờ bé ngoan cuối ngày ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY Nội dung đánh giá Những điểm cần lưu ý 1) Tên cháu nghỉ học : Quang Nhật: cháu ốm 2)Hoạt động chủ đích: - Yêu cầu bài dạy phù hợp với trẻ. - Cháu học sôi nổi, thích tham gia vào các hoạt động. 3) Hoạt động khác: Thực hiện bình thường theo kế hoạch. 4) Cháu có biểu hiện bất thường: Nguyệt Bình cháu ăn bị ói Báo cho phụ huynh theo dõi cháu ----------------------------------------------------------------------------- Thứ 5 ngày 9 tháng 9 năm 2010 Môn: Văn học Đề tài: Thơ CÔ VÀ MẸ I Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhớ tên bài thơ tên tác giả, hiểu được nội dung bài thơ -Trẻ đọc thuộc và diễn cảm bài thơ kết hợp điệu bộ phù hợp nhẹ nhàng. -Trẻ biết được công việc của cô giáo ở trường và công việc của mẹ. -Giáo dục trẻ biết yêu quý và kính trọng cô giáo ,ngoan ngoãn lễ phép vâng lời cha mẹ. II Chuẩn bị: - Tranh chữ to -Tranh minh hoạ nội dung bài thơ -Máy cattset, giấy, bút chì ,màu. III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1 Hoạt động 1: Ổn định tổ chức -Cô tập trung trẻ, cho trẻ hát bài " Cô và mẹ". Cô trò chuyện với trẻ. + Các con vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói về ai? +Cô giáo như thế nào? +Ở nhà mẹ làm những công việc gì? +Cô giáo và mẹ là hai người như thế nào? +Các con có yêu cô và mẹ không? Các con à! Mẹ là người sinh ra các con, cô giáo là người dạy các con học, mẹ và cô giáo giống như hai người mẹ hiền của các con. Vì thế các con phải biết yêu thương vâng lời cô giáo nhé.Có một bài thơ cũng nói về tình cảm của em bé đối với mẹ và cô giáo đó là bài thơ "Cô và mẹ" do nhà thơ Trần Quốc Toàn sáng tác. 2 Hoạt động 2: *Cô đọc bài thơ" Cô và mẹ " cho trẻ nghe. - Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm -Cô hỏi trẻ: +Cô vừa đọc bài thơ gì? + Do ai sáng tác? - Cô đọc thơ lần 2: kết hợp xem tranh minh hoạ * Tóm tắt nội dung bài thơ giải thích từ khó: Niềm vui của em bé khi được gặp cô giáo và khi được về với mẹ.Ngày qua ngày trẻ được đi học và được về với mẹ, mẹ và cô giáo cùng chăm sóc trẻ, cô và mẹ là những người thân thiết với trẻ. " Lon ton": hay chạy nhảy, bé nhỏ -Cô đọc thơ lần 3: Cô đọc thơ qua tranh chữ to Bài thơ này được đọc với giọng triều mến, nhẹ nhàng * Dạy trẻ đọc thơ: - Trẻ đọc thơ cùng cô (2 lần) theo lối truyền khẩu. -Ở câu lạc bộ bé yêu thơ hôm nay có tổ chức cuộc thi " Đọc thơ diễn cảm" thế lớp mình thích dự thi không? Mở nhạc bài "Cô giáo" chuyển đội hình vào câu lạc bộ bé yêu thơ. - Trẻ đọc thơ qua tranh chữ to cùng cô (2 lần) - Cho từng tổ đọc thơ chữ to, cô chỉ tay vào hướng nào thì các bạn ở hướng đó đọc(Đọc đuổi) + Mời nhóm, cá nhân đọc diễn cảm - Cho trẻ chuyển đội hình 3 nhóm để đàm thoại nội dung bài thơ kết hợp cô mở nhạc bài hát " Chim mẹ chim con" *Đàm thoại nội dung bài thơ: - Cô phổ biến cách chơi: Khi cô đọc xong câu hỏi đội nào có tín hiệu lắc trống lắc trước đội đó trả lời. + Bài thơ có tên là gì? +Do ai sáng tác? +Bài thơ nói về ai? +Cô giáo dạy con những gì? +Mẹ là người như thế nào? +Để làm trò ngoan của cô giáo, con ngoan của mẹ các con phải như thế nào? 3Hoạt động 3: - Cho trẻ chuyển đội hình vào ghế ngồi kết hợp đọc bài thơ " Cô và mẹ" - Cho trẻ tô màu chân dung cô giáo, mẹ. - Kết thúc cho trẻ hát bài " Em yêu cô giáo" Cô và mẹ Trẻ trả lời Hai người mẹ hiền Dạ có Trẻ lắng nghe cô đọc thơ Cô và mẹ Trần Quốc Toàn Trẻ chú ý lắng nghe Trẻ đọc thơ cùng cô Trẻ đọc thơ qua tranh chữ to Tổ đọc thơ Nhóm , cá nhân đọc thơ Cô và mẹ Trần Quốc Toàn Trẻ trả lời Trẻ thực hiện Hát cùng cô. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Hoạt động có chủ đích: Quan sát sân trường Trò chơi dân gian: Kéo co Chơi tự do HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Ôn bài thơ " Cô và mẹ" - Bầu bình cờ bé ngoan cuối ngày ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY Nội dung đánh giá Những điểm cần lưu ý 1) Tên cháu nghỉ học : Hồng thắm: cháu ốm 2)Hoạt động chủ đích: - Yêu cầu bài dạy phù hợp với trẻ. - Cháu học sôi nổi, thích tham gia vào các hoạt động. - Một số cháu chưa thuộc thơ:Minh Kiệt,Hoài An. - Thích chơi trò chơi. 3) Hoạt động khác: Thực hiện bình thường theo kế hoạch. 4) Cháu có biểu hiện bất thường: Quỳnh Anh cháu ăn bị ói Dạy cho cháu ngoài giờ Báo cho phụ huynh theo dõi cháu ------------------------------------------------------------------ Thứ 6 ngày 10 tháng 9 năm 2010 Môn: Âm nhạc Đề tài: TRƯỜNG CHÚNG CHÁU LÀ TRƯỜNG MẦM NON - Kết hợp vận động bài “Cháu đi mẫu giáo” - Nghe bài hát “Cô giáo” I. Mục đích yêu cầu - Hát đúng giai điệu bài hát “Trường chúng cháu là trường MN” - Vận động theo nhạc bài “Cháu đi Mẫu giáo" - Thể hiện vui thích khi nghe hát và hoạt động âm nhạc. II. Chuẩn bị : - Đàn - Phách tre, máy casset - Một số đồ chơi III. Các hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Vận động bài “Cháu đi mẫu giáo” Cô đàn qua giai điệu bài hát và cho trẻ đoán tên bài hát Trẻ đoán Cho trẻ lấy phách trẻ vỗ tay theo nhịp bài hát sau đó cô mở nhạc cho trẻ vỗ. Trẻ vỗ phách tre theo nhịp Đến trường MN con học được điều gì? Học được rất nhiều điều hay để bố mẹ và cô giáo vui lòng các con phải làm gì? Ngoan ngoãn Hoạt động 2: Hát bài: Trường chúng cháu là trường mầm non Cô xướng âm và trẻ đoán tên bài hát. Cô đàn cho cả lớp hát Trẻ hát Cô sửa cho những trẻ hát sai. Đàm thoại với trẻ. Cháu đang học trường gì đấy? Trường hoạ mi Đến trường cháu học những gì? Trẻ trả lời Ở trường cô giáo giống như ai? Mẹ Cô đàn cho một số cá nhân hoặc nhóm lên hát bài hát tuyên dương! Cô động viên cháu hát đúng giai điệu - Cô đàn cho cả lớp hát lại bài hát. Cho trẻ đọc thơ " Cô và mẹ" chuyển đội hình Hoạt động 3: Nghe hát bài “Cô giáo” * Cô hát lần 1 Trẻ nghe - Côvừa hát bài gì? Trẻ trả lời - Chuyển đội hình cho trẻ đứng vòng tròn choàn vai nhau. * Cô hát lần 2 Đàm thoại về nội dung bái hát. - Cô giáo ở trường được ví như ai ? Mẹ - Cô giáo yêu các cháu như thế nào? Yêu rất nhiều - Các con biết phụ cô giáo làm những việc gì? Sắp xếp đồ chơi Cho trẻ chơi “phụ cô sắp xếp đồ dùng đồ chơi” trong lớp (Kết hợp đọc bài thơ “Cô dạy”) Kết thúc HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Hoạt động có chủ đích: Quan sát sân trường Trò chơi dân gian: Mèo đuổi chuột Chơi tự do HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Ôn lại bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” * Bầu bình cờ phát phiếu bé ngoan cuối tuần. ---------------------------------------------- ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY Nội dung đánh giá Những điểm cần lưu ý 1) Tên cháu nghỉ học : Kim Tĩnh: cháu ốm 2)Hoạt động chủ đích: - Yêu cầu bài dạy phù hợp với trẻ. - Cháu học sôi nổi, thích tham gia vào các hoạt động. - Một số cháu chưa tập trung:Minh Kiệt,Hoài An,Thức - Thích hát và nghe hát. 3) Hoạt động khác: Thực hiện bình thường theo kế hoạch. 4) Cháu có biểu hiện bất thường: Thảo Ngân cháu ăn hay ói Cô nhắc nhở cháu Báo cho phụ huynh theo dõi cháu ------------------------------------------------------------------ CHỦ ĐỀ NHÁNH: LỚP HỌC CỦA BÉ KẾ HOẠCH TUẦN 4 (Từ ngày :13/9/2010 đến ngày 17/9/2010) THỨ MÔN NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 2 Thể dục Đi bằng gót chân, đi khuỵu gối Tạo hình Nặn đồ chơi tặng bạn 3 Khám phá khoa học Lớp học của bé 4 Toán Phân loại đồ dùng đồ chơi theo 2- 3 dấu hiệu : về hình dạng, màu sắc, kích thước,chất liệu tên gọi. 5 Văn học Chuyện '' Người bạn tốt'' 6 Âm nhạc ''Vui đến trường'' THỂ DỤC SÁNG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Khởi động Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với các kiểu đi chạy khác nhau. Sau đó tập trung 3 hàng dọc khởi động : xoay cổ tay, vai, eo, gối. Trẻ đi vòng tròn Hoạt động 2: Trọng đọng - Hô hấp : Gà gáy Trẻ tập - Tay: “Chèo thuyền”. Hai tay đưa thẳng ra phía trước, phía sau Trẻ tập - Chân: Cỏ thấp, cây cao Trẻ tập - Lườn: Quay người sang trái, phải 900 Trẻ tập - Bật: Bật tiến về trước Trẻ tập Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Đi nhẹ nhàng, hít thở sâu 2 – 3 vòng. Thứ 2 ngày 13 tháng 9 năm 2010 Môn : Thể dục Đề tài: ĐI BẰNG GÓT CHÂN, ĐI KHUỴU GỐI I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết đi bằng gót bàn chân, đi khuỵu gối - Rèn sự dẻp dai, khéo léo của đôi chân - Phát triển các cơ: Chân, và sự định hướng cho trẻ - Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỹ luật, hào hứng tập luyện. II. Chuẩn bị - Sân tập sạch sẽ, thoáng mát đảm bảo an toàn cho trẻ. - Bóng III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: khởi động - Cô tập trung trẻ, Cô và trẻ cùng hát bài “Lớp chúng mình”… Cô hỏi trẻ + Các con hát bài hát gì Lớp chúng mình vậy lớp con học có tên là gì Chồi A À, nghe nói hôm nay trường MN Họa Mi có tổ chức hội khỏe Phù Đổng cho khối lớp chồi. Vậy lớp mình có thích tham gia không? Nào lớp chúng mình cùng đi đến đó để tham gia HKPĐ nhé. - Cô cho trẻ đi thành vòng tròn. Cô đi ngược chiều với trẻ, kết hợp với các kiểu đi - chạy khác nhau. (Cô mở nhạc không lời bài hát “Một đoàn tàu” - Cho trẻ chuyển đội hình thành 3 hàng ngang. - À, để tham gia thật tốt HKPĐ lần này đòi hỏi các con phải có một sức khỏe tốt, bền bỉ. Vậy hàng ngày chúng ta phải tập thể dục thường xuyên nhé. Bây giờ lớp chúng ta bắt

File đính kèm:

  • docgiao an choi.doc