I. MỤC TIÊU:
Dạy xong bài này, giáo viên cần làm cho học sinh đạt được.
- Biết được vai trò, vị trí của nghề Điện dân dụng. đối với sản xuất và đời sống.
- Biết được một số thông tin cơ bản về nghề Điện dân dụng.
- Có ý thức tìm hiểu nghề nhằm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, nội dung bài dạy, soạn bài.
- Tranh ảnh, bản mô tả nghề Điện dân dụng.
2. Học sinh:
- Đọc trước SGK, chuẩn bị các bài hát, bài thơ về Điện.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Hoạt động 1: Tổ chức ổn định lớp và giới thiệu bài học.
- Cùng với sự phát triển chung của đất nước trên con đường Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Ngành điện đã trở nên quan trọng trong đời sống. Không những thế Điện cũng đã đi vào thơ ca.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Tổ chức cho các học sinh tìm hiểu về các bài hát, bài thơ về điện. Cùng tập thể lớp hát bài “Em đi giữa biển vàng”.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nghề Điện dân dụng.
46 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3490 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 9 mô đun: Lắp đặt mạng điện trong nhà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 20 tháng 8 năm 2008
Tuần 1- Tiết 1:
Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng.
Mục tiêu:
Dạy xong bài này, giáo viên cần làm cho học sinh đạt được.
- Biết được vai trò, vị trí của nghề Điện dân dụng. đối với sản xuất và đời sống.
- Biết được một số thông tin cơ bản về nghề Điện dân dụng.
- Có ý thức tìm hiểu nghề nhằm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Nghiên cứu tài liệu, nội dung bài dạy, soạn bài.
Tranh ảnh, bản mô tả nghề Điện dân dụng.
Học sinh:
Đọc trước SGK, chuẩn bị các bài hát, bài thơ về Điện.
tiến trình dạy học:
1.Hoạt động 1: Tổ chức ổn định lớp và giới thiệu bài học.
- Cùng với sự phát triển chung của đất nước trên con đường Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Ngành điện đã trở nên quan trọng trong đời sống. Không những thế Điện cũng đã đi vào thơ ca.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Tổ chức cho các học sinh tìm hiểu về các bài hát, bài thơ về điện. Cùng tập thể lớp hát bài “Em đi giữa biển vàng”.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nghề Điện dân dụng.
Vai trò, vị trí của nghề Điện dân dụng trong sản xuất và đời sống:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Điện có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống của chúng ta.
? Em hãy nêu vị trí của nghề Điện dân dụng trong sản xuất và đời sống.
- Giáo viên tổng hợp rút ra kết luận
- học sinh suy nghĩ trả lời theo sự hiểu biết của mình.
- học sinh tìm hiểu trả lời.
Đặc điểm yêu cầu của nghề:
? Em hãy kể tên các thiết bị, dụng cụ, đồ dùng điện theo nhóm các đối tượng lao động của nghề điện
1. Đối tượng lao động của nghề:
- Nguồn địng xoay chiều, 1 chiều.
Thiết bị đo lường điện.
Vật lliệu, dụng cụ.
Thiết bị bảo vệ.
Các loại đồ dùng điện.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm làm việc một, hai nội dung:
Nhóm 1: Nội dung lao động của nghề Điện dân dụng
Nhóm 2: Yêu cầu của nghề đối với người lao động và triển vọng của nghề.
Nhóm 3: Điều kiện làm việc của nghề Điện dân dụng
Nhóm 4: Những nơi đào tạonghề và những nơi hoạt động nghề.
* Giáo viên nhận xét chung. Tổng kết đánh giá các hoạt động của các nhóm.
Nội dung lao động của nghề Điện dân dụng.
Nhóm trưởng báo cáo
Các nhóm khác bổ xung.
Yêu cầu của nghề đối với người lao động.
Điều kiện làm việc của nghề Điện dân dụng.
Nhóm trưởng báo cáo.
Các nhóm khác bổ xung.
Triển vọng của nghề.
Nhóm trưởng báo cáo.
Các nhóm khác bổ xung.
Những nơi đào tạo nghề.
Những nơi hoạt động nghề.
Nhóm trưởng báo cáo.
Các nhóm khác bổ xung.
Hoạt động 3: Tổng kết bài.
Giáo viên tổng kết bài, biểu dương các nhóm, cá nhân tích cực tham gia hoạt động.
giáo viên dặn dò học sinh chuẩn bị cho bài học tiế theo.
Ngày tháng năm .
Tuần 2 - Tiết 2:
Bài 2: vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
Mục tiêu:
Dạy xong bài này giáo viên cần làm cho học sinh đạt được:
Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Nghiên cứu nội dung bài trong sách giáo khoa, SGV, tài liệu tham khảo.
Một số dây dẫn điện và dây cáp điện.
Một số vật liệu cách điện của mạng điện.
Học sinh:
Đọc trước bài mới ở nhà.
Một số vật liệu của mạng điện trong nhà.
Tiến trình dạy học:
Tổ chức ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
?. Em hãy nêu nội dung lao động của nghề Điện dân dụng.
Học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Bài mới: vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu mục tiêu bài học.
Chia nhóm học tập, yêu cầu Học sinh làm việc theo nội dung như hình 2-1, bảng 2-1 SGK.
Giáo viên giải thích rõ giữa lõi và sợi là khác biệt. Tránh nhầm lẫn giữa lõi và sợi.
? Vì sao lớp vỏ cách điện của dây dẫn lại có màu sắc khác nhau.
Em hãy nêu cấu tạo của dây dẫn điện.
Sử dụng dây dẫn điện như thế nào cho hợp lí.
- Giáo viên hướng dẫn Học sinh đọc các kí hiệu dây dẫn điện trên bản vẽ kĩ thuật.
dây dẫn điện:
1. Phân loại:
Học sinh làm việc theo yêu cầu của Giáo viên .
2. Cấu tạo của dây dẫn điện:
- Lõi.
- Vỏ cách điện.
Ngoài ra có thể còn có thêm lớp vỏ bảo vệ.
Sử dụng dây dẫn điện:
- Lựa chọn day dẫn phù hợp với các thông số kĩ thuật của mạng điện theo như thiết kế.
- Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn trong quá trình sử dụng.
? Em hãy nêu cấu tạo của dây cáp điện.
Giáo viên hướng dẫn Học sinh tìm hiểu về cấu tạo và phạm vi sử dụng của dây cáp điện.
Gợi mở để Học sinh quan sát mạng điện thực tế để kết luận về cách sử dụng và phạm vi sử dụng.
Giáo viên tổng hợp kết luận.
? Thế nào là vật liệu cách điện.
- Nêu yêu cầu của vật liệu cách điện.
dây cáp điện:
Cấu tạo:
Lõi.
Vỏ cách điện.
Vỏ bảo vệ.
Sử dụng dây cáp điện:
Học sinh thảo luận theo nhóm về cách sử dụng dây cáp điện – Báo cáo kết quả.
vật liệu cách điện:
Học sinh làm việc theo nhóm, nhắc lại khái niệm ở lớp 8.
Học sinh làm bài tập trong SGK.
IV. Tổng kết và dặn dò:
GV tổng kết bài học, củng cố kiến thức, hướng dẫn làm bài tập trong SGK.
Dặn dò học sinh chuẩn bị bài mới.
Ngày 25 tháng 8 năm2008
Tuần 3 - Tiết 3:
Bài 3: dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện.
I. Mục tiêu:
Dạy xong bài này giáo viên cần làm cho học sinh đạt được:
Biết phân loại, công dụng của một số đồng hồ đo điện.
Biết công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
Nghiên cứu nội dung bài trong sách giáo khoa, SGV, tài liệu tham khảo.
Một số đồng hồ đo điện thông dụng.
Mộtđụngụng cụ cơ khí thông dụng.
Học sinh:
Đọc trước bài mới ở nhà.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Tổ chức ổn định lớp – Giới thiệu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đồng hồ đo điện.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên giới thiệu cách phân loại đồng hồ đo điện mà thông dụng nhất là theo đại lượng đo.
Kể tên một số loại đồng hồ đo điện mà em biết.
?Tại sao trên vỏ máy biến áp thường lắp vôn kế, am pe kế.
Giáo viên chia nhóm, tổ chức cho Học sinh làm việc theo nội dung Bảng 3-2 SGK.
- Giáo viên yêu cầu Học sinh kẻ bảng 3-3 SGK. Giải thích về cấp chính xác, điện áp thử cách điện, phương đặt dụng cụ đo.
Đồng hồ đo điện.
1.Công dụng:
- Dùng để đo đếm các đại lượng điện.
- Kiểm tra tình trạng làm việc của mạng điện, thiết bị điện ..., phán đoán các nguyên nhan hư hỏng, sự cố kĩ thuật.
2.Phân loại đồng hồ đo điện:
Đồng hồ đo điện
Đại lượng đo
Am pe kế A
Vôn kế V
Oát kế W
Ôm kế
Công tơ điện
KW.h
Cường độ dòng điện
Điện áp
Công suất
Điện trở
Điện năng tiêu thụ
3.Một số kí hiệu của đồng hồ đo điện.
- Học sinh kẻ bảng 3-3 vào vở.
- Học sinh làm việc theo nhóm, giải thích các kí hiệu có trên mặt đồng hồ.
Giáo viên chia nhóm, yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm. Tổ chức cho các nhóm kiểm tra đánh giá chéo, nhận xét.
Giáo viên đưa ra một số dụng cụ cơ khí cho Học sinh nhận biết, nêu công dụng.
Giáo viên nêu cách phân loại, từ đó có cơ sở để lựa chọn dụng cụ phù hợp
Học sinh làm việc theo nhóm như yêu cầu của Giáo viên.
Các nhóm kiểm tra chéo, nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
Học sinh quan sát các dụng cụ cơ khí, nêu công dụng của từng loại, phân loại, Tìm hiểu cách sử dụng.
Hoạt động 4: Tổng kết bài học:
Giáo viên hệ thống bài học, củng cố kiến thức.
Giáo viên gọi học sinh đọc phần ghi nhớ. Nhắc Học sinh học thuộc bài.
Hướng dẫn cho Học sinh làm bài tập cuối bài.
Dặn dò Học sinh chuẩn bị đồ dùng cho bài 4.
Ngày 2 tháng 9 năm 2008 .
Tuần 4: Tiết 4:
Bài 4: Sử dụng đồng hồ đo điện.
Mục tiêu:
Dạy song bài này, giáo viên cần làm cho Học sinh đạt được:
Biết chức năng của một số đồng hồ đo điện.
Biết sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng.
Đo được điện trở của một số bóng đèn,....
Làm việc cẩn thận an toàn, khoa học.
Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của Giáo viên :
Nghiên cứu nội dung SGK, SGV, tài liệu...
Đồng hồ vạn năng, điện trở mạch điện.
Kìm, tuốc nơ vít, bút thử điện, dây dẫn ...
2. Chuẩn bị của Học sinh :
Các loại điện trở, dây dẫn, bóng đèn ...
Bảng thực hành đo điện trở.
Đọc trước bài mối ở nhà.
Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Tổ chức ổn định lớp và giới thiệu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đồng hồ đo điện.
Giáo viên chia lớp thành từng nhóm, cử nhóm trưởng. Giao dụng cụ, đồ dùng thực hành.
Yêu cầu các nhóm đọc các kí hiệu có trên mặt đồng hồ MF500 của Trung Quốc, giải thích các kí hiệu có trên mặt đồng hồ.
Giáo viên yêu cầu Học sinh tìm hiểu chức năng các núm điều khiển của đồng hồ.
Giáo viên yêu cầu Học sinh tìm hiểu chức năng của đồng hồ: Khi nào thì dùng để đo Điện áp, khi nào dùng để đo Cường độ dòng điện, khi nào dùng để đo điện trở…
Học sinh ổn định chỗ ngồi, thảo luận, làm việc theo các yêu càu trên.
Trong khi Học sinh làm việc. Giáo viên quan sát chung cả lớp, uốn nắn, nhắc nhở các nhóm cần giúp đỡ.
Cuối buổi các nhóm trưởng báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác nhận xét.
Giáo viên nhận xét chung, đánh giá chung, tổng kết rút kinh nghiệm.
Hoạt động 3: Đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng.
Giáo viên nhắc Học sinh chú ý:
Nguyên tắc chung khi đo điện trở bằng đồng hồ vạnn năng:
Điều chỉnh núm chình 0: Chập mạch hai đầu que đo(nghĩa là điện trở đo bằng 0), nếu kim chưa chỉ về số 0 của thang đo thì phải xoay núm chỉnh 0 để kim chỉ về số 0 của thang đo. Thao tác này được thực hiện cho mỗi lần đo.
Khi đo không được chạm tay vào đầu que đo hoặc phần tử đo vì điện trở người gây sai số.
Khi đo phải bắt đầu từ thang đo bé nhất và tăng dần cho đến khi nhận được kết quả thích hợp.
Giáo viên chia nhóm, cử nhóm trưởng. Yêu cầu nhóm trưởng lên nhận dụng cụ, đồ dùng thực hành về cho nhóm.
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm về dụng cụ, thiết bị và các đồ dùng điện được sử dụng trong quá trình thực hành.
Giáo viên Yêu cầu Học sinh làm việc, viết báo cáo thực hành như trong Bảng 4-2 SGK.
Học sinh làm việc theo yêu cầu của giáo viên.
Trong quá trình Học sinh làm việc, Giáo viên quan sát lớp, uốn nắn kịp thời những sai sót mà Học sinh thường mắc phải.
Hoạt động 4: Tổng kết bài:
Giáo viên thu bản báo cáo thực hành của Học sinh. Yêu cầu Học sinh ổn định lại vị trí.
Giáo viên nhận xét bài thực hành.
Nhắc nhở Học sinh chuẩn bị cho bài mới.
Ngày 7 tháng 9 năm 2008 .
Tuần 5: Tiết 5:
Bài 4: Sử dụng đồng hồ đo điện (Tiếp theo).
Mục tiêu:
Dạy song bài này, giáo viên cần làm cho Học sinh đạt được:
Biết chức năng của một số đồng hồ đo điện.
Biết sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng.
Đo được điện trở của một số bóng đèn,....
Làm việc cẩn thận an toàn, khoa học.
Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của Giáo viên :
Nghiên cứu nội dung SGK, SGV, tài liệu...
Đồng hồ vạn năng, điện trở mạch điện.
Kìm, tuốc nơ vít, bút thử điện, dây dẫn ...
2. Chuẩn bị của Học sinh :
Các loại điện trở, dây dẫn, bóng đèn ...
Bảng thực hành đo điện trở.
Đọc trước bài mối ở nhà.
Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Tổ chức ổn định lớp và giới thiệu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng.
Giáo viên nhắc Học sinh chú ý:
Nguyên tắc chung khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng:
Điều chỉnh núm chình 0: Chập mạch hai đầu que đo (nghĩa là điện trở đo bằng 0), nếu kim chưa chỉ về số 0 của thang đo thì phải xoay núm chỉnh 0 để kim chỉ về số 0 của thang đo. Thao tác này được thực hiện cho mỗi lần đo.
Khi đo không được chạm tay vào đầu que đo hoặc phần tử đo vì điện trở người gây sai số.
Khi đo phải bắt đầu từ thang đo bé nhất và tăng dần cho đến khi nhận được kết quả thích hợp.
Giáo viên chia nhóm, cử nhóm trưởng. Yêu cầu nhóm trưởng lên nhận dụng cụ, đồ dùng thực hành về cho nhóm.
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm về dụng cụ, thiết bị và các đồ dùng điện được sử dụng trong quá trình thực hành.
Giáo viên Yêu cầu Học sinh làm việc, viết báo cáo thực hành như trong Bảng 4-2 SGK.
Học sinh làm việc theo yêu cầu của giáo viên.
Trong quá trình Học sinh làm việc, Giáo viên quan sát lớp, uốn nắn kịp thời những sai sót mà Học sinh thường mắc phải.
Hoạt động 3: Tổng kết bài:
Giáo viên thu bản báo cáo thực hành của Học sinh. Yêu cầu Học sinh ổn định lại vị trí, thu dọn vệ sinh nơi làm việc.
Giáo viên nhận xét bài thực hành.
Nhắc nhở Học sinh chuẩn bị cho bài mới.
Ngày 12 tháng 9 năm 2008 .
Tuần 6: Tiết 6:
Bài 4: Thực hành: Sử dụng đồng hồ đo điện (Tiếp theo).
Mục tiêu:
Dạy song bài này, giáo viên cần làm cho Học sinh đạt được:
Biết chức năng của một số đồng hồ đo điện.
Biết sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng.
Đo được điện trở của một số bóng đèn,....
Làm việc cẩn thận an toàn, khoa học.
Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của Giáo viên :
Nghiên cứu nội dung SGK, SGV, tài liệu...
Đồng hồ vạn năng, điện trở mạch điện.
Kìm, tuốc nơ vít, bút thử điện, dây dẫn ...
2. Chuẩn bị của Học sinh :
Các loại điện trở, dây dẫn, bóng đèn ...
Bảng thực hành đo điện trở.
Đọc trước bài mối ở nhà.
Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Tổ chức ổn định lớp và giới thiệu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng.
Giáo viên nhắc Học sinh chú ý:
Nguyên tắc chung khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng:
Điều chỉnh núm chình 0: Chập mạch hai đầu que đo (nghĩa là điện trở đo bằng 0), nếu kim chưa chỉ về số 0 của thang đo thì phải xoay núm chỉnh 0 để kim chỉ về số 0 của thang đo. Thao tác này được thực hiện cho mỗi lần đo.
Khi đo không được chạm tay vào đầu que đo hoặc phần tử đo vì điện trở người gây sai số.
Khi đo phải bắt đầu từ thang đo bé nhất và tăng dần cho đến khi nhận được kết quả thích hợp.
Giáo viên chia nhóm, cử nhóm trưởng. Yêu cầu nhóm trưởng lên nhận dụng cụ, đồ dùng thực hành về cho nhóm.
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm về dụng cụ, thiết bị và các đồ dùng điện được sử dụng trong quá trình thực hành.
Giáo viên Yêu cầu Học sinh làm việc, viết báo cáo thực hành như trong Bảng 4-2 SGK.
Học sinh làm việc theo yêu cầu của giáo viên.
Trong quá trình Học sinh làm việc, Giáo viên quan sát lớp, uốn nắn kịp thời những sai sót mà Học sinh thường mắc phải.
Hoạt động 3: Tổng kết bài:
Giáo viên thu bản báo cáo thực hành của Học sinh. Yêu cầu Học sinh ổn định lại vị trí, thu dọn vệ sinh nơi làm việc.
Giáo viên nhận xét bài thực hành.
Nhắc nhở Học sinh chuẩn bị cho bài mới.
Ngày 16 tháng 9 năm 2008 .
Tuần 7: Tiết 7:
Bài 5: Nối dây dẫn điện.
Mục tiêu:
Dạy xong bài này Giáo viên cần làm cho Học sinh đạt được:
-Biết được yêu cầu của mối nối dây dẫn điện.
Hiểu được một số phương pháp nối dây dẫn điện.
Nối được một số mối nối dây dẫn điện.
Làm việc đúng qui trình, an toàn, vệ sinh.
Chuẩn bị:
Chuẩn bị của Giáo viên:
Bộ dụng cụ, thiết bị điện.
Một số loại dây dẫn điện.
Các loại vật liệu.
Chuẩn bị của Học sinh:
Một số loại dây dẫn điện.
Kìm, dao nhỏ, tua vít.
Vật liệu.
Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1:
Tổ chức ổn định lớp
Giới thiệu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại mối nối dây dẫn điện.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Trong thực tế, em đã gặp những mối nối dây dẫn điện nào?
? Các mối nối đó được ứng dụng trong trường hợp cụ thể nào?
1. Các loại mối nối:
Mối nối thẳng.
Mối nối phân nhánh.
Mối nối dùng phụ kiện.
Hoạt động 3: Tìm hiểu yêu cầu của mối nối dây dẫn điện.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Một mối nối dây dẫn điện cần phải đạt được những yêu cầu gì?
2. Yêu cầu của mối nối:
Dẫn điện tốt.
Dộ bền cơ học cao.
An toàn điện.
Có tính thẩm mĩ.
Hoạt động 4: Tìm hiểu qui trình chung nối dây dẫn điện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Em hãy nêu trình tự các bước để tiến hành nối dây dẫn điện?
? Vì sao phải làm sạch lõi trước khi tiến hành nối dây dẫn điện?
? Khi nối dây cần chú ý điều gì?
3. Qui trình chung nối dây dẫn điện:
Bước1: Bóc vỏ cách điện.
Bước2: Làm sạch lõi.
Bước3: Nối dây.
Bước4: Kiểm tra mối nối.
Bước5: Hàn mối nối.
Bước6: Cách điện mối nối.
*. Chú ý: Chỉ được phép nối dây khi dây dẫn không có điện.
Hoạt động 5: Tổng kết bài:
Giáo viên hệ thống, củng cố lại bài học.
Nhắc nhở Học sinh về nhà chuẩn bị nguyên vật liệu cho bài thực hành ở tiết tiếp theo.
Ngày 21 tháng 9 năm 2008 .
Tuần 8: Tiết 8:
Bài 5: Thực hành: Nối dây dẫn điện (Tiếp theo).
Mục tiêu:
Dạy xong bài này Giáo viên cần làm cho Học sinh đạt được:
Biết được yêu cầu của mối nối dây dẫn điện.
Hiểu được một số phương pháp nối dây dẫn điện.
Nối được một số mối nối dây dẫn điện.
Làm việc đúng qui trình, an toàn, vệ sinh.
Chuẩn bị:
Chuẩn bị của Giáo viên:
Bộ dụng cụ, thiết bị điện.
Một số loại dây dẫn điện.
Các loại vật liệu.
Chuẩn bị của Học sinh:
Một số loại dây dẫn điện.
Kìm, dao nhỏ, tua vít.
Vật liệu.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1:
Tổ chức ổn định lớp
Giới thiệu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Thực hành Nối dây dẫn điện.
Giáo viên chia nhóm, cử nhóm trưởng. Nêu yêu cầu, nội qui thực hành.
Giáo viên gọi một Học sinh lên nhắc lại qui trình chung nối dây dẫn điện.
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát, hướng dẫn cụ thể từng bước. Trong khi giáo viên làm mẫu, giáo viên nhắc nhở học sinh những sai phạm có thể mắc phải. Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đến bước 3.
Trong khi học sinh làm việc giáo viên quan sát, giúp đỡ các nhóm, uốn nắn, sửa sai cho học sinh.
Hoạt động 3: Rút kinh nghiệm.
Giáo viên yêu cầu học sinh ngừng làm việc. Thu mẫu vật của học sinh.
Giáo viên nhận xét về mẫu vật của học sinh. Hướng dẫn học sinh tự đánh giá theo các tiêu chí: + Kĩ thuật.
+ Qui trình.
+ Mĩ thuật.
+ Thời gian.
+ ý thức kỷ luật.
Giáo viên yêu cầu học sinh thu dọn vệ sinh nơi làm việc.
Hoạt động 4: Tổng kết bài.
Giáo viên nhận xét chung cả lớp về kết quả thực hành, về ý thức làm việc, chấp hành nội qui, nhận xét về sự chuẩn bị của học sinh.
Giáo viên nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho tiết học sau tiếp tục thực hành từ bước 4 đến bước 5 của qui trình chung nối dây dẫn điện.
Ngày 23 tháng 9 năm 2008 .
Tuần 9: Tiết 9:
Bài 5: Thực hành: Nối dây dẫn điện (Tiếp theo).
Mục tiêu:
Dạy xong bài này Giáo viên cần làm cho Học sinh đạt được:
Biết được yêu cầu của mối nối dây dẫn điện.
Hiểu được một số phương pháp nối dây dẫn điện.
Nối được một số mối nối dây dẫn điện.
Làm việc đúng qui trình, an toàn, vệ sinh.
Chuẩn bị:
Chuẩn bị của Giáo viên:
Bộ dụng cụ, thiết bị điện.
Một số loại dây dẫn điện.
Các loại vật liệu.
Chuẩn bị của Học sinh:
Một số loại dây dẫn điện.
Kìm, dao nhỏ, tua vít.
Vật liệu.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1:
Tổ chức ổn định lớp
Giới thiệu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Thực hành Nối dây dẫn điện.
Giáo viên chia nhóm, cử nhóm trưởng. Nêu yêu cầu, nội qui thực hành.
Giáo viên gọi một Học sinh lên nhắc lại qui trình chung nối dây dẫn điện.
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát, hướng dẫn cụ thể từng bước. Trong khi giáo viên làm mẫu, giáo viên nhắc nhở học sinh những sai phạm có thể mắc phải. Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm từ bước 4 đến bước 6 của qui trình chung nối dây dẫn điện.
Trong khi học sinh làm việc giáo viên quan sát, giúp đỡ các nhóm, uốn nắn, sửa sai cho học sinh.
Giáo viên nhắc nhở học sinh chú ý khi sử dụng mỏ hàn để thực hiện mối hàn ở bước thứ 5 của qui trình chung nối dây dẫn điện.
Hoạt động 3: Rút kinh nghiệm.
Giáo viên yêu cầu học sinh ngừng làm việc. Thu mẫu vật của học sinh.
Giáo viên nhận xét về mẫu vật của học sinh. Hướng dẫn học sinh tự đánh giá theo các tiêu chí:
+ Kĩ thuật.
+ Qui trình.
+ Mĩ thuật.
+ Thời gian.
+ ý thức kỷ luật.
Giáo viên yêu cầu học sinh thu dọn vệ sinh nơi làm việc.
Hoạt động 4: Tổng kết bài.
Giáo viên nhận xét chung cả lớp về kết quả thực hành, về ý thức làm việc, chấp hành nội qui, nhận xét về sự chuẩn bị của học sinh.
Giáo viên nhắc nhở học sinh chuẩn bị ôn bài để tiết sau kiểm tra.
Ngày 29 tháng 9 năm 2008 .
Tuần 10: Tiết 10:
Kiểm tra 1 tiết
Câu 1: (1 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu mà em cho là đúng.
Dụng cụ dùng để đo đường kính dây dẫn và độ sâu lỗ là:
A.Thước dây B.Thước dài. C.Thước góc. D.Pan me. E. Thước cặp
2.Quy trình chung nối dây dẫn điện là:
A. Bóc vỏ cách điện - Làm sạch lõi - Nối dây - Kiểm tra mối nối - Hàn mối nối Cách điện mối nối.
Bóc vỏ cách điện - Làm sạch lõi - Nối dây- Hàn mối nối - Cách điện mối nối - Kiểm tra mối nối.
Bóc vỏ cách điện - Nối dây - Làm sạch lõi - Hàn mối nối - Cách điện mối nối - Kiểm tra mối nối.
Bóc vỏ cách điện - Làm sạch lõi - Nối dây- Cách điện mối nối - Hàn mối nối - Kiểm tra mối nối.
Câu 2: (3 điểm).Em hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống(...) trong các câu sau để được câu trả lời đúng.
A. Ôm kế dùng để đo............................................................................................................
Oát kế dùng để đo...................................................................................của mạch điện.
Am pe kế dùng để đo....................................................,được mắc ...............................với mạch điện cần đo.
Vôn kế dùng để đo.......................................................,được mắc ................................với mạch điện cần đo.
Câu 3: (4 điểm) Em hãy hoàn thành bảng sau:
Tên gọi
Kí hiệu
Đại lượng đo
Cách mắc
Vôn kế
Am pe kế
Oát kế
Công tơ điện
Ôm kế
Câu 4: (2 điểm) Em hãy nêu yêu cầu của mối nối dây dẫn điện:
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
Ngày 2 tháng 10 năm 2008 .
Tuần 11: Tiết 11:
Bài 6: lắp mạch điện bảng điện.
Mục tiêu:
Dạy xong bài này Giáo viên cần làm cho Học sinh đạt được:
Hiểu được qui trình chung lắp đặt mạch điện bảng điện.
Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện.
Lắp đặt được mạch điện bảng điện gồm 2 cầu chì, 1 công tắc hai cực điều khiển 1 bóng đèn, 1 ổ lấy điện đúng qui trình và yêucầu kĩ thuật.
Làm việc nghiêm túc, khoa học và đảm bảo an toàn điện.
Chuẩn bị:
Chuẩn bị của Giáo viên:
Bộ dụng cụ, thiết bị điện.
Các loại vật liệu.
Bảng điện mẫu.
Chuẩn bị của Học sinh:
Kìm, dao nhỏ, tua vít.
Bảng điện, công tắc hai cực, bóng đèn, ổ điện, băng cách điện…
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: ổn định lớp vàgiới thiệu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và trình tự thực hành.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn Học sinh quan sát mạng điện lớp học.
- Trên bảng điện gồm có những thiết bị điện gì? Chức năng của chúng?
- Bảng điện trong lớp học là bảng điện chính hay bảng điện nhánh?
- Trên bảng điện ở nhà em có những thiết bị điện gì? Em hãy mô tả lại.
- Học sinh quan sát theo sự hướng dẫn của Giáo viên.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh khác nhận xét.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nhớ lại và trả lời.
Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giáo viên hướng dẫn Học sinh vẽ sơ đồ nguyên lý 1 bảng điện gồm 2 cầu chì, 1 ổ điện, 1 công tắc 2 cực điều khiển 1 đèn theo qui trình:
Nguồn TB bảo vệ TB điều khiển TB tiêu thụ
Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ lắp đặt theo sơ đồ nguyên lý.
Nhắc Học sinh trước khi vẽ cần xác định một số yếu tố.
Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ lắp đặt theo qui trình.
+ Xác định đường dây nguồn.
+ Xác định vị trí lắp bảng điện, TB tiêu thụ điện.
+ Xác định vị trí các TBĐ trên BĐ.
+ Vẽ đường dây theo sơ đồ nguyên lý.
Vẽ sơ đồ nguyên lý
A
O
A
O
- Vẽ sơ đồ
lắp đặt:
Hoạt động 4: Tìm hiểu qui trình lắp đặt mạch điện bảng điện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV nêu qui trình và giải thích kĩ từng công đoạn.
Hướng dẫn cụ thể tỉ mỉ từng bước.
+ Bước 1: Vạch dấu.
+ Bước 2: Khoan lỗ BĐ.
+ Bước 3: Nối dây TBĐ của BĐ.
+ Bước 4: Lắp TBĐ vào BĐ.
+ Bước 5: Kiểm tra.
( Dọn dẹp, vệ sinh nơi làm việc).
Hoạt động 5: Tổng kết bài.
File đính kèm:
- congnghe 9 hoan hao.doc