Giáo án Công nghệ 8 - Bài 21 đến 23 - Gv: Huỳnh Hữu Đạt - Trường THCS Thới An Hội

Tuần:10 Ngày soạn:

 Tiết : 19 Ngày dạy:

Bài 21,22. CƯA, DŨA KIM LOẠI.

I. Mục tiêu:

 _Hiểu được ứng dụng của cưa, dũa kim loại.

 _Biết các thao tác cơ bản về cưa, dũa.

 _Nắm được quy tắc an toàn trong quá trình gia công.

II. Chuẩn bị:

 _Bộ dụng cụ gia công: cưa, dũa.

 _Phôi, êtô.

III. Các hoạt động dạy học:

 Kiểm tra bài cũ. (5)

 _Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra? Công dụng của chúng. Nêu cấu tạo của thước cặp.

 _Nêu công dụng của các dụng cụ gia công.

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (3)

 Bài trước chúng ta đã tìm hiểu và biết công dụng các dụng cụ cơ khí, trong các dụng cụ trên, dụng cụ gia công có vai trò quan trọng nhằm tạo cho chi tiết có hình dáng và kích thước xác định. Sử dụng dụng cụ này như thế nào cho đúng kỹ thuật và an toàn? Chúng ta cùng trìm hiểu bài hôm nay.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Bài 21 đến 23 - Gv: Huỳnh Hữu Đạt - Trường THCS Thới An Hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:10 Ngày soạn: Tiết : 19 Ngày dạy: Bài 21,22. CƯA, DŨA KIM LOẠI. I. Mục tiêu: _Hiểu được ứng dụng của cưa, dũa kim loại. _Biết các thao tác cơ bản về cưa, dũa. _Nắm được quy tắc an toàn trong quá trình gia công. II. Chuẩn bị: _Bộ dụng cụ gia công: cưa, dũa. _Phôi, êtô. III. Các hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ. (5’) _Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra? Công dụng của chúng. Nêu cấu tạo của thước cặp. _Nêu công dụng của các dụng cụ gia công. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (3’) Bài trước chúng ta đã tìm hiểu và biết công dụng các dụng cụ cơ khí, trong các dụng cụ trên, dụng cụ gia công có vai trò quan trọng nhằm tạo cho chi tiết có hình dáng và kích thước xác định. Sử dụng dụng cụ này như thế nào cho đúng kỹ thuật và an toàn? Chúng ta cùng trìm hiểu bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN TG HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 2: Tìm hiểu kỹ thuật cắt kim loại bằng cưa tay. I. CẮT KIM LOẠI BẰNG CƯA TAY. 1. Khái niệm: Cắt kim loại bằng cưa tay là một dạng gia công thô, dùng lực tác động làm lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu. 2. Kỹ thuật cưa: a. Chuẩn bị: (Xem SGK). b. Tư thế đứng và thao tác cưa: (Xem SGK). 3. An toàn khi cưa. _Kẹp vật cưa phải đủ chặt. _Lưỡi cưa căng vừa phải. _Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn. _Không thổi hoặc dùng tay gạt mạt cưa. II. DŨA. 1. Khái niệm: Dũa dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên bề mặt nhỏ. 2. Kỹ thuật dũa: a. Chuẩn bị: (Xem SGK). b. Cách cầm dũa và thao tác dũa: (Xem SGK). 3. An toàn khi dũa: _Vật dũa phải được kẹp chặt. _Không dùng dũa bị hỏng hoặc không có cán _Không thổi hoặc dùng tay gạt phoi. * GV cho HS quan sát cưa tay. ? Cưa có công dụng gì. * GV gợi cho HS nêu nhiều loại cưa. ? Giải thích sự khác nhau giữa cưa gỗ và cưa kim loại. →GV giải thích từ gia công “thô” (lượng dư gia công lớn, bề mặt gia công không được nhẵn bóng). →Khi cưa cần cưa đúng kỹ thuật và phải chuẩn bị trước khi cưa. * Gọi HS đọc mục 2a trong SGK. * Sau khi đọc xong, gọi 1 HS lên bảng trình bày thao tác chuẩn bị. * GV quan sát, nhận xét, sửa chữa. GV giải thích cách điều chỉnh độ phẳng, độ căng, độ chùng của lưỡi cưa. * Gọi HS đọc phần thao tác cưa và tư thế đứng. * GV làm thao tác mẫu. * Gọi HS lên bảng thao tác cho cả lớp quan sát. * GV theo dõi, nhận xét. GV: Trong quá trình cưa dễ xảy ra tai nạn nếu ta thao tác không đúng. Do đó sẽ có một số quy định an toàn khi cưa. * Gọi HS đọc các quy định an toàn khi cưa. * GV thao tác mẫu, giải thích các quy định an toàn. 17’ * HS quan sát. HS: Dùng để cắt vật liệu. HS: Nêu sự khác nhau về hình dạng, cấu tạo, vật liệu. * HS đọc SGK. * Cả lớp quan sát HS thao tác mẫu. * HS đọc phần 2b. * HS quan sát GV và hình 21.2 → Một HS lên thao tác mẫu cho cả lớp quan sát. * HS đọc SGK. Hoạt động 3: Tìm hiểu dũa kim loại * GV trình bày các loại dũa cho HS quan sát. ? Tại sao lại có nhiều loại dũa. ? Em hãy nêu tên các loại dũa trên. ? Dũa có công dụng gì. * Gọi HS đọc phần chuẩn bị của kỹ thuật dũa. * GV thực hiện thao tác chuẩn bị (chậm, đúng trình tự) giải thích công việc. * Yêu cầu HS đọc nội dung mục b SGK. * GV thao tác mẫu theo hình vẽ và quy trình. * Gọi HS thao tác mẫu. * GV theo dõi, nhận xét. GV: Cần điều khiển lực của hai tay cho đều và cân bằng. ? Nếu không giữ dũa thăng bằng thì bề mặt dũa sẽ như thế nào. * Yêu cầu HS đọc các quy định an toàn khi dũa. * GV giải thích các quy định. 13’ * HS quan sát. HS: Tùy theo bề mặt gia công, ta chọn loại dũa khác nhau. → HS nêu tên (tròn, dẹt, tam giác). HS: Dùng để tạo độ nhẵn và phẳng bề mặt vật liệu. * HS: Đọc phần chuẩn bị. * HS quan sát GV. * HS đọc SGK, xem hình. * HS quan sát GV thao tác mẫu. →Một HS thao tác mẫu, cả lớp quan sát. HS: Bề mặt sẽ không được phẳng. * HS đọc các quy định an toàn. Hoạt động 4: Tổng kết. (7’) _Yêu cầu HS nhắc lại các công việc chủ yếu khi chuẩn bị cưa và dũa. _Trình bày các kỹ thuật cơ bản khi cưa và dũa. _Nhắc HS chú ý an toàn khi cưa và dũa. _Trong thực tế em đã thấy người ta cưa, dũa kim loại ở đâu? Trong trường hợp nào? _HS về xem trước bài 23 (thực hành), chuẩn bị 1 miếng tol kích thước bằng quyển tập. Tuần: 10 Ngày soạn: Tiết : 20 Ngày dạy: Bài 23. THỰC HÀNH: ĐO VÀ VẠCH DẤU I. Mục tiêu: _Biết sử dụng dụng cụ đo để đo và kiểm tra kích thước. _Sử dụng được thước, mũi vạch, chấm dấu để vạch dấu trên mặt phẳng. II. Chuẩn bị: _Thước cặp, thước lá, mũi vạch, búa, đe. _1 khối hình hộp, 1 khối hình trụ tròn ở giữa có lỗ, 1 miếng tol. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu. (5’) Bước 1: _GV nêu mục tiêu bài, nội dung và trình tự tiến hành. _Chia nhóm thực hành, chỉ định nhóm trưởng và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. _Kiểm tra việc chuẩn bị của các nhóm. _Lưu ý HS về an toàn lao động khi thực hành. Bước 2: Hướng dẫn thực hành. a. Cho HS tìm hiểu về cách sử dụng thước cặp. * GV treo tranh vẽ cho cả lớp quan sát và đối chiếu với thước cặp. * Trước khi sử dụng ta cần kiểm tra trên thước. (GV hướng dẫn các bước kiểm tra) _Đưa thước về điểm 0. _Các mỏ phải song song, không có khe hở. * Hướng dẫn HS cách cầm thước → GV thao tác đo mẫu (đo đường kính ngoài và đường kính trong). * Cách đọc giá trị đo được. + Xem vạch 0 của du xích trùng hoặc ở liền sau vạch thứ bao nhiêu của thước chính thì đó là phần chẵn của thước. + Nhìn tiếp xem vạch nào của du xích trùng với một vạch bất kì trên thước chính, nhân chúng với độ chính xác thì đó là phần lẻ của kích thước. * Yêu cầu HS xem ví dụ SGK. * Sau khi hướng dẫn xong, gọi 1 HS lên thao tác đo thử. 12’ * HS quan sát thước cặp và hình để nhận biết các bộ phận. * HS quan sát thước và kiểm tra các bộ phận. * HS quan sát GV. * HS xem ví dụ SGK. → 1 HS thao tác mẫu, cả lớp quan sát. b. Tìm hiểu vạch dấu trên mặt phẳng. * GV hướng dẫn phần lý thuyết. * Giới thiệu cấu tạo và cách sử dụng dụng cụ. ? Khi vạch dấu cần những dụng cụ gì. GV: Quy trình lấy dấu được thực hiện theo hình 23.4 SGK. * GV thực hiện thao tác vạch dấu mẫu như hình 23.4 SGK. 6’ HS: Cần bàn vạch dấu, mũi vạch và mũi chấm dấu, búa. * HS quan sát GV thao tác mẫu. Hoạt động 2: Tổ chức cho HS thực hành * GV giao dụng cụ và phân công công việc cho các nhóm. + Nhóm 1, 2, 3 đo và vạch dấu theo hướng dẫn của GV. + Nhóm 4, 5, 6 đo kích thước hình hộp. GV: Khi đo được kết quả phải ghi vào báo cáo thực hành. GV: Sau ½ tiết các nhóm đổi dụng cụ thực hành cho nhau. * Trong lúc HS thực hành, GV theo dõi, ổn định lớp, sửa chữa sai sót. * Sau khi thực hành xong, cho HS các nhóm kiểm tra chéo kết quả. 15’ * HS nhận dụng cụ theo nhóm. → HS thực hành theo nhóm. → Ghi kết quả thực hành vào mẫu báo cáo. * HS đổi kết quả để kiểm tra. Hoạt động 3: Tổng kết (7’). _Các nhóm tự nhận xét kết quả thực hành. _GV nhận xét kết quả, tinh thần học tập của học sinh. _HS thu dọn vệ sinh nơi thực hành. _HS về xem trước bài 24, xem một số chi tiết máy trong SGK.

File đính kèm:

  • docBai 2122, 23.doc