I/ Mục tieu :
_Hoc sinh biết được nguồn gốc các loại sợi thiên nhiên ,hoá học ,sợi pha .
_Học sinh phân biệt được một số loại vải thông dụng .
II/Chuẩn bị :
_Tranh qui trình sản xuất vải sợi thiên nhiên và hoá học .
_Bộ mẫu các loại vải
_Nước sạch ,diêm để làm thử nghiệm phân biệt vải .
III/Các hoạt động dạy và học:
A.Ổn định lớp:
B.Kiểm tra bài cũ :
1.Gia đình có vai trò gì trong xã hội ?
2. Mọi người có trách nhiệm thế nào với gia đình mình ?
3.Thế nào là kinh tế gia đình ?Em có làm gia đình không?Cụ thể ?
C.Giới thiệu bài mới :
Giáo viên nêu mục tiêu bài học ,đặt câu hỏi để học sinh phát biểu để dẫn các em đến kết luận .
71 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương trình cả năm - Phạm Thị Cúc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: NS:
Tiet 1 ND:
. BÀI MỞ ĐẦU
I/Mục tieu:
_Học sinh hiểu khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
_Gây hứng thú môn học cho học sinh
II/Chuẩn bị :
Tranh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
III/ Các hoạt động dạy và học :
1.Ổn định lớp:
2.Giới thiệu bài học: VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VÀ KINH TẾ GIA ĐÌNH
*Giáo viên gợi ý học sinh tìm nội dung trong mục I ở sgk kết hợp với ý kiến riêng của các em về vai trò của mỗi thành viên trong gia đình .
Ho¹t ®éng GV-HS
Néi dung
_Gia đình có vai trò gì trong xã hội?
_Các em có vai trò gì trong gia đình ?và trong tương lai ?
*Giáo viên nhấn mạnh :các em sẽ làm chủ gia đình tương lai nên phải học tập làm việc tốt để chuẩn bị cho vai trò sau này của mình .
*Nhắc học sinh rằng vì chưa tạo được thu nhập nên các em phải sử dụng đúng đdắn tiền ba mẹ cho(tiết kiệm)
_Ngoài ra giúp đỡ việc nội trợ là các em cũng đã góp phần làm kinh tế gia đình
1.Vai trò của gia đình :
_Gia đình là nền tảng của xã hội
_Ở gia đình ,ta được nuôi dạy để trở thành người chủ gia đình tương lai
_Mọi người phải có trách nhiệm với gia đình để góp phần cho hpgđ
2.Kinh tế gia đình :
Để đáp ứng các nhu cầu gia đình ta phải :
_Tạo nguồn thu nhập
_Sử dụng hiệu quả nguồn thu nhập ấy
_Biết làm nội trợ gia đình
* Dặn dò
Hãy học kĩ bài học hôm nay
Chuẩn bị bài 1:”Các loại vải may mặc “
a.Vải mai mặc có nguồn gốc từ đâu
b.Đặc điểm và tính chất các loại vải may mặc ?
Rut kinh nghiẹm:
..
Tuần 1+ 2: NS:
Tiết 2 + 3. ND:
CHƯƠNG I: MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH
BÀI 1: CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC
I/ Mục tieu :
_Hoc sinh biết được nguồn gốc các loại sợi thiên nhiên ,hoá học ,sợi pha .
_Học sinh phân biệt được một số loại vải thông dụng .
II/Chuẩn bị :
_Tranh qui trình sản xuất vải sợi thiên nhiên và hoá học .
_Bộ mẫu các loại vải
_Nước sạch ,diêm để làm thử nghiệm phân biệt vải .
III/Các hoạt động dạy và học:
A.Ổn định lớp:
B.Kiểm tra bài cũ :
1.Gia đình có vai trò gì trong xã hội ?
2. Mọi người có trách nhiệm thế nào với gia đình mình ?
3.Thế nào là kinh tế gia đình ?Em có làm gia đình không?Cụ thể ?
C.Giới thiệu bài mới :
Giáo viên nêu mục tiêu bài học ,đặt câu hỏi để học sinh phát biểu để dẫn các em đến kết luận .
Ho¹t ®éng GV-HS
Néi dung
HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu các loại sợi may mặc
*Cho học sinh quan sát tranh (VSTN)và hỏi :
_Sợi dệt ở đây có nguồn gốc từ đâu ?
Nguồn thực vật (bông đay)
Nguồn động vật (tơ tằm ,lông cừu )
Giáo viên cho học sinh nêu qui trình sản xuất vải sợi bông ,tơ tằm ,Cho lặp lại và sau đó cho ghi bài bằng cách điền thêm đủ ý .
Giáo viên cần giải thích chất tự nhiên của loại nguồn gốc này .
*Cho học sinh quan sát hình 1.2 nêu nguồn gốc sợi hoá học gồm :
_Sợi nhân tạo từ gỗ tre nứa và chất hoá học .
_Sợi tổng hợp từ than đá ,dầu mỏ và chất hoá học.
Và phải tạo sợi để dệt thành vải.( ghi bài )
*Cho học sinh xem một ít mẫu vải :có ghi thành phần sợi pha và rút ra nguồn gốc :do kết hợp.
Giáo viêncho học sinh căn vứ vào hình 1.2để điện vào BT nhỏ trên đầu trang 8 (sửa tại lớp )
HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu cách phân biệt vải ( tiết 2 )
*Làm thử nghiệm: Giáo viên thao tác cho học sinh quan sát với cả 3 cách :vò vải ,nhúng nước ,đốt xem tro yêu cầu học sinh sờ tro sau khi quan sát và phát biểu to từng tính chất mỗi loại vải qua từng cách TN. Và cho hs tóm tắt sau khi nhắc lại nhiều lần.
*Gv cho hs làm việc theo nhóm:
-Điền nội dung vào bảng 1.
-Đọc thành phần sơi.
I.Nguồn gốc và tính chất vải may mặc
Có 3 nguồn gốc:
1.Vải sợi thiên nhiên
_Có từ bông ,tơ tằm ,lông cừu
_Hút ẩm tốt (mát )nhưng không bền ,nhăn
2. Vải sợi hoá học:
a.vải sợi nhân tạo :
_Mát, ít nhăn.
b.vải sợi tổng hợp:
_Từ.ø than đá ,dầu mỏ tạo sợi
_Không hút ẩm,bền ,ít nhăn.
3.Vải sợi pha :
_Kết hợp từ 2 hay nhiều loại trên.
_Có ưu điểm của sợi thành phần(mát ,bền ,đẹp,không nhăn)
II.Phân biệt vải trên thử nghiệm
1.Vò vải :
_Vải thiên nhiên nhăn
_Vải hoá học không nhăn
2.Nhúng nước:
_Vải thiên nhiên :Hút ẩm tốt
_Vải hoá học :Không hút ẩm
3.Đốt vải :
_Vải thiên nhiên :Tro tan.
_Vải hoá học :tro vón cục
D.Củng cố :Các em hãy đọc lại phần ghi nhớ
_Hãy trả lời các câu hỏi cuối bài (trang 10)
E.Dặn dò :
1.Hãy đọc kĩ bài (xem lại bài tập nhỏ ở đaầu trang 8)
2.Chuẩn bị bài 2:Lựa chọn trang phục (trang 10)
_Tại sao ta phải lựa chọn trang phục ?
_Ta có những nguyên tắc nào để lựa chon trang phục ?
Rut kinh nghiẹm:
Tuần 2+ 3 NS:
Tiết 4 + 5. ND:
BÀI 2: LỰA CHỌN TRANG PHỤC
I/Mục tiêu :
_Học sinh biết chức năng và cách lựa chọn trang phục
_Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào bản thân và gia đình _đạt yêu cầu thẩm mỹ .
II/Chuẩn bị :
_Tranh ảnh về các loại trang phục ,vải có hoa văn màu sắc khác .
_Một số mẫu vật áo quần ,trang phục đi kèm .
III/Các hoạt động dạy học:
A.Ổn định lớp:
B.Kiểm tra bài cũ:
_Vì sao ta ít sử dụng lụa nilon vào mùa hè (polyeter)?
_Làm sao phân biệt vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoa học .
C.Giới thiệu bài mới : LỰA CHỌN TRANG PHỤC
Mặc là nhu cầu thiết yếu của con người ,và nếu ta biết cách chọn vải may mặc ,ta sẽ có những trang phục đẹp lại vừa tiết kiệm cho gia đình .Vậy trang phục là gì ?Chức năng ra sao?
Ho¹t ®éng GV-HS
Néi dung
HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu trang phục và chức năng của nó .
*Giáo viên nêu khái niệm trang phục ,cho học sinh xem tranh và đồng thời nhắc lại nhiều lần khái niệm ấy .
*Sau đó cho học sinh quan sát hình 1.4 sgk và yêu cầu :
_Em hãy kể một số trang phục mà em biết công dụng của nó .Học sinh có thể kể các loại trang phục như :áo dài ,sơ mi ,quần âu ,áo đầm ,tranh phục công nhân ,áo lạnh ,áo lót
_Vậy ta có thể phân loại trang phục thành mấy loại ?
Cho học sinh suy nghĩ để xếp loại trang phục ,giáo viên cho phát biểu va cho ghi bảng,giáo viên bổ sung ,rồi cho ghi bài.
*Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh trả lời dẫn đến chức năng của trang phục.
_Tại sao màu lạnh ta phải mặc trang phục dầy ?
_Hiện nay khi ra đường ,ta hay mang găng tay ,hay bịt mặt ,tại sao?
_Ta có thể mặc áo dài ,đội nón kết ?hay mặc quần áo jine đội nón lá ?
_Giáo viên gợi ý để học sinh thấy rằng áo quần và vật dụng đi kèm cần hợp nhau để làm đẹp cho ta.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách chọn trang phục.
*Giáo viên đặt vấn đề về sự đa dạng của vóc dáng cơ thể và sự cần thiết phải chọn vải ,kiểu phù hợp. *cho học sinh đọc bảng 2 sgk về màu sắc ,hoa văn chất liệu vải cảm giác ra sao cho người mặc. Cho quan sát hình 1.5 sgk
*Cho học sinh xem tranh mẫu ,gợi ý
_Tai sao ta cần chọn vải ,kiểu may theo lứa tuổi
_Sự đồng bộ của trang phụcï là gì ? Cho ta biết điều gì ?
I.TRANG PHỤC VÀ CHỨC NĂNG
1.trang phục là gì ?
Trang phục bao gồm các loại quần áo và giầy mũ ,túi xách đi kèm ,trong đó áo quần là quan trọng nhất .
2.Các loại trang phục :
Ta có thể phân loại trang phục theo:
_Thời tiết :Trang phục mùa nóng lạnh
_Công dụng :Trang lhục lót ,đồng phục ,trang phục lao động
_Lứa tuổi :trang phục trẻ em người lớn
_Giới tính:Trang phục nam ,nữ
3.Chức năng của trang phục:
_Bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường.
_Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động .
II/Lựa chọn trang phục:
*Để có trang phục đẹp ta phải :
_Chọn vải ,kiểu may hợp vóc dáng cơ thể .
_Chọn vải ,kiểu may phù hợp với lứa tuổi .
_Tạo sự đồng bộ cho trang phục .
*Ngoài ra không chạy theo những kiểu mốt cầu kỳ ,vượt khả năng kinh tế gia đình .
D. Củng cố :
1.Trang phục có chức năng gì ?
2.Theo em ,mặc đẹp là do kiểu mốt và đắc tiền ,đúng hay sai và tại sao?
3.Màu sắc hoa văn có ảnh hưởng gì đến dáng vẻ con người ?
E.Dặn dò :
1.Em hãy đọc kĩ bài này và đọc phần có thể em chưa biết .
2.Chuẩn bị bài 3”Thực hành lựa chọn trang phục “
Rut kinh nghiẹm:
Tuan 4. NS:
Tiết 6. ND:
BÀI 3 : THỰC HÀNH LỰA CHỌN TRANG PHỤC
I/Mục tiêu bài học :
_Học sinh nắm vững hơn những kiến thức đã học về lựa chọn trang phục
_Học sinh biết chọn vải ,kiểu may phù hợp với bản thân,d0ạt yêu cầu thẩm mĩ và biết chọn vật liệu đi kèm tạo đồng bộ cho trang phục .
II/Chuẩn bị :
_Mẫu vật tranh ảnh liên quan .
III/Các hoạt động dạy học:
A.Ổn định lớp:
B.Kiểm tra bài cũ :
_Màu sắc hoa văn ảnh hưởng thế nào đến dáng người mặc ?Ví dụ ?
_Em hãy kể một số trang phục và công dụng của nó .
C.Giảng bài mới : THỰC HÀNH LỰA CHỌN TRANG PHỤC
Giáo viên giới thiệu bài mới ,nêu yêu cầu thực hành và các hoạt động cần thiết .Sau đó kiểm tra kiến thức học sinh đã học có liên quan đến bài thực hành bằng cách cho ghi bảng thành qui trình lựa chọn trang phục và yêu cầu học sinh ghi vấn tắt vào tập .
HOẠT ĐỘNG 1:Làm việc cá nhân .
_Giáo viên lựa hai học sinh làm mẫu với những đặc điểm ,vóc dáng khác nhau ,yêu cầu các em còn lại ghi vào vở bài tập những nhận xét cá nhân về cách lựa chọn trang phục phù hợp với học sinh làm mẫu .
HOẠT ĐỘNG 2:Thảo luận nhóm .
*Giáo viên theo giỏi và đánh giá về:
_Tinh thần làm việc
_Nội dung đạt được
*Giáo vên nêu yêu cầu vận dụng tại gia đình và thu bài viết của học sinh để chấm điểm .
*Qui trình lựa chọn trang phục
_Xác định đặc điểm vóc dáng người mặc
_Xác định kiểu y phục định may
_Lựa chọn vải phù hợp
_Chọn vật dụng đi kẻm phù hợp
*Hoạt động nhóm
_Học sinh trình bày phần viết của mình với nhóm .
_Các bạn góp ý kiến
_Ghi nhận phần góp ý của bạn vào cuối bài viết.
D.Dặn dò :
1.Học kĩ bài 2 Lựa chọn trang phục
2.Chuẩn bị bài 4”Sử dụng và bảo quản trang phục “
a.Sử dụng trang phcụ thế nào là hợp lí ?
b.Có những cách nào để phối hợp trang phục cho đẹp ?
c.Phải bảo quản trang phục như thế nào để giữ vẻ đẹp và độ bền của chúng ?
Rut kinh nghiẹm:
------------------------@@@@------------------------
Tuần 4+5 NS:
Tiết 7 + 8. ND:
Bài 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC
I/Mục đích :
_Học sinh biết cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động ,môi trường và công việc
_Học sinh biết phối hợp cách mặc áo quần hợp lí và thẩm mĩ .
_Học sinh biết bảo quản trang phục đúng kĩ thuật và tiết kiệm trong may mặc II/Chuẩn bị :
_Mẫu vật quần áo các màu các kiểu
_Trong kí hiêụ bảo quản trang phục
III/Các hoạt động dạy học:
A.Ổn định lớp :
B.Kiểm tra bài cũ :
_Trang phục có những chức năng nào ?
_Em hãy kể các nguên tắc lựa chọn trang phục?
_Màu nào làm cho ta gầy đi ?Hoa văn nào làm ta béo ra ?
C.Giảng bài mới : SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC
Giáo viên mở bài :Sử dụng và bảo quản trang phục là việc làm thường xuyên của chúng ta để vừa làm đẹp trong các hoạt động của mình đồng thời giữ được độ bền của chúng vừa tiết kiệm cho gia đình ,vậy chúng ta tìm hiểu xem phải sử dụng trang phục thế nào cho đúng ?
Ho¹t ®éng GV-HS
Néi dung
HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu cách sử dụng trang phục
*Giáo viên đưa ra tính huống không hợp lí và yêu cầu :
_Hôm nay em đến lớp với chiếc áo mới rất đẹp nhưng không đúng đồng phục.
Hãy cho các bạn biết :em được khen hay bị phạt ?Lý do?
_Và cũng với chiếc áo đẹp ấy ,em đến trường lao động ,điều này có lợi hay có hại gì cho em?
Học sinh phát biểu ,giáo viên gom ý ,cho học sinh lập lại nhiầu lần .
Tiếp theo giáo viên giới thiệu “bài học về trang phục của Bác ở trang 26 cho các em đọc và hỏi .
_Khi thăm đền Đô năm 46 ,Bác mặc thế nào ?
_Khi tiếp khách quốc tế ,Bác muốn các đồng chí mặc comple ,cà vạt tại sao?
Học sinh trả lời ,giáo viên hướng dẫn đến kết luận
Trang phục đẹp là phải .. ( Hs lập lại và ghi bài )
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cách phối hợp trang phục.
*Giáo viên sử dụng tranh ảnh và mẫu vật về cách phối hợp đẹp và hợp lí cho quần áo để chứng minh rằng dù không có nhiều quần áo nhưng nếu biết phối hợp khéo ta cũng sẽ có nhiều trang phục đẹp .
*Cho học sinh thực hành phối hợp và tự làm sự kết hợp màu sắc đa dạng theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Sau đó cho học sinh phát biểu ,giáo viên gom ý và cho học sinh ghi bài .
HOẠT ĐỘNG 3:Tìm hiểu cách bảo quản trang phục
*Giáo viên đặt vấn đề :
_Tại sao phải bảo quản trang phục ?Điều này có lợi gì ?Học sinh trả lời ,giáo viên gom ý ,cho ghi mở ý phần
II/.Sau đó hướng dẫn học sinh những cách bảo quản
1.Giặc phơi:
Cho học sinh làm bài tập điền vào ô trống và lần lượt đọc bài làm của mình.
Giáo viên bổ sung và yêu cầu sửa chữa và cho ghi bài .
2.Là ( ủi )
GV cho hs đọc phần là ủi và yêu cầu
_Kể tên các dụng cụ là?
_Hãy đọc và giải thích quy trình là
GV bổ sung và cho ghi bài.
*Kế tiếp với bảng kí hiệu giặt là, Gv gọi các em
phát biểu ý nghĩa sau khi nghiên cứu bảng 4.
Sau khi nhắc nhở các em về sự cần thiết của việc Cất giữ trang phục, GV cho hs ghi bài.
I/Sử dụng trang phục
1.Cách sử dụng trang phục
_Trang phục phải phù hợp với hoạt động.
_Trang phục phải hợp với hoàn cảnh công việc.
2.Cách phối hợp trang phục .
a.phối hợp hoa văn và vải trơn
_áo hoa +quần (váy)trơn
_áo trơn +quần (váy )hoa.
b.Phối hợp về màu sắc :
_Sắc độ đậm nhạt trong cùng màu
_Hai màu cạnh tranh trong vòng màu
_Hai màu đối diện nhau trong vòng màu
_Trắng (đen) với bất kì màu nào.
II. Bảo quản trang phục
Đây là việc làm cần thiết và thường xuyên để :
_Giữ vẻ đẹp và độ bền của trang phục
_Tiết kiệm tiền may mặc cho gia đình.
Do vậy quần áo giặt song phải được:
_Giặt bằng xà phòng cho sạch.
_Lộn trái trước khi phơi.
_Là ủi cẩn thận.
_Cất giữ nơi khô ráo.
D.Củng cố
_Cho học sinh đọc lại phần ghi nhớ .
_Bảo quản áo quần gồm những việc chính nào ?
_Cho phát biểu ý nghĩa các kí hiệu giặt là .
E.Dặn dò
1.Hãy đọc kĩ bài sử dụng và bảo quản trang phục .
2.trả lời các câu hỏi cuối trang 25 và ghi vào cở bài tập .
3.chuẩn bị bài 5
_Vải trắng (7cm.10cm)=2 miếng và 10cm.15cm=1 miếng
_Kim khâu ,kéo ,chỉ đỏ .
Rut kinh nghiẹm:.
.
Tuần 5: NS:
Tiết 9. ND:
Bài 5: CẮT KHÂU MỘT SỐ SẢN PHẨM
I/Mục tiêu
_Nhắc lại để học sinh nắm vững thao tác một số mũi khâu cơ bản để áp dung hoàn thành vài sản phẩm đơn giản .
II/Chuẩn bị :
_Mẫu hoàn chỉnh 3 đường khâu
_Bìa ,kim khâu ,len màu
_Kim chỉ vải và các ĐDDH khác .
III/Các hoạt động dạy học:
A.Ổn định lớp :
B.Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh:
C.Tiến hành bài học : ÔN MỘT SỐ MŨI KHÂU CƠ BẢN.
Hoạt động 1:Khâu mũi tới
*Giáo viên giới thiệu bài học và cho học sinh xem sản phẩm có mũi may tối .
Hướng dẫn các em xem lại hình ở sgk và nhắc các em d0o cắt vải theo kích thước yêu cầu .(7cm.10cm)
*Giáo viên ghi bảng tiến trình thực hiện cho học sinh ghi nhanh vào vở.
Sau đó ,thao tác mẫu cho các em quan sát .
*Yê yªu cầu học sinh thực hiện ,giáo viên theo dõi vừa cnhắc các em rút chỉ khi bắt đầu và kết thúc để gi giữ chắc đường may ,may xong cho dán vào vở .
Hoạt động 2: Khâu mũi đột mau
*Giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh quan sát sản phẩm mẫu có mũi đột mau đồng thời thao tác mẫu
trên bìa bằng chỉ len để học sinh quan sát rõ
*Yêu cầu học sinh tiến hành mũi đột ,giáo viên theo dõi ,sửa chữa và nhắc các em kéo chỉ đều tay thì sản phẩm sẽ đẹp.
Sau khi hoàn thành cho học sinh dán vào vở .
Hoạt động 3:khâu vắt
*Giáo viên hướng dẫn học sinh xem hình ở sgk ,sau đó cho các em quan sát mẫu thật ,sau đó giáo viên lại thao tác mẫu trên bìa để học sinh hiểu rõ .
*Yêu cầu học sinh thực hành khâu vắt sau khi đã quan sát .giáo viên theo giõi và sửa chữa và cho học sinh dán sản phẩm vào vở .
*Cuối cùng giáo viên nhận xét chung về tiết thực hành :
_Về sự chuẩn bị của học sinh
_Về tinh thần thái độ
_Kết quả sản phẩm
Và thu bài để chấm điểm .
*Qui trình thực hiện
_Cắt 1 miếng vải 10cm.6cm
_Rút 1 đường chỉ ngang miếng vải
_Xâu chỉ ciếc ,rút 1 đầu
_May mũi tới (đột mau)theo điểm rút
_Rút chỉ ở cuối đường may
----------------------
_Dán sản phẩm vào vở
10cm
6cm mũi tới
Mũi đột mau
Học sinh thực hiện các thao tác
_Gấp mép 2 lần
_Lược cố định
_Khâu vắt mép
D.Dặn dò :
*Chuẩn bị bài 6:Khâu bao tay bé sơ sinh.
_Hai mảnh vải (trắng-màu) 11cm-13cm
_Kim chỉ kéo dây,chuổi nơ.
Rut kinh nghiẹm:
..
=============###=============
Tuần 6 +7 NS:
Tiết 10,11,12 ND:
Bài 6 : Thực hành: CẮT KHÂU BAO TAY BE ÙSƠ SINH
I/Mục đích
_Học sinh biết vẽ tạo mẫu giấy và cắt vải theo mẫuđể khâu bao tay bé
_Học sinh biết may hoàn chỉnh 1 chiếc bao tay
_Học sinh cẩn thận ,thao tác chính xác ,đúng qui trình .
II/Chuẩn bị :
_Giáo viên chuẩn bị mẫu bao tay hoàn chỉnh
_Tranh vẽ phóng to cách vẽ tạo mẫu giấy
_Bìa (vải )Kim khâu len ,lan màu .
III/Các hoạt động dạy học
A.Ổn định lớp
B.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
C.Bài mới : CẮT KHÂU BAO TAY BÉ SƠ SINH .
Ho¹t ®éng GV-HS
Néi dung
Hoạt động 1:Vẽ và cắt mẫu giấy vải
*Giáo viên giới thịêu bài học nêu
yêu cầu cần đạt cho sản phẩm sắp thực hiện ,sau đó lên bảng ghi qui trình thực hiện cho học sinh dễ ghi nhớ (hoặc cho học sinh quan sát tranh phóng to cách tạo mẫu giấy )
a.Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ mẫu giấy theo kích thước :
dài 11cm(kể cả 4.5cm phần cong đầu ngón tay)
rộng 9cm
b.Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt mẫu giấy để cắt liền mảnh vải úp vào nhau.
_dùng kim ghim cố định .
-Vẽ lên vải theo rìa giấy
_Cắt vải theo nét vẽ ,ta được 2 mãnh vải để may 1 chiếc bao tay.
Hoạt động 2:Khâu bao tay
*Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu bao tay hoàn chỉnh rồi yêu cầu học sinh chuẩn bị kim chỉ để khâu.
*Giáo viên lên bảng ghi tóm tắt qui trình khâu cho các em dễ theo dõi .
11cm
-Kế đó cho các em thực hành sau khi thao tác cho các em xem
+Học sinh thực hành ,giáo viên theo dõi uốn nắn .
*Cuối cùng giáo viên nhận xét chung về tiết thực hành về thái độ và kết quả,thu bài chấm điểm
*Qui trình thực hiện cắt
_vẽ và cắt mẫu giấy
_Mẫu giấy đặt tên vải ,cắt theo mẫu
13cm
11cm
Qui trinh khâu :
a.Khâu vòng bao tay
_Aùp hai mặt vải vào nhau ,hai mép bằng nhau
_Khâu vòng quanh cách máp 0,5 bằng đường may tới
b.khâu vòng cổ tay
_Gấp mép 2 lần ở mặt trái
_Khâu vắt vòng quanh mép
_Luồn dây thun nhỏ (dây nút)
Có thể trang trí bao tay bằng nơ chuổi hay hoa tuỳ thích .
Dặn dò :
_Em nào chưa xong ,hãy tiếp tục hoàn thành ở nhà .có thể trang trí
_Học lại bài “Các loại vải thường dùng ”
_Chuẩn bị bài 7 “Cắt khâu áo gối hình chữ nhật “
_Vải 18cm.26cm(trắng ,màu ,hoa văn)
_Kim,chỉ trắng,kéo ,hoa,nơ để trang trí.
Rut kinh nghiẹm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 7+8 NS:
Tiết 13,14,15 ND:
BÀI 7; Thực hành :CẮT KHÂU VỎ GỐI HÌNH CHỮ NHẬT
I/Mục tieu:
_Học sinh biết cắt khâu vỏ gối hoàn chỉnh theo yêu cầu bài học
_Biết vận dụng để khâu được vỏ gối khác theo yêu cầu sử dụng .
_Có tính cẩn thận ,thao tác chính xác ,đúng qui trình .
II/Chuẩn bị :
_Mẫu vỏ gối lớn để học sinh quan sát (có thêu kết hoa trang trí mặt gối ,trang trí đường diền )
_Mẫu vỏ gối theo yêu cầu hoàn chỉnh
_Kim ,chỉ ,kéo
III/Các hoạt động dạy học
A.Ổn định lớp
B.Kiểm tra
_Phê bình nhận xét về điểm số của bài thực hành trước
_Sự chuẩn của học sinh:vải ,kim ,chỉ .kéo
C.Tiến trình bài mới
Để giúp các em có thể tự phục vụ bản thân ,chăm sóc cho ai đó trong gia đình hoặc xa hơn nữa là tự làm món quà cho người thân ,hôm nay cô trò mình sẽ cùng cắt khâu một vỏ gối –đây là một vật dụng gia đình mà không ai có thể thiếu được .Chúng ta cùng ghi tựa bài “CẮT KHÂU VỎ GỐI HÌNH CHỮ NHẬT “
Ho¹t ®éng GV-HS
Néi dung
Giáo viên giới thiệu mẫu vật sản phẩm vỏ gối cần đạt cho học sinh quan sát .
.Hoạt động 1:Vẽ và cắt vỏ gối
Sau đó yêu cầu học sinh trả lời các câu:
_Vỏ gối này đựơc may với mấy mảnh vải ?
_Các mảnh vải này có bằng nhau cả không?
_Các em hãy tính số đo vỏ gối này cộng thêm 1cm đường may mỗi bên xem ra bao nhiêu
*Giáo viên hướng dẫn các em vẽ lên giấy cụ thể
*Cho học sinh đặt mẫu giấy đã cắt lên vải đúng canh sợi .Ghim cố định và cắt vải theo giấy mẫu
Hoạt động 2:Khâu vỏ gối
Giáo viên hướng dẫn học sinh khâu theo qui trình ghi bảng :
a.Gấp mép 2 mảnh sau làm nẹp
b.Đặt 2 nẹp sau chồm lên nhau 1 cm
_Lựơc cố định
c.Aùp 2 mặt phải mảnh trước và sau
_Khâu vòng quanh cách mép 7mm
d.Rút chỉ lược nẹp .
_Lộn vỏ gối qua mặt phải _là phẳng
e.Khâu đường trang trí viền quanh cách bìa 2.5cm tạo diềm vỏ gối
.Hoạt động 3:Hoàn thành sản phẩm
*Học sinh sẽ không kịp khâu viền ở tiết 2 .Giáo viên cho các em mang về nhà là phẳng để sang tiết 3 này ,học sinh sẽ hoàn thành phần ấy ,
*Đối với học sinh đã hoàn thành trước ,giáo viên hướng dẫn các em đính khuy vào nẹp hoặc trang trí mặt gối như:
_Thêu tên học sinh
_Kết hoa vải ,nơ trang trí
25cm 1cm
*Mỗi số đo đều cộng thêm 1cm mỗi bên :
trước :25cm+2cm=27cm
18cm+2cm=20cm
sau(L) 22 24.20cm
(N)10 12.20cm
18cm
10cm 20cm
Hai mảnh sau
Mảnh sau úp lên mảnh trước
D.Đánh giá kết quả thực hành
_Giáo viên nhận xét tinh thần ,thái độ làm việc của học sinh.
_Thu sản phẩm ,chấm điểm
E.Dặn dò
Các em về nhà đọc lại các bài (Phần ghi nhớ)
_Các loại vải thường dùng .
_Lựa chọn trang phục
_Sử dụng và bảo quản trang phụcđể vào phần ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
Rut kinh nghiẹm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 9 NS:16 / 10 / 09
Tiết 16,17 ND:19 / 10 / 09
Bài 8: BÀI TẬP ÔN CHƯƠNG 1
I/Mục tiêu
_Học sinh nắm vững kiến thức và kĩ năng cơ bản về các loại vải thường dùng : lựa chọn vải may mặc, sử dụng và bảo quản trang phục.
_Vận dụng kiến thức và kĩ năng ấy vào việc may mặc cho bản thân, gia đình .
_Có ý thức tiết kiệm, mặc lịch, sự gọn gàng .
II/Chuẩn bị :
_Tranh ảnh mẫu vật
_Hệ thống câu hỏi bài tập
III/Các hoạt động dạy học
A.Ổn định lớp
B.Kiểm tra bài cũ :
_Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị tài liệu của học sinh có đầy đủ không.
(Giáo viên có thể kiểm tra bài thực hành áo gối của học sinh đưa ra nhận xét )
C.Bài mới : ÔN TẬP CHƯƠNG 1
Ho¹t ®éng gv- hs
Néi dung
Giáo viên nêu _Mục tiêu bài học :Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
_Yêu ca
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_chuong_trinh_ca_nam_pham_thi_cuc.doc