Giáo án Công nghệ Khối 7 - Phần 2: Lâm nghiệp - Trường THCS Long Phú

I.Mục tiêu bài học:

-Biết cách kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm.

-Biết được thời vụ và qui trình gieo hạt cây rừng.

-Hiểu được các công việc chăm sóc chủ yếu ở vườn gieo ươm cây rừng.

-Có ý thức tiết kiệm hạt giống, làm việc cẩn thận đúng qui trình.

II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học:

-GV:SGK, giáo án, phóng to hình 37, 38 SGK, tranh ảnh về chăm sóc vườn ươm cây rừng

-HS:SGK, vỡ chép bài.

III.Tiến trình tổ chức dạy và học:

-Ổn định lớp:

-Kiểm tra bài cũ:

Nơi đặt vườn gieo ươm cây rừng cần đạt các yêu cầu gì?

Làm đất gieo ươm cây rừng được thực hiện như thế nào?

-Giới thiệu bài mới:

Gieo hạt là khâu kĩ thuật rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ nảy mầm của hạt giống, tới tỉ lệ sống và phát triển của cây con. Sau khi học xong bài này chúng ta sẽ nắm được những nội dung cơ bản sau: Kích thíc hạt giống cây rừng nảy mầm, qui trình gieo hạt, chăm sóc vườn gieo ươm.

 

doc22 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Khối 7 - Phần 2: Lâm nghiệp - Trường THCS Long Phú, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:. . ./. . ./. . . . . . Tuần: 13 Tiết: 26 Ẹ A B C D E 1 2 3 3 5 GIÁO ÁN SỐ 23 -----------—&– ----------- Phần II: LÂM NGHIỆP Chương I: KĨ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRỒNG §22 VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG RỪNG ---------š&› --------- I.Mục tiêu bài học: -Hiểu được vai trò to lớn của rừng đối với đời sống của toàn xã hội. -Biết được nhiệm vụ của trồng rừng. -Có ý thức bảo vệ rừng và tích cực trồng cây gây rừng. II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học: -GV:SGK, giáo án, sưu tầm các tranh ảnh về tác dụng của rừng. -HS:SGK, vỡ chép bài. III.Tiến trình tổ chức dạy và học: -Ổn định lớp: -Kiểm tra bài cũ: sThế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ? -Giới thiệu bài mới: Phá rừng là nguyên nhân cơ bản nhất gây ra nhiều tác hại nghiên trọng cho Trái đất như: Ô nhiểm môi trường, đất đai bị xói mòn, khô hạn, bão lụt, nước biển ngày một dâng cao, nhiệt độ Trái đất tăng dần, nhiều loài thực vật và động vật khác bị tiêu diệt, Do đó loài người phải có nhận thức đúng đắn về vai trò tác dụng của rừng trong cuộc sống và sản xuất, tích cực bảo vệ rừng, phủ xanh Trái đất. GV giải thích cho HS nắm vững mục tiêu của bài học. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1:Trực quan- thảo luận để tìm hiểu vai trò của rừng và trồng rừng: sChia HS thành 3 nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: Quan sát tranh vẽ cho biết vai trò của rừng và trồng rừng. sGọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác chuẩn bị nhận xét bổ sung? ØGV nhận xét và rút ra kết luận như cột nội dung. Đồng thời nhấn mạnh: Rừng là tài nguyên quí giá của đất nước, là một bộ phận quan trọng của môi trường sống, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của xã hội. -Hấp thụ các chất độc hại (CO2), bụi và thảy ôxi và môi trường không khí. -Nước mưa thấm vào đất tốt hơn, đồng thời chắn gió, cát, chống xói mòn, lũ lụt, hạ nhiệt độ môi trường -Cung cấp lâm sản để xuất khẩu. -Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất mộc: bàn, ghế, tủ, nhà, -Phát triển du lịch -Làm vườn quốc gia để nghiên cứu sinh. I.Vai trò của rừng và trồng rừng: -Làm sạch môi trường không khí. -Phòng hộ. -Cung cấp nguyên liệu để sản xuất và xuất khẩu. -Nghiên cứu khoa học và sinh hoạt văn hoá. Hoạt động 2: Thảo luận- Vấn đáp để tìm hiểu nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta: ØChia HS thành 3 nhóm thảo luận trả lời theo phiếu học tập: 1.Quan sát biểu đồ hình 35, em hãy nhận xét về tình hình diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ của rừng, diện tích đồi trọc như thế nào? 2.Rừng bị phá hoại, suy giảm là do các nguyên nhân nào? 3.Em hãy nêu các tác hại của việc phá rừng? sGọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác chuẩn bị nhận xét bổ sung? ØGV nhận xét và nhấn mạnh: Hiện nay rừng ở nước ta đã bị tàn phá nghiêm trọng gây ra nhiều tác hại cho con người, vì thế nhiệm vụ của việc trồng rừng đặt ra là hết sức cấp bách. sEm hãy nhắc lại trồng rừng có vai trò như thế nào? sỨng với từng vai trò thì nhiệm vụ của trồng rừng được đặc ra như thế nào? sTrước tình hình rừng bị tàn phá nghiêm trọng thì nhiệm vụ của trồng rừng được đặt ra như thế nào? sỞ địa phương em, nhiệm vụ trồng rừng nào là chủ yếu? 1.Diện tích rừng tự nhiên và độ che phủ bị giảm súc do rừng bị phá hoại trầm trọng. 2.Rừng bị phá hoại, suy giảm trầm trọng là do khai thá lâm sản tự do, bừa bãi, khai thác kiệt nhưng không trồng rừng thay thế, đốt rừng làm nương rẫy và lấy củi, phá rừng khai hoang và chăn nuôi. 3.Tác hại của việc phá rừng là: Các khí độc hại trong không khí tăng, mưa, bão, lũ lụt bất thường, nhiệt độ môi trường tăng, FNhư mục 1 F-Trồng rừng phòng hộ -Trồng rừng sản xuất. -Trồng rừng đặc dụng. FToàn dân phải tích cực trồng cây gây rừng. FỞ địa phương em, việc trồng cây ăn quả cũng góp phần trồng cây gây rừng, vì điều kiện đất đai tốt nên trồng cây ăn quả vừa đáp ứng được nhiệm vụ trồng rừng vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. II.Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta: 1.Tình hình rừng ở nước ta: Rừng đã bị tàn phá nghiêm trọng. 2.Nhiệm vụ trồng rừng: Toàn dân phải tham gia trồng cây gây rừng, phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp. -Kết luận bài: ØCho HS đọc ghi nhớ. ØCho HS trả lời các câu hỏi SGK: sEm hãy cho biết rừng có vai trò gì trong đời sống và sản xuất của xã hội? sEm hãy cho biết nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta trong thời gian tới là gì? ØCho học sinh đọc mục có thể em chưa biết sách giáo khoa. ØGiáo viên nhận xét tiết học về tinh thần, thái độ và kết quả học tập theo mục tiêu của bài và rút kinh nghiệm cho tiết học sau. -Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và đọc trước bài 23:”Làm đất gieo ươm cây rừng” Ngày soạn:. . ./. . ./. . . . . . Tuần: 14 Tiết: 27 Ẹ A B C D E 1 2 3 3 5 GIÁO ÁN SỐ 24 -----------—&– ----------- § 23 LÀM ĐẤT GIEO ƯƠM CÂY RỪNG ---------š&› --------- I.Mục tiêu bài học: -Hiểu được các điều kiện khi lập vườn gieo ươm. -Hiểu được các công việc cơ bản trong qui trình làm đất hoang (dọn và làm cho đất tơi xốp). -Hiểu được cách tạo nền đất để gieo ươm cây. II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học: -GV:SGK, giáo án, phóng to sơ đồ 5 và hình 36 SGK, một bầu đất có kích thước qui định. -HS:SGK, vỡ chép bài. III.Tiến trình tổ chức dạy và học: -Ổn định lớp: -Kiểm tra bài cũ: sEm hãy nêu vai trò của rừng và trồng rừng ở nước ta? -Giới thiệu bài mới: Đất lâm nghiệp thường có đặc điểm khô cứng, nhiều cây cỏ hoang dại, chua và nhiều ổ sâu, bệnh Do đó việc làm đất và gieo ươm là khâu kĩ thuật quan trọng trong khâu tạo ra giống, làm đất gieo ươm bao gồm việc chọn đất, xử lý cây hoang dại, cày bừa làm nhỏ đất, khử chua và diệt ổ sâu, bệnh, tạo nền đất gieo ươm. TG TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Vấn đáp để tìm hiểu về kĩ thuật lập vườn gieo ươm cây rừng: sVườn ươm đặt ở khu vực đất sét có được không? Tại sao? sĐộ pH trong vườn ươm quá cao hoặc quá thấp có được không? Vì sao? sVì sao mặt đất vườn gieo ươm cần phải bằng phẳng? sVì sao vườn gieo ươm phải đặt gần nguồn nước và nơi trồng rừng? sVườn gieo ươm gồm có các khu vực nào? ØGiáo viên giới htiệu cho học sinh hiểu vì sao cần phải bố trí các khu vực như vậy. sPhân chia đất để lập vườn gieo ươm cần chú ý điều gì? FKhông, vì đất sét chặt, bí, dễ bị ngập úng sau khi mưa, rể cây con khó phát triển. FKhông, vì cây con chậm phát triển hoặc bị chết sau khi gieo do rể không phát triển. FNếu không bằng phẳng thì sẽ khó chăm sóc và sẽ bị ngập úng. FĐể dễ chăm sóc và giảm nhân công lao động. FGồm khu gieo hạt, khu cấy cây, khu đất dự trữ và kho chứa vật liệu, dụng cụ FHọc sinh trả lời như cột nội dung. I.Làm vươn gieo ươm cây rừng: 1.Điều kiện lập vườn gieo ươm: -Đất cát pha, đất thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh hại. -Mặt đất phải bằng phẳng, độ pH từ 6 đến 7. -Gần nguồn nước và nơi trồng rừng. 2.Phân chia đất trong vườn gieo ươm: -Đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại và sản xuất. -Làm rào bảo vệ cho các khu vực gieo ươm. Hoạt động 2:Vấn đáp để tìm hiểu kĩ thuật làm đất gieo ươm cây rừng: sEm hãy nhắc lại qui trình làm đất ở phần trồng trọt? ØĐất lâm nghiệp chủ yếu là đồi núi trọc hay đất hoang có nhiều cây hoang dại mọc rậm, nhiều ổ sâu bệnh, khác với loại đất trồng trọt thông thường. sVậy cách làm đất làm đất lâm nghiệp như thế nào? sCó mấy cách tạo nền đất gieo ươm cây rừng? sLên luống được thực hiện như thế nào? sBầu đất được thực hiện như thế nào? FĐất cứngÞ cày, bừaÞ đập nhỏ, sang phẳng đấtÞ làm cho đất tơi xốp. FĐất hoang hay đã qua sử dụngÞ phát dọn cây hoang dạiÞ cày sâu, bừa kĩ, khử chua, diệt sâu bệnhÞ đập và san phẳng đấtÞ đất tơi xốp. FCó 2 cách: tạo luống đất hay bầu đất. F-Lên luống có kích thước: 1mx10m. -Bón phân lót: phân chuồng và phân lân -Hướng luống theo hướng Bắc- Nam F-Vỏ bầu hình ống, hở 2 đầu làm bằng ni lông sẫm màu. -Ruột bầu gồm lớp đất mặt xốp (80%), phân chuồng (10%) và phân lân (1-2%). II.Làm đất gieo ươm cây rừng: 1. Dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp: Đất hoang hay đã qua sử dụng cần phải: Dọn sạch cây cỏ hoang dại, cày bừa, khử chua, diệt sâu bệnh, đập đất và sang phẳng mặt đất. 2.Tạo nền đất gieo ươm cây rừng: Có 2 cách tạo nền đất gieo ươm là: luống đất hay bầu đất. -Kết luận bài: ØCho HS đọc ghi nhớ. ØCho HS trả lời các câu hỏi SGK: sNơi đặt vườn gieo ươm cây rừng cần đạt các yêu cầu gì? sTừ đất hoang để có được đất gieo ươm cần phải làm những công việc gì? ØGiáo viên nhận xét tiết học về tinh thần, thái độ và kết quả học tập theo mục tiêu của bài và rút kinh nghiệm cho tiết học sau. -Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và đọc trước bài:”Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng” Ngày soạn:. . ./. . ./. . . . . . Tuần: 14 Tiết: 28 Ẹ A B C D E 1 2 3 3 5 GIÁO ÁN SỐ 25 -----------—&– ----------- § 25 GIEO HẠT VÀ CHĂM SÓC VƯỜN GIEO ƯƠM CÂY RỪNG ---------š&› --------- I.Mục tiêu bài học: -Biết cách kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm. -Biết được thời vụ và qui trình gieo hạt cây rừng. -Hiểu được các công việc chăm sóc chủ yếu ở vườn gieo ươm cây rừng. -Có ý thức tiết kiệm hạt giống, làm việc cẩn thận đúng qui trình. II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học: -GV:SGK, giáo án, phóng to hình 37, 38 SGK, tranh ảnh về chăm sóc vườn ươm cây rừng -HS:SGK, vỡ chép bài. III.Tiến trình tổ chức dạy và học: -Ổn định lớp: -Kiểm tra bài cũ: sNơi đặt vườn gieo ươm cây rừng cần đạt các yêu cầu gì? sLàm đất gieo ươm cây rừng được thực hiện như thế nào? -Giới thiệu bài mới: Gieo hạt là khâu kĩ thuật rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ nảy mầm của hạt giống, tới tỉ lệ sống và phát triển của cây con. Sau khi học xong bài này chúng ta sẽ nắm được những nội dung cơ bản sau: Kích thíc hạt giống cây rừng nảy mầm, qui trình gieo hạt, chăm sóc vườn gieo ươm. TG TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1:Vấn đáp để tìm hiểu cách kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm: sCó mấy cách kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm? Kể ra? sKích thích hạt giống nhằm mục đích gì? ØGiáo viên nhận xét và giới thiệu các cách kích thích hạt giống cây rừng. F Có 3 cách: Đốt hạt, tác động bằng lực, xử lí hạt bằng nước ấm. FLàm mềm lớp vỏ dày và cứng để dễ thấm nước và mầm dễ chui qua vỏ hạt, kích thích mầm phát triển nhanh và đều, diệt trừ mầm móng sâu bệnh I.Kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm: -Có 3 cách: +Đốt hạt. +Tác động bằng lực +Xử lí bằng nước ấm. -Xử lí hạt giống nhằm làm mềm lớp vỏ dày và cứng để dễ thấm nước và mầm dễ chui qua vỏ hạt, kích thích mầm phát triển nhanh và đều, diệt trừ mầm móng sâu bệnh. Hoạt động 2:Vấn đáp để tìm hiểu kĩ thuật gieo hạt: sGieo hạt vào tháng nắng nóng, mưa to có tốt không? Tại sao? sTại sao ít khi gieo hạt vào tháng giá lạnh? sVậy thời vụ gieo hạt đối với từng vùng như thế nào? ØNếu chúng ta gieo hạt đúng thời vụ có tầm quan trọng quyết định đến số lượng cây mầm thu được sGieo hạt được thực hiện theo qui trình nào? sVì sao cần lấp đất che hạt lại? sBảo vệ luống gieo nhằm mục đích gì? FKhông, vì có nhiều hạt chết do khô héo, hạt bị rửa trôi, tốn công che nắng, che mưa, tốn công làm cỏ, xới đất. FHạt sẽ nảy mầm yếu, sinh trưởng và phát triển tốt. -Miền Bắc: từ 11- 2. -Miền Trung: từ 1- 2. -Miền Nam: từ 2-3. FTrả lời như cột nội dung. FNhằm chóng nắng, nóng, chống rửa trôi, chống chim ăn, giữ ẩm. FNhằm phòng trừ sâu bệnh, chống chuột và côn trùng ăn hại cây mầm. II.Gieo hạt: 1.Thời vụ gieo hạt: -Miền Bắc: từ 11- 2. -Miền Trung: từ 1- 2. -Miền Nam: từ 2-3. 2.Qui trình gieo hạt: Gieo hạtÞ lấp đấtÞ che phủÞ tưới nước Þ phun thuốc trừ sâu bệnh hạiÞ bảo vệ luống gieo Hoạt động 3: Thảo luận để tìm hiểu kĩ thuật chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng: ØChia HS thành 3 nhóm thảo luận trả lời theo phiếu học tập: 1.Em hãy nêu các công việc chăm sóc vườn gieo ươm, mục đích của các công việc đó là gì? 2.Khi hạt đã nứt nanh đem gieo nhưng tỉ lệ nảy mầm thấp, em hãy cho biết do những nguyên nhân nào? sGọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác chuẩn bị nhận xét bổ sung? 1.-Che nắng, mưa để chống héo và ngập úng. -Tưới nước, bón phân, làm cỏ, xới đất nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển. -Phun thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh -Tỉa cây để điều chỉnh mật đo thích hợp để cây có đủ không gian sinh trưởng và phát triển. 2.Có thể do khô hạn, ngập úng hoặc côn trùng phá hoại hoặc chăm sóc chưa đạt yêu cầu. III.Chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng: Các công việc chăm sóc gồm: Che mưa, nắng, tưới nước, bón phân, làm cỏ, xới đất, phòng trừ sâu bệnh và tỉa cây để điều chỉnh mật độ. -Kết luận bài: ØCho HS đọc ghi nhớ. ØCho HS trả lời các câu hỏi SGK? ØGọi học sinh đọc mục có thể em chưa biết. ØGiáo viên nhận xét tiết học về tinh thần, thái độ và kết quả học tập theo mục tiêu của bài và rút kinh nghiệm cho tiết học sau. -Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và đọc trước bài 25, chuẩn bị hạt giống, cây giống, phân bón, dụng cụ, vật liệu che phủ, Ngày soạn:. . ./. . ./. . . . . . Tuần: 15 Tiết: 29,30 Ẹ A B C D E 1 2 3 3 5 GIÁO ÁN SỐ 26 -----------—&– ----------- § 25 TH: GIEO HẠT VÀ CẤY CÂY VÀO BẦU ĐẤT ---------š&› --------- I.Mục tiêu bài học: -Làm được các thao tác kĩ thuật gieo hạt và cấy cây vào bầu đất. -Rèn luyện ý thức cẩn thận, chính xác và lòng hăng say lao động. II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học: -GV:SGK, giáo án, hạt giống, túi bầu, tranh vẽ về qui trình gieo hạt và cấy cây, dao để cấy cây. HS :SGK, đất, phân, hạt giống đã xử lí, túi bầu bằng ni lon, dao, dụng cụ tưới, vật liệu che phủ, III.Tiến trình tổ chức dạy và học: -Ổn định lớp: -Kiểm tra bài cũ: sEm hãy nêu những công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng? -Giới thiệu bài mới: -Sau khi học xong bài này các em phải làm được các thao tác kĩ thuật theo qui trình gieo hạt và cấy cây vào bầu đất. -Nhắc nhở học sinh khi tiếp xúc với đất và phân bón, an toàn lao động khi dùng cuốc xẻng, - TG TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1:Tổ chức thực hành: ØKiểm tra sự chuẩn bị của học sinh như: túi bầu, hạt giống, đất, phân chuồng ủ hoai, phân hoá học, các dụng cụ thực hành, ØChia nhóm và phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm: từng học sinh phải làm tất cả các bước gieo hạt và cấy cây vào bầu đất. FHọc sinh theo dỏi và làm theo sự phân công của giáo viên. Hoạt động 2:Hướng dẫn qui trình thực hành và thao tác mẫu cho học sinh quan sát: 1.Gieo hạt vào bầu đất: -Bước 1: Trộn đất (đất mặt 88%, phân hữu cơ 10%, phân lân 2%) -Bước 2:Cho đất trộn vào bầu (cách miệng 2 cm), chú ý khi đóng bầu đất cần lưu ý không vọng quá mạnh làm dẻ bầu đất; sắp xếp vào luống. -Bước 3:Gieo hạt (2-3 hạt) và lắp đất. -Bước 4:Che phủ, tưới nước và bảo vệ luống. 2.Cấy cây con vào bầu đất: -Bước 1 và 2: giống qui trình gieo hạt. -Bước 3: Dùng dao cấy cây vào bầu đất. -Bước 4:Che phủ luống cây cấy bằng giàn che, bằng lá cây tươi cắm trên luống, sau đó tưới nước. Học sinh theo dỏi và ghi chép. Qui trình thực hành: 1.Gieo hạt vào bầu đất: -Bước 1: Trộn đất (đất mặt 88%, phân hữu cơ 10%, phân lân 2%) -Bước 2:Cho đất trộn vào bầu (cách miệng 2 cm), sắp xếp vào luống. -Bước 3:Gieo hạt (2-3 hạt) và lắp đất. -Bước 4:Che phủ, tưới nước và bảo vệ luống. 2.Cấy cây con vào bầu đất: -Bước 1 và 2: giống qui trình gieo hạt. -Bước 3: Dùng dao cấy cây vào bầu đất. -Bước 4:Che phủ luống cây cấy bằng giàn che, bằng lá cây tươi cắm trên luống, sau đó tưới nước. Hoạt động 3:Cho học sinh thực hiện theo qui trình: ØCho học sinh thao tác gieo hạt và cấy cây vào bầu đất. ØGV theo dỏi học sinh thao tác, hướng dẫn học sinh làm đồng thời sửa chữa uốn nắn những sai sót của học sinh thực hiện không đúng theo qui trình. ØCác bầu đất đã được gieo hạt phải đặt trên luống đất hoặc tập trung thành hàng chổ đất bằng để dễ bảo vệ và chăm sóc. Học sinh thực hiên theo sự hướng dẫn của giáo viên. -Kết luận bài: ØCho học sinh ngừng thực hành ngay lập tức, thu dọn và làm sạch dụng cụ, vệ sinh nơi thực hành. ØGiáo viên nhận xét tiết thực hành về tinh thần, thái độ, thao tác và kết quả thực hành theo mục tiêu của bài và rút kinh nghiệm cho tiết thực hành sau. Đồng thời nhận xét và cho điểm một số nhóm điển hình. -Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và đọc trước bài:”” Ngày soạn:. . ./. . ./. . . . . . Tuần: 16 Tiết:.31 Ẹ A B C D E 1 2 3 3 5 GIÁO ÁN SỐ 27 -----------—&– ----------- § 26 TRỒNG CÂY RỪNG ---------š&› --------- I.Mục tiêu bài học: -Biết được thời vụ trồng rừng, cách đào hố trồng cây rừng. -Biết cách trồng cây gây rừng bằng cây con. -Rèn luyện ý thức lao động đúng kĩ thuật, cẩn thận, an toàn lao động khi trồng cây. II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học: -GV:SGK, giáo án, phóng to hình 41, 42 SGK -HS:SGK, vỡ chép bài. III.Tiến trình tổ chức dạy và học: -Ổn định lớp: -Kiểm tra bài cũ: sEm hãy nêu trình tự thực hành cấy cây con vào bầu đất? -Giới thiệu bài mới: Nhiều nơi, tỉ lệ sống sau khi trồng rất thấp. Cây chết do nhiều nguyên nhân, nhưng các sai phạm trong kĩ thuật trồng rừng là một trong những nguyên nhân cơ bản. TG TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1:Vấn đáp để tìm hiểu thời vụ trồng rừng: ØGọi học sinh đọc thông tin SGK. sỞ miền Bắc có thể trồng rừng vào mùa hè hoặc mùa đông có được không? sVậy thời vụ trồng rừng vào lúc nào là thích hợp? FKhông, vì mùa hè quá nóng, cây mất nhiều nước, trong khi đó cây mới trồng, rễ lại chưa hút được nhiều nước, đất trồng rừng lại khô cằn, do đó cây sinh trưởng kém hay còi cọc. Còn mùa đông thì quá giá lạnh, sương muối, khô hanh, cây cũng mất nhiều nước và chết héo khô. FTrả lời như cột nội dung. I.Thời vụ trồng rừng: -Miền Bắc: trồng vào mùa xuân và mùa thu. -Miền Trung và Nam: Trồng vào mùa mưa. Hoạt động 2:Giảng giải để cho học sinh hiểu các bước tiến hành làm đất trồng cây rừng: ØLàm đất trồng cây được tiến hành theo 2 bước: Chọn kích thước hố và đào hố. sCho biết có mấy loại hố và kích thước là bao nhiêu? sTrước khi đào hố tại sao phải đào hố và phát hoang ở quanh miệng hố? sEm hãy cho biết đất trồng rừng là loại đất tốt hay xấu? ØĐất trồng rừng thì rất cằn cỏi, thiếu dinh dưỡng, vì thế khi đào hố và lắp hố ta cần chú ý: Lớp đất mặt thì tương tướng đối tốt hơn ta nên để riêng để dễ dàng trộn với phân bón (1kg hữu cơ, 100 g phân lân, 100 g phân NPK) và khi lắp cho lớp đất này xuống trước để chống bị rửa trôi các chất dinh dưỡng và tạo điều kiện dinh dưỡng thuận lợi cho cây phát triển mạnh và chống chọi với những ảnh hưởng xấu của môi trường. sQuan sát hình 41 SGK cho biết kĩ thuật đào hố được tiến hành như thế nào? sĐể giữ ẩm cho cây trồng ta cần làm như thế nào? FCó 2 loại hố: -Loại 1: 30x30x30 -Loại 2:40x40x40 FĐể không cho các cây cỏ hoang dại cạnh tranh về ánh sáng, dinh dưỡng và nước khi cây trồng còn non yếu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây rừng phát triển. FLà loại đất xấu. FTrả lời như cột nội dung. FCần dùng cỏ khô đậy kín hố lại. II.Làm đất trồng cây rừng: 1.Kích thước hố: -Chiều dài, rộng và sâu từ 30-40 cm. 2.Kĩ thuật đào hố: Các bước tiến hành: -Làm cỏ và đào hố (chú ý lớp đất mặt để riêng) -Trộn đất mặt với phân bón (1kg hữu cơ, 100g lân, 100g NPK) và lấp xuống trước. -Cuốc thêm đất nhỏ và lấp đấy hố. Hoạt động 3:Trực quan- đàm thoại để tìm hiểu kĩ thuật trồng rừng bằng cây con: sEm hãy cho biết có mấy cách trồng cây gây rừng? ØTrồng rừng bằng cây con, đặc biệt là trồng cây con có bầu được áp dụng phổ biến ở nước ta. sVì sao trồng rừng bằng cây con có bầu được áp dụng phổ biến sQuan sát hình 42 cho biết qui trình trồng cây con có bầu được thực hiện như thế nào? sQuan sát hình 43 em hãy sắp xếp lại qui trình trồng cây con rễ trần? sTại sao trồng rừng bằng cách gieo hạt lại ít được áp dụng trong sản xuất? FCó 3 cách: trồng cây con có bầu, trồng cây con rễ trần, gieo hạt thẳng vào hố. FVì cây rừng không bị tổn thương bộ rễ nên không bị héo, tỉ lệ sống cao do, ít tốn công chăm sóc. FGồm các bước sau: Tạo lỗ, rạch bỏ bầu đất, đặt bầu vào trong hố, lấp và nén đất lần 1, lấp và nén đất lần 2, vun gốc. FThứ tự tiến hành như sau: a, c, e, d, b. FVì giống dễ bị chim, hặc côn trùng ăn, hạt bị nấm bệnh phá hỏng, chết khô héo, tỉ lệ sống ít, chăm sóc khó khăn, III.Trồng rừng bằng cây con: 1.Trồng cây con có bầu: -Tạo lỗ cho hố đất -Rạch bỏ vỏ bầu. -Đặt bầu vào trong hố -Lấp và nén đất lần 1 -Lấp và nén đất lần 2 -Vun gốc. 2.Trồng cây con rễ trần: -Tạo lỗ cho hố -Đặt cây và rễ trong hố. -Lấp đất kín gốc cây. -Nén đất. -Vun gốc -Kết luận bài: ØCho HS đọc ghi nhớ. ØGọi học sinh đọc mục có thể em chưa biết. ØCho HS trả lời các câu hỏi SGK. ØGiáo viên hệ thống lại bài học và nhấn mạnh các phần trọng tâm. ØGiáo viên nhận xét tiết học về tinh thần, thái độ và kết quả học tập theo mục tiêu của bài và rút kinh nghiệm cho tiết học sau. -Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và đọc trước bài:27” Chăm sóc cây rừng sau khi trồng” và tìm hiểu các biện pháp kĩ thuật chăm sóc cây trồng ở địa phương Ngày soạn:. . ./. . ./. . . . . . Tuần: 16 Tiết: 32 Ẹ A B C D E 1 2 3 3 5 GIÁO ÁN SỐ 28 -----------—&– ----------- § 27 CHĂM SÓC CÂY RỪNG SAU KHI TRỒNG ---------š&› --------- I.Mục tiêu bài học: -Biết được thời gian và số lần chăm sóc cây rừng sau khi trồng. -Hiểu được nội dung cơ bản các công việc chăm sóc cây rừng sau khi trồng. -Có ý thức chịu khó, cẩn thận và an toàn lao động tronmg chăm sóc rừng. II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học: -GV:SGK, giáo án. -HS:SGK, vỡ chép bài. III.Tiến trình tổ chức dạy và học: -Ổn định lớp: -Kiểm tra bài cũ: sEm hãy nêu qui trình làm đất để trồng rừng? -Giới thiệu bài mới: -Chăm sóc rừng sau khi trồng là yếu tố cơ bản quyết định tỉ lệ sống của cây và chất lượng của cây trồng. Chăm sóc rừng sau khi trồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng va

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_khoi_7_phan_2_lam_nghiep_truong_thcs_long.doc