I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Trình bày được quy trình cắm hoa.
2. Kỹ năng:Có kỹ năng thực hiện các bước cắm một bình hoa trang trí phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, đạt yêu cầu thẩm mỹ.
3. Thái độ: HS có nhận thức đúng đắn trong việc trang trí nhà ở bằng cách cắm hoa.
II. CHUẨN BỊ: Tranh ảnh về một số dạng cắm bình hoa
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
61: ; 62:
63:
2. Bài cũ
Hãy kể tên những dụng cụ và vật liệu cắm hoa thông dụng?
- Dụng cụ: 4đ
- Vật liệu: 6đ
3. Bài mới
Đặt vấn đề: Ở bài học trước các em đã biết các nguyên tắc cơ bản để cắm một bình hoa, vậy để có một bình hoa đẹp phù hợp với sở thích của mỗi người thì trước khi cắm hoa cần chuẩn bị những vật dụng gì? Các bước tiến hành như thế nào?
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương 2: Trang trí nhà ở - Tiết 30: Cắm hoa trang trí (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:20/11/2011
ND:24/11/2011
TIẾT30 CẮM HOA TRANG TRÍ (tt)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Trình bày được quy trình cắm hoa.
2. Kỹ năng:Có kỹ năng thực hiện các bước cắm một bình hoa trang trí phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, đạt yêu cầu thẩm mỹ.
3. Thái độ: HS có nhận thức đúng đắn trong việc trang trí nhà ở bằng cách cắm hoa.
II. CHUẨN BỊ: Tranh ảnh về một số dạng cắm bình hoa
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
61: ; 62:
63:
2. Bài cũ
Hãy kể tên những dụng cụ và vật liệu cắm hoa thông dụng?
- Dụng cụ: 4đ
- Vật liệu: 6đ
3. Bài mới
Đặt vấn đề: Ở bài học trước các em đã biết các nguyên tắc cơ bản để cắm một bình hoa, vậy để có một bình hoa đẹp phù hợp với sở thích của mỗi người thì trước khi cắm hoa cần chuẩn bị những vật dụng gì? Các bước tiến hành như thế nào?
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN, HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1 Tìm hiểu các nội dung chuẩn bị
- Muốn cắm một bình hoa ta cần chuẩn bị những dụng cụ và vật liệu gì?
- Em hãy cho biết cách làm nào có thể giữ hoa tươi được lâu hơn?
GV giới thiệu dụng cụ và một số cách làm cho hoa tươi lâu hơn:
+ Cắt dưới nước nhiều lần để tạo sức ép cho nước hút lên giúp hoa tươi lâu (tất cả các loại hoa trừ hoa sống dưới nước)
+ Nhúng vết cắt cuối cùng của hoa vào nước nóng từ 1-2 phút rồi nhúng ngay vào nước lạnh sẽ làm tăng khả năng hấp thụ nước của hoa (hoa có cành nhỏ và cứng).
+ Đốt cháy phần gốc trên lửa rồi đưa ngay vào nước lạnh (hoa đào, hoa mai)
+ Trước khi cắm cắt cuối phần thân cắm ngay vào dấm, nước muối, phèn hoặc thả vào bình hoa vài viên B1, C, và ½ viên Aspirin.
+ Thay nước thường xuyên mỗi ngày
Hoạt động 2 Tìm hiểu các quy trình thực hiện cắm hoa
Yêu cầu HS đọc nội dung mục 2
GV cho HS thu thập thông tin ở SGK.
GV sử dụng dụng cụ đã chuẩn bị sẵn để thao tác mẫu, cắm 1 bình hoa theo quy trình. Khắc sâu kiến thức cho HS sau mỗi bước.
III. Quy trình cắm hoa
1. Chuẩn bị:
- Bình cắm: bình thấp, bình cao, vỏ chai, giỏ, lẵng
- Dụng cụ cắm hoa: bàn chông, mút xốp, dao, kéo
- Hoa:
+ Cắt hoa ở vườn từ lúc sáng sớm hoặc mua ở chợ về.
+ Tỉa bớt lá vàng, sâu, cắt vát cuốn hoa cách dấu cắt cũ 0,5cm
+ Cho nước sạch vào ngập nửa thân cây hoa, để nơi mát mẻ trước khi cắm.
2. Quy trình thực hiện:
- Lựa chọn hoa, lá, bìnhcắm phù hợp với dạng cắm.
Cắt ành và cắm các cành chính trước.
- Cắt các cành phụ c1o độ dài khác nhau cmắ xen vào cành chínhvà che khuất miệng bình, điểm thêm hoa lá.
- Đặt bình hoa vào vị trí cần trang trí
4. Củng cố :
- Hãy kể tên các dụng cụ và vật liệu cắm hoa thông dụng?
- Hãy trình bày quy trình của việc cắm hoa trang trí?
- Em đã làm những cách nào để giữ hoa được tươi lâu hơn?
5. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc phần kiến thức ghi
- Nghiên cứu kỹ nội dung bài thực hành cắm hoa, chú ý nội mục 1 của phần I SGK/57
- Chuẩn bị mỗi HS: hoa, bình, bàn chông hoặc mút xốp, kéo, cành, lá
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_chuong_2_trang_tri_nha_o_tiet_30_cam.doc