Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương 1: May mặc trong gia đình - Tiết 3: Các loại vải thường dùng trong may mặc (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - Trình bày được nguồn gốc, quá trình sản xuất, tính chất, ưu điểm khi sử dụng của vải sợi pha.

 - Biết được các cách phân biệt các loại vải: vò, nhúng nước, đốt sợi vải và giải thích được cách làm đó.

 - Đọc được thành phần sợi vải có trên các nhãn mác.

 2. Kỹ năng:

 - Có kỹ năng phân biệt được các loại vải.

- Có kỹ năng quan sát và nhận xét các hiện tượng xảy ra để rút ra kết luận

 3. Thái độ: Hình thành thái độ học tập tích cực, có óc quan sát, quan tâm đến môi trường xung quanh;

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên:

 - Mẫu các loại vải: vải sợi thiên nhiên, vải sợi pha, vải sợi hóa học.

 - Một số mẫu vải có dán nhãn ghi thành phần vải.

 2. Học sinh:

 - Mỗi nhóm một bật lửa, một khay nước.

 - Mỗi nhóm 2 mẫu vải với chất liệu khác nhau.

 - Bảng 1 SGK/9

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương 1: May mặc trong gia đình - Tiết 3: Các loại vải thường dùng trong may mặc (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:02/09/2012 ND:04/09/2012 TIẾT 3 CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC (tt) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày được nguồn gốc, quá trình sản xuất, tính chất, ưu điểm khi sử dụng của vải sợi pha. - Biết được các cách phân biệt các loại vải: vò, nhúng nước, đốt sợi vải và giải thích được cách làm đó. - Đọc được thành phần sợi vải có trên các nhãn mác. 2. Kỹ năng: - Có kỹ năng phân biệt được các loại vải. - Có kỹ năng quan sát và nhận xét các hiện tượng xảy ra để rút ra kết luận 3. Thái độ: Hình thành thái độ học tập tích cực, có óc quan sát, quan tâm đến môi trường xung quanh; II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Mẫu các loại vải: vải sợi thiên nhiên, vải sợi pha, vải sợi hóa học. - Một số mẫu vải có dán nhãn ghi thành phần vải. 2. Học sinh: - Mỗi nhóm một bật lửa, một khay nước. - Mỗi nhóm 2 mẫu vải với chất liệu khác nhau. - Bảng 1 SGK/9 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Ổn định lớp: 63: ;64: 65: 2. Bài cũ: Nêu nguồn gốc, tính chất và ưu, nhược điểm của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hóa học. - Nguồn gốc, tính chất và ưu, nhược điểm của vải sợi thiên nhiên : (5đ) - Nguồn gốc, tính chất và ưu, nhược điểm của vải sợi hóa học : (5đ) 3. Bài mới: ĐVĐ: Ở bài học trước các em đã được biết nguồn gốc, tính chất của vải sợi thiên nhiên và vài sợi hóa học. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về nguồn gốc và tính chất của vải sợi pha, ngoài ra còn giúp các em có kỹ năng nhận biết các loại sợi vải. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu nguồn gốc và tính chất của vải sợi pha: Cho HS quan sát một số mẫu vải có ghi thành phần sợi pha. - Em có nhận xét gì về nguồn gốc của vải sợi pha? - Gọi 1 HS đọc phần tính chất. - Cho HS thảo luận nhóm, yêu cầu quan sát mẫu vải rút ra tính chất của vải sợi pha. GV lấy thêm một số ví dụ để làm rõ phần tính chất của vải sợi pha. => Kết luận: Vải sợi pha có ưu điểm hơn hẳn vải sợi bông hoặc vải hóa học. Bền đẹp, dễ nhuộm màu, ít nhàu, mặc thoáng, giặt mau khô vải được sử dụng rộng rãi để may quần áo và các sản phẩm khác vì rất thích hợp với điều kiện khí hậu nước ta, phù hợp với thị hiếu và điều kiện kinnh tế của nhân dân ta. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách thử nghiệm để phân biệt một số loại vải: - Dựa vào kiến thức đã học, hãy điền tính chất của một số loại vải vào bảng 1. - Yêu cầu HS hoàn thành trên bảng phụ. - Cho HS tiến hành thử nghiệm: Vò vải, đốt vải để nhận biết các mẫu vải. - Nhận xét cách tiến hành của các nhóm. - Hướng dẫn HS đọc thành phần sợi vải trong khung hình 1.3 SGK và các băng vải nhỏ do GV chuẩn bị. - Thống nhất kết quả. 3. Vải sợi pha: a. Nguồn gốc: Kết hợp hai hay nhiều loại sợi khác nhau tạo thành sợi pha để dệt vải. b. Tính chất: Vải sợi pha thường có ưu điểm của các loại sợi thành phần. II. Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải: 1. Điền tính chất của một số loại vải: L.vải VSTN VSHH T.chất Visco nilon Độ nhàu Dễ bị nhàu ít nhàu K0 bị nhàu. Độ vụn của tro Dễ tan Dễ tan Vón cục, không tan 2. Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải: 3. Đọc thành phần sợi vải ghi trên các băng vải nhỏ đính trên quần áo: 4. Củng cố: - Cho HS đọc phần “ghi nhớ” và mục “có thể em chưa biết”. - Em hãy cho biết tính chất của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hóa học? - Nêu các cách làm để nhận biết các loại sợi vải. 5. Dặn dòø: - Về nhà học thuộc phần kiến thức ghi vở và phần ghi nhớ ở SGK. - Đọc trước bài 2. Tìm hiểu xem trang phục là gì? Có những loại trang phục nào? Trang phục có chức năng gì? - Sưu tầm tranh ảnh về mẫu một số quần áo.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_chuong_1_may_mac_trong_gia_dinh_tiet.doc