I) Mục tiêu :
H: Hiểu được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm. Biện pháp giữ vệ sinh thực phẩm và cách chọn thực phẩm cho phù hợp.
Có ý thức giữ vệ sinh thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn
II) Phương tiện dạy học:
-H3.143.15 SGK phóng to, và một số ảnh sưu tầm.
- Tranh ảnh sưu tầm.
III) Hoạt động dạy - học:
1./ Kiểm tra bài cũ: 5’
H1: ? Muốn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể ta phải ăn ntn? Nếu ăn thiếu hoặc ăn thừa 1 số chất thì cơ thể sẽ ra sao? (10đ)
2./ Giới thiệu bài: 1’
3./ Hoạt động:
39 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 15-25 - Nguyễn Đức Nghĩa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n:
Ngày dạy:
Tiết 39
BÀI 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ (tt)
I) Mục tiêu :
H: năm được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
II) Phương tiện dạy học:
-H3.11à3.13 SGK phóng to.
- Tranh ảnh sưu tầm.
III) Hoạt động dạy - học:
1./ Kiểm tra bài cũ: 5’
H1: ? Nêu nguồn cung cấp, chức năng của chất sinh tố, chất khoáng, nước, chất xơ?(9đ)
H2: ? Mục đích của việc phân nhóm thức ăn là gì? thức ăn gồm mấy nhóm? Kể tên? ta phải thay thế thức ăn ntn cho phù hợp? (8đ)
2./ Giới thiệu bài: 1’
3./ Hoạt động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
- Hướng dẫn HS quan sát H3011 SGK và nhận xét
( Thiếu chất đạm trầm trọng)
? Thiếu chất đạm ảnh hưởng ntn đến sự phát triển trẻ em?
? Nếu thừa chất đạm cơ thể sẽ ntn?
-Hướng dẫn HS quan sát H3.12 SGK và nhận xét. Em có lời khuyên gì đối với cậu bé để gầy bớt đi?
? Ăn nhiều chất đường bột cơ thể sẽ ntn?
? Bản thân em cần làm gì khi ăn chất đường bột?
? ăn thiếu đường bột thì cơ thể sẽ ntn
? Nếu hàng ngày em ăn quá nhiều hoặc quá ít chất béo cơ thể sẽ ntn
? Như vậy: Muốn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể ta phải ăn uống ntn?
- Hướng dẫn HS quan sát H3.13a; H3.13b SGK để biết được lượng dinh dưỡng cần thiết cho H mỗi ngày và hiểu thệm về tháp dinh dưỡng.
-Quan sát H3.11 SGK thảo luận trên lớp TL: (- Trẻ em sẽ bị suy dinh dưỡng, dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn, trí tuệ kém phát triển.)
- Thừa chất đạm: Gây bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch
- Ăn nhiều sẽ làm tăng trọng lượng cơ thể và gây béo phì.
- Răng bị sâu nếu không đánh răng.(Kể những loại thức ăn làm răng bị sâu)
- Ăn thiếu đường bột sẽ dễ bị đói, mệt, cơ thể gầy yếu.
-Thảo luận trên lớp TL: - Ăn thừa chất béo sẽ tăng trọng lượng quá mức.Ăn thiếu chất béo sẽ thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu, dễ bị mệt, đói.
- quan sát H3.13a; H3.13b SGK TL: Muốn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể cần phải biết kết hợp nhiều loại thức ăn trong bữa ăn hàng ngày.
III) nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể:
1) Chất đạm:
a) Thiếu chất đạm trầm trọng.
- Trẻ em sẽ bị suy dinh dưỡng, dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn, trí tuệ kém phát triển.
b) Thừa chất đạm: Gây bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch.
2) Chất đường bột:
- Ăn nhiều sẽ làm tăng trọng lượng cơ thể và gây béo phì.
- Ăn thiếu đường bột sẽ dễ bị đói, mệt, cơ thể gầy yếu.
3) Chất béo:
- Ăn thừa chất béo sẽ tăng trọng lượng quá mức.
- Ăn thiếu chất béo sẽ thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu, dễ bị mệt, đói.==> Muốn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể cần phải biết kết hợp nhiều loại thức ăn trong bữa ăn hàng ngày.
Hoạt động 2: tổng kết - dặn dò:
? Muốn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể ta phải ăn uống ntn?
HS: Dọc phần ghi nhớ và phần “ Có thể em chưa biết”
* Dặn dò: HS về học bài, vận dụng kiến thức đã học để tổ chức bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, hợp lí.
Chuẩn bị Bài 16 Vệ sinh an toàn thực phẩm.
? Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm và vệ sinh ntn?
? Nhiệt độ ảnh hưởng ntn đối với vi khuẩn?
? Nêu biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phầm?
Ngµy so¹n:
Ngày dạy:
Tiết 40
BÀI 16: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
I) Mục tiêu :
H: Hiểu được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm. Biện pháp giữ vệ sinh thực phẩm và cách chọn thực phẩm cho phù hợp.
Có ý thức giữ vệ sinh thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn
II) Phương tiện dạy học:
-H3.14à3.15 SGK phóng to, và một số ảnh sưu tầm..
- Tranh ảnh sưu tầm.
III) Hoạt động dạy - học:
1./ Kiểm tra bài cũ: 5’
H1: ? Muốn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể ta phải ăn ntn? Nếu ăn thiếu hoặc ăn thừa 1 số chất thì cơ thể sẽ ra sao? (10đ)
2./ Giới thiệu bài: 1’
3./ Hoạt động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
? Vệ sinh thực phẩm là gì ?
? Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm ? Nêu một vài loại thực phẩm dễ bị hư hỏng ? Tại sao ?
? Sự nhiễm trùng, nhiễm độc thức phẩm sinh ra do đâu ? Nếu ăn phải những thức ăn trên thì có thể sẽ ra sao ?
HS QS H3.4nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn ?
? Vậy ta phải chế biến thức ăn ở nhiệt độ ntn ?
Hoạt động 2 : Biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm :
? An toàn thực phẩm là gì ?
- Giới thiệu tình trạng ngộ độc thức ăn hiện nay đang gia tăng, nguyên nhân, cách xử lí để đảm bảo an toàn thực phẩm khi sử dụng.
? Nguyên nhân nào gây nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm
? Như vậy để đảm bảo an toàn thực phẩm ta cần phải bảo quản ntn? (Khi mua sắm, khi chế biến)
- Nhiễm trùng: là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm
- Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm gọi là nhiễm độc thực phẩm.
- Dựa vào H3.04 SGK nêu sự ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn
- Thảo luận trên lớp trả lời : Là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất.
- Nêu một vài trường hợp ngộ độc tại địa phương
- Đọc nội dung cuối phần II (SGK)
- Nêu cách giữ vệ sinh an toàn thực phẩm tại nhà.
I) Vệ sinh thực phẩm:
1./ Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm:
- Nhiễm trùng: là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm
- Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm gọi là nhiễm độc thực phẩm.
2) Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn:
-Nhiệt độ từ:
+ 1000Cà 1150C vi khuẩn không sinh nở.
+ 500Cà800C vi khuẩn không sinh sản cũng không chết hoàn toàn.
+ 00Cà370C vikhuẩn có thể sinh nở mau chóng
+ -200Cà-100C vi khuẩn không thể sinh nở cũng không thể chết.
II) An toàn thực phẩm:
Là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất.
- Thực phẩm luôn cần có mức độ an toàn cao .Nên người sử dung cần biết cách lựa chọn, xử lí thực phẩm một cách đúng đắng, hợp vệ sinh.
Hoạt động 2: tổng kết - dặn dò:
H: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
a) Nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của ................. vào thực phẩm.
b) Nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của .............. vào thực phẩm.
c) Nhiệt độ vi khuẩn sinh nở mau chóng là..........................................
d) Nhiệt độ an toàn khi chế biến thực phẩm là
* Dặn dò: HS về học bài, vận dụng kiến thức đã học để đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm khi sử dụng tại nhà.
Chuẩn bị tiếp phần II,III của bài.
? Tìm hiểu cách giữ an toàn thực phẩm khi mua sắm, khi bảo quản?
? Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn? Biện pháp phòng tránh.
Ngµy so¹n:
Ngày dạy:
Tiết :41
Bài 16:VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (tt)
I/ Mục tiêu :
HS nắm được biện pháp giữ an toàn thực phẩm ,cách chọn lựa thực phẩm phù hợp .
Có ý thức giữ an toàn thực phẩm ,quan tâm bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng ,phòng chống ngộ độc thức ăn.
II/Phương tiện dạy học : H3.16 phóng to
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Kiểm tra bài cũ :4’
H1: Thế nào là nhiểm trùng ,nhiểm độc thực phẩm .Nhiệt độ ảnh hưởng ntn đến vi khuẩn ?8đ
H2:Thế nào là an toàn thực phẩm?Thực phẩm cần đảm bảo an toàn khi nào ?8đ
2/ Giới thiệu bài 1’
3/ Hoạt động :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tiềm hiểu về an toàn thực phẩm
?Hãy kể tên các thực phẩm mà gia đình em thường mua ?
GV Giúp HS phân ra nhóm thực phẩm tươi sống và đóng hộp,khô.
HS QS H3.16 thảo luận cặp đôi 3’.Phân loại và nêu các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống ,đóng hộp
GV :Chuẩn xác
? Thực phẩm thường được chế biến tại đâu?
? Vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm bằng con đường nào ?
?HS QS H3.15 và hiểu biết .Cho biết vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm bằng con đường nào ?
Hoạt động 2:Tiềm hiểu Biện pháp phòng tránh nhiểm trùng nhiểm độc thực phẩm :
?Dựa vào nội dung SGKmục 2và hiểu biết nêu các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn ?
? Đối với những thức ăn đã chế biến cần bảo quản ntn?
? Đối với thực phẩm đã đóng hộp phải bảo quản ntn?
Như vậy để đảm bảo an toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản cần giữ vệ sinh sạch sẽ ngăn nắp ,trong quá trình chế biến và bảo quản
HS : Thịt ,cá ,rau, củ ,quả
HS Trình bày
-Mặt bàn ,giẻ lau, áo quần
HS dựa vào H3.15 trả lời
HS nêu 1số biện pháp bảo quản thực phẩm đã chế biến ,đóng hộp
HS Đọc mục 1 SGK Nhận xét những nguyên nhân gây nhiểm trùng và nhiểm độc thực phẩm
HS dựa vào bảng 3.15 trả lời
-Tránh rồi chuột xâm nhập
I/An toàn thực phẩm
1/ An toàn thực phẩm khi mua sắm :
Để đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm cần phải biết chọn thực phẩm tươi ngon không bị quá hạn sử dụng không bị ôi ươn, ẩm, mốc .
2/ An toàn thực phẩm khi chế biến bảo quản :
Nếu thức ăn không được nấu chín và bảo quản tốt hoặc chế biến cẩn thận vi trùng sẽ phát triển mạnh và gây ra những chứng ngộ độc :tiêu chảy ,ói mửa, mệt mỏi
III/Biện pháp phòng tránh nhiểm trùng nhiểm độc thực phẩm :
1/ Nguyên nhân ngộ độc thức ăn : Là do thức ăn bị nhiểm trùng và nhiểm độc .
2/ Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn :
Cần giữ vệ sinh nhà bếp thường xuyên ,lau chùi ,quét dọn ,để đồ đạc đúng nơi quy định .
-Không sử dụng thực phẩm đã quá hạn sử dụng,bị gỉ ,bị phòng
Đối với thực phẩm khô cần để nơi khô ráo ,mát mẻ, tránh chuột bọ ,côn trùng
xâm nhập.
Hoạt động 3: Tổng kết dăn dò
HS nêu khái nệm an toàn thực phẩm .Ta phải giữ an toàn thực phẩm khi nào ? Cách giữ ra sao ?
GV GD HS ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩp trong ăn uống
HS đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết
*Dăn dò :HS học bài trả lời câu hỏi SGK .Vận dụng kiến thức đã học để giư thực phẩm an toàn ở gia đình .
Chuẩn bị bài 17 Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn
?Nêu cách bảo quản thực phẩm khi chuẩn bị chế biến ?
Ngµy so¹n:
Ngày dạy:
Tiết 42
BÀI 17: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN
I) Mục tiêu :
H: Hiểu được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi nấu ăn. Cách bảo quản phù hợp các chất dinh dưỡng trong khi chế biến thực phẩm.
Áp dụng hợp lí các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm để tạo ra nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và thể lực.
II) Phương tiện dạy học:
-H3.17à3.19 SGK phóng to.
III) Hoạt động dạy - học:
1./ Kiểm tra bài cũ: 5’
H1: ? Nêu cách giữ gìn thực phẩm an tòan khi mua sắm , chế biến và bảo quản? (8đ)
H2: ? Nêu nguyên nhân, cách phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm? (8đ)
2./ Giới thiệu bài: 1’
3./ Hoạt động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến:
? Những thực phẩm nào dễ bị mất chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến?
? Biện pháp bảo quản các chất dinh dưỡng có trong thịt, cá, là gì?( Khoáng, sinh tố dễ bị mất)
? Khi chế biến xong ta phải bảo quản ntn để giá trị dinh dưỡng không bị mất?
? Kể tên các loại rau, củ quả, trước khi chế biến phải qua công đoạn gì?
? Gọt, rửa, cắt, thái ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng?
? Vậy ta phải làm gì để chất dinh dưỡng không bị mất đi?
? Dựa vào H3.19 SGK nêu tên các loại đậu, hạt, ngủ cốc, thường dùng?
? Dựa vào kiến thức đã học nêu biện pháp bảo quản thích hợp cho các loại đậu, khô, gạo.
- Thịt, cá, rau, củ, quả, đậu hạt, ngủ cốc.
- QS H3.17 SGK tìm hiểu các chất dinh dưỡng có trong thịt cá và ghi vào vở.
QS H3.18 SGK trả lời: (Gọt, rửa, cắt, thái,)
- Chất dinh dưỡng dễ bị tiêu hủy.
QS H3.19 SGK trả lời
- Đậu hạt khô: bảo quản nơi khô ráo, mát mẻ, tránh sâu mọt.
- Gạo tẻ, gạo nếp không nên vo quá kĩ sẽ mất vitamin B1
I) Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến:
1./ Thịt cá:
- Giàu đạm, vitamin, sắt, photpho, béo, để bảo quản các chất dinh dưỡng ta không ngâm, rửa thịt, cá, rau khi cắt, không để ruồi, sâu bọ bâu vào giữ thịt cá ở nhiệt độ thích hợp.
2) Rau, củ quả, đậu, hạt tươi:
- Rửa rau thật sạch, không ngâm lâu trong nước, không thái nhỏ khi rửa, không để khô, héo.
- Chỉ nên cắt nhỏ ngay trước khi nấu.
- Rau củ, quả ăn sống không nên gọt vỏ trước khi ăn.
3) Đậu, hạt khô, gạo:
- Đậu hạt khô: bảo quản nơi khô ráo, mát mẻ, tránh sâu mọt.
- Gạo tẻ, gạo nếp không nên vo quá kĩ sẽ mất vitamin B1
Hoạt động 2: tổng kết - dặn dò:
?Tại sao phải bảo quản chất dinh dưỡng trong quá trình chuẩn bị chế biến?
? Nêu cách sơ chế: đu đủ, xoài, táo, lê,
* Dặn dò: H về học bài, vận dụng kiến thức đã học để bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến các món ăn tại nhà.
Chuẩn bị phần còn lại của bài.
? Tại sao phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến các món ăn.
? Nhiệt độ ảnh hưởng ntn đến chất đạm, chất béo, chất đường bột, chất khóang, sinh tố.
Ngµy so¹n:
Ngày dạy:
Tiết 43
BÀI 17: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN(tt)
I) Mục tiêu :
H: Hiểu được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi nấu ăn. Cách bảo quản phù hợp các chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm.
Áp dụng hợp lí các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm để tạo ra nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và thể lực.
II) Phương tiện dạy học:
Một số tranh ảnh sưu tầm về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng.
III) Hoạt động dạy - học:
1./ Kiểm tra bài cũ: 4’
H1: ? Tại sao lại bảo quản chất dinh dưỡng trong quá trình chuẩn bị chế biến? Và bảo quản ntn? (9đ)
2./ Giới thiệu bài: 1’
3./ Hoạt động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến:
? Tại sao lại quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến thực phẩm?
? Như vậy ta phải chế biến ntn để những chất dinh dưỡng không bị mất đi
? Nhiệt độ ảnh hưởng ntn đối với thành phần dinh dưỡng?
Giới thiệu thêm về ảnh hưởng của nhiệt độ đến các chất dinh dưỡng.
- Chuẩn xác.
? Như vậy trong quá trình chế biến thức ăn ta cần chú ý đều gì?
- Để chất dinh dưỡng dễ tan trong chất béo và trong nước không bị mất đi.
- cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi, Khi nấu tránh khuấy nhiều, không nên hâm lại thức ăn nhiều lần, Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kĩ khi nấu, Không chắt bỏ nước cơm
- Dựa vào SGK và hiểu biết thảo luận nhóm 4’ (4HS) Tìm nguyên nhân làm cho các chất dinh dưỡng bị mất trong khi chế biến và cách phòng tránh.
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét kết quả thảo luận.
- Áp dụng đúng quy trình kĩ thuật khi chế biến.
- Đọc ghi nhớ và “ Có thể em chưa biế`t”
II) Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến:
1./ Tại sao lại quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn/:
- Để chất dinh dưỡng dễ tan trong chất béo và trong nước không bị mất đi.
Biện pháp:
+ cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi.
+ Khi nấu tránh khuấy nhiều.
+ không nên hâm lại thức ăn nhiều lần.
+Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kĩ khi nấu.
+ Không chắt bỏ nước cơm
2) Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng:
- Chất đạm: Đun ở nhiệt độ quá cao giá trị dinh dưỡng sẽ giảm đi.
- Chất béo: đun nóng nhiều (vượt quá nhiệt độ nóng chảy và nấu sôi) sinh tố A bị phân hủy, chất béo bị biến chất.
- Chất đường bột:
+ Đường : bị mất đi ở nhiệt độ 1800C.
+ Tinh bột nấu ở nhiệt độ cao (Cháy đen) Chất dinh dưỡng bị cháy hoàn toàn.
- Chất khoáng: khi đun nấu một phần chất dinh dưỡng bị hòa tan vào nước.
- Sinh tố: dễ bị mất nhất là các sinh tố dễ tan trong nước.
Hoạt động 2: tổng kết - dặn dò:
?Tại sao phải bảo quản chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến?
? nhiệt độ ảnh hưởng ntn đến thành phần dinh dưỡng trong thức ăn?
Giáo dục ý thức sử dụng thực phẩm an toàn và chế biến thức ăn đúng lĩ thuật
* Dặn dò: H về học bài, vận dụng kiến thức đã học để bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến các món ăn tại nhà.
Chuẩn bị bài 18: Các phương pháp chế biến thực phẩm
? Có mấy phương pháp chế biến thực phẩm?
? Tìm hiểu phương pháp chế biến và yêu cầu kĩ thuật của món luộc, nấu, kho, hấp.
Ngµy so¹n:
Ngày dạy:
Tiết 44
BÀI 18: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
I) Mục tiêu :
H: Hiểu được tại sao cần phải chế biến thực phẩm .
Nắm được các phương pháp chế biến có sử dung nhiệt.
Biết cách chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng, hợp vệ sinh, sử dụng các phương pháp chế biến phù hợp để đáp ứng đúng mức nhu cầu ăn uống của con người.
II) Phương tiện dạy học:
Tranh H3.20; H3.21 phóng to.
Một số tranh ảnh sưu tầm có liên quan.
III) Hoạt động dạy - học:
1./ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15’( đề và đáp án kèm theo)
2./ Giới thiệu bài: 1’
3./ Hoạt động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt.
? Có mấy phương pháp chế biến thực phẩm?
? Nhiệt có công dụng gì trong chế biến thức ăn? Kể những phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt?
? Kể 1 vài món ăn được chế biến trong môi trường nước?
Cho H thảo luận nhóm 4’(6nhóm) 2 nhóm 1 món.Nêu:
- Khái niệm
- Quy trình thực hiện.
- Yêu cầu kĩ thuật.
Chuẩn xác
? So sánh 3 món: luộc, nấu, kho?
? Để thực hiện món hấp ta tiến hành ntn? Yêu cầu kĩ thuật ra sao?
? Cơm được làm chín bằng phương pháp nào?
- Có 2 phương pháp chế biến thực phẩm
Thảo luận nhóm 4’(6nhóm) 2 nhóm 1 món.Nêu: Khái niệm, quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật. từng món.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Thảo luận trên lớp trả lời.
- Quan sát H3.21 SGK và một số ví dụ. Phân tích dẫn đến khái niệm hấp(đồ)
- Kể tên một số món hấp thường dùng trong gia đình.
I) Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt:
1./ Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước:
a) Luộc: là phương pháp làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm.
* Quy trình thực hiện: SGK
* Yêu cầu kĩ thuật: SGK.
b) Nấu: Là phối hợp nhiều nguyên liệu động và thực vật có thêm gia vị trong môi trường nước.
* Quy trình thực hiện: (SGK)
* Yêu cầu kĩ thuật: (SGK)
c) Kho: Là làm chín thực phẩm trong lượng nước vừa phải, có vị mặn đậm đà.
* Quy trình thực hiện: (SGK)
* Yêu cầu kĩ thuật: SGK
2) Phương pháp chế biến thực phẩm bằng hơi nước:
- Hấp: Là làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. Lửa cần to à nhiều hơi nước àchín thực phẩm
* Quy trình thực hiện: (SGK)
* Yêu cầu kĩ thuật: SGK
Hoạt động 2: Tổng kết - dặn dò:
?Tại sao phải làm chín thực phẩm?
? Kể những phương pháp làm chín thực phẩm bằng nhiệt.
Giáo dục H nên ăn những thực phẩm được nấu chín để đảm bảo an toàn thực phẩm.
* Dặn dò: H về học bài, vận dụng để chế biến thực phẩm tại nhà? So sánh món nấu, luộc?
Chuẩn bị phần còn lại mục 1
? Tìm hiểu khái niệm, quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật món rán, nướng, rang, xào.
? So sánh rán với xào. Sưu tầm tranh ảnh có liên quan.
Ngµy so¹n:
Ngày dạy:
Tiết 45
BÀI 18: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM(tt)
I) Mục tiêu :
H: Hiểu được tại sao cần phải chế biến thực phẩm .
Nắm được các phương pháp chế biến có sử dung nhiệt.
Biết cách chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng, hợp vệ sinh, sử dụng các phương pháp chế biến phù hợp để đáp ứng đúng mức nhu cầu ăn uống của con người.
II) Phương tiện dạy học:
Tranh H3.22; H3.23 phóng to.
Một số tranh ảnh sưu tầm có liên quan.
III) Hoạt động dạy - học:
1./ Kiểm tra bài cũ:
H1: Có mấy phương pháp chế biến thực phẩm và yêu cầu kĩ thuật của món luộc, nấu? So sánh luộc và nấu? (9đ)
2./ Giới thiệu bài: 1’
3./ Hoạt động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt.
? Yêu cầu H quan sát H3.22 SGK và nêu 1 vài món nướng mà em biết và rút ra khái niệm món nướng.
- Cho H xem tranh một số món nướng.
- Cho H thảo luận nhóm4’(6nhóm).Dựa vào nội dung SGK và hiểu biết nêu khái niệm, quy trình thực hiện,yêu cầu kĩ thuật của món rán, rang , xào(mỗi món 2nhóm )
- Chuẩn xác.
? Rang và rán giống, khác nhau ở điểm nào?
? Rang và xào giống, khác nhau ở điểm nào?
-Chuẩn xác.
- Giáo dục H khi sử dụng thực phẩm không nên sử dụng thực phẩm cháy đen hoặc để lâu ngày.
- Quan sát H3.22 SGK, nêu 1 vài món nướng mà mình biết và rút ra khái niệm : Nướng: là làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa (chỉ dùng lửa dưới) thường là than củi.
-Thảo luận nhóm 4’(6nhóm).Dựa vào nội dung SGK và hiểu biết nêu khái niệm, quy trình thực hiện,yêu cầu kĩ thuật của món rán, rang, xào (mỗi món 2nhóm)
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Thảo luận trên lớp trả lời
I) Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt:
3./ Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lừa.
- Nướng: là làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa (chỉ dùng lửa dưới) thường là than củi.
* Quy trình thực hiện: SGK
* Yêu cầu kĩ thuật: SGK.
4) Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo:
a) Rán(chiên): là làm chín thực phẩm trong một lượng chất béo khá nhiều, đun với lửa vừa trong khoảng thời gian đủ làm chín thực phẩm.
* Quy trình thực hiện: SGK
* Yêu cầu kĩ thuật: SGK.
b) Rang: là đảo đều thực phẩm trong hảo với lượng rất ít chất béo hoặc không có chất béo, lửa vừa đủ để chín từ ngoài vào trong.
* Quy trình thực hiện: (SGK)
* Yêu cầu kĩ thuật: (SGK)
c) Xào: Là đảo thực phẩm trong chảo với lượng chất béo vừa phải. Thực phẩm được kết hợp giữa thực vật và động vật, đun to trong thời gian ngắn
* Quy trình thực hiện: (SGK)
* Yêu cầu kĩ thuật: SGK
Hoạt động 2: Tổng kết - dặn dò:
?Thế nào là làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa? kể một vài món cụ thể?
? Nối ý 1,2,3 với a,b,c sau cho phù hợp về phương pháp chế biến thực phẩm bằng chất béo.
1) Món xào. a) Cá, thịt, trứng, đậu phụ,.
2) Món rang b) Thịt+đậu, đậu phụ + rau,
3) Món rán c) Tôm, đậu, cơm, gạo,.
* Dặn dò: H về học bài, vận dụng để chế biến thực phẩm tại nhàvà luôn bảo đảm, an toàn thực phẩm (ăn chín, uống sôi, đậy kín, bảo quản tốt thực phẩm)
Chuẩn bị phần còn lại của bài.
? Khái niệm, quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của món trộn dầu giấm, trộn hỗn hợp.
Sưu tầm tranh, ảnh, mẫu vật có liên quan.
Ngµy so¹n:
Ngày dạy:
Tiết 46
BÀI 18: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM(tt)
I) Mục tiêu :
H: Hiểu được tại sao cần phải chế biến thực phẩm .
Nắm được các phương pháp chế biến thực phẩm khi sử dụng nhiệt để chế tạo món ăn..
Biết cách chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng, hợp vệ sinh, sử dụng các phương pháp chế biến phù hợp để đáp ứng đúng mức nhu cầu ăn uống của con người.
II) Phương tiện dạy học:
Tranh ảnh mẫu vật về món trộn hỗn hợp
III) Hoạt động dạy - học:
1./ Kiểm tra bài cũ:
H1: Thế nào là làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lừa ? Nêu quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật? (9đ)
H2: Nêu quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của món rán? Xào và rán khác nhau ntn? (9đ)
2./ Giới thiệu bài: 1’
3./ Hoạt động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt.
? Yêu cầu H kể một số món ăn được chế biến không sử dụng nhiệt
GV Cho HS QS tranh 1 số món được chế biến không sử dụng nhiệt .
?Em có nhận xét gì về trạng thái hương vị ,màu sắc của mỗi món ?
?Thực phẩm nào được sử dụng để trộn dầu giấm ?
?Để thực hiện món này ta phải trải qua quy trình thực hiện ntn?Yêu cầu kĩ thuật ra sao?
GV : Nhận xét lưu ý HS Món này phải được chế biến vệ sinh,phải sử dụng ngay không nên để lâu .
? Trộn hỗn hợp là gì?
?Để thực hiện món này phải trải qua quy trình thực hiện ra sao ?
GV Lưu ý HS phải đảm bảo vệ sinh khi chế biến
? Thế nào là muối chua ? Có mấy loại muối chua ?Kể một vài món .
GV Cho HS thảo luận nhóm 4’ (4HS )Tìm hiểu khái nệm ,quy trình thực hiện ,yêu cầu kĩ thuật của muối xổi và muối nén ? Muối xổi và muối nén khác nhau ở điểm nào ?
GV Chuẩn xác.Lưu ý HS phải nén chặt,klhông để thực phẩm nổi lên mặt nước.Chỉ sử dụng dụng cụ bằng sứ ,sành ,men ,thủy tinh,không sử dụng dụng cụ bằng đồng nhôm.
Gỏi, mắm .
Đẹp ,thơm ,có vị chua,ngọt,màu sắc hấp dẫn....HS Rút ra khái niệm món trộn dầu giấm Rau xà lách ,ngó sen,cải ,cà rốt,
HS Dựa vào SGK và hiểu biết trả lời
HS dựa vào nội dung SGK trình bày
Dựa vào nội dung SGK trả lời
Là làm cho thực phẩm lên men vi sinh trong thời gian ngắn .Có 2 loại muối xổi và muối nén .Muối dưa chua ,cà pháo ,kim chi,mắm
HS thảo luận nhóm 4’ (4HS )Tìm hiểu khái nệm ,quy trình thực hiện ,yêu cầu kĩ thuật của muối xổi và muối nén ? Muối xổi và muối nén khác nhau ở điểm nào ?
Đại diện các nhóm trình bày
I) Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt:
1/ Trộn dầu giấm:
Là cách làm cho thực phẩm giảm bớt mùi vị chính,(hăng)và ngấm các gia vị khác tạo món ăn ngon miệng.
*Qui trình thực hiện (SGK)
* Yêu cầu kĩ thuật: SGK.
2/ Trộn hỗn hợp :
Pha trộn các thực phẩm đã được làm chín bằng các phương pháp khác nhau kết hợp với gia vị tạo thành món ăn có gia trị dinh dưỡng cao,được nhiều người yêu thích .
* Quy trình thực hiện: SGK
* Yêu cầu kĩ thuật: SGK.
3/ Muối chua :
Làm thực phẩm lên men vi sinhtrong một thời gian cần thiết tạo thành món ăn có vị khác hẳn vị ban đầu của thực phẩm .
a/ Muối xổi :là muối trong thời gian ngắn .Ngâm thực phẩm trong dung dịch nước muối đun sôi để nguội ,cho thêm ít đường hoạc ngâm với giấm ,nước mắm,đường tỏi ớt ... b/ Muối nén :là muối trong thời gian dài .Muối được rải đều xen kẻ với thực phẩm và nénchặt (lượng muối 2,5-3% lượng thực phẩm )
* Quy trình thực hiện: (SGK)
* Yêu cầu kĩ thuật: (SGK)
*Hoạt động 2: Tổng kết - dặn dò:
?Thế nào là chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt ?Kể một vài món ?
?Khi chế biến món này ta phải lưu ý điều gì ?Tại sao?
?Gia đình em thường sử dụng muối xổi hay muối nén ?
HS Đọc phần ghi nhớ
*Dặn dò: H về học bài, vận dụng để chế biến thực phẩm tại n
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_bai_15_25_nguyen_duc_nghia.doc