Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 19+20, Bài 8: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở (Bản hay)

A. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

 - Biết được vai trò của nhà ở với đời sống con người.

 - Biết phân chia các khu vực sinh hoạt trong nhà ở.

2. Kĩ năng.

 - Sắp xếp được chỗ ở, nơi học tập của bản thân ngăn nắp.

3. Thái độ.

 - Có ý thức phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở hợp lí.

B. Đồ dùng dạy học.

1. GV:

2. HS:

C. Tổ chức giờ học.

* Khởi động (3 phút)

1. Kiểm tra đầu giờ.

2. Giới thiệu bài: Dù nhà rộng hay nhà hẹp. Nếu bố trí các khu vực sinh hoạt và sắp đồ đạc trong nhà hợp lí, đảm bảo độ thẩm mĩ là một trong những yêu cầu của trang trí nhà ở. Bài này sẽ giúp các em biết vai trò của nhà ở và phân chia khu vực sinh hoạt sinh hoạt hợp lí.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 19+20, Bài 8: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 15.10. 09. Ngày soạn: 16.10.09.(6b). Chương II: Trang trí nhà ở Tiết 19 – Bài 8: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở ( t1) A. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Biết được vai trò của nhà ở với đời sống con người. - Biết phân chia các khu vực sinh hoạt trong nhà ở. 2. Kĩ năng. - Sắp xếp được chỗ ở, nơi học tập của bản thân ngăn nắp. 3. Thái độ. - Có ý thức phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở hợp lí. B. Đồ dùng dạy học. 1. GV: 2. HS: C. Tổ chức giờ học. * Khởi động (3 phút) 1. Kiểm tra đầu giờ. 2. Giới thiệu bài: Dù nhà rộng hay nhà hẹp. Nếu bố trí các khu vực sinh hoạt và sắp đồ đạc trong nhà hợp lí, đảm bảo độ thẩm mĩ là một trong những yêu cầu của trang trí nhà ở. Bài này sẽ giúp các em biết vai trò của nhà ở và phân chia khu vực sinh hoạt sinh hoạt hợp lí. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu vai trò của nhà ở đối với con người. ( 17 phút) - Mục tiêu: Biết được vai trò của nhà ở với đời sống con người. - Đồ dùng: - GV: Cho HS quan sát H2.1. H: Vì sao con người cần nhà ở, nơi ở? - HS: Quan sát và cá nhân phát biểu. - GV: nhân xét hướng dẫn cách khai thác H2.1. +. Bảo vệ tránh khỏi ảnh hưởng xấu của thiên nhiên: mưa, bão, gió, nắng +. Thỏa mãn nhu cầu cá nhân: ngủ, tắm, giặt, học tập +. Thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt chung của gia đình: ăn uống, giải trí GV kết luận. - GV: giới thiệu hiến pháp và pháp luật của nước ccộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều ghi nhận quyền có nhà ở của công dân. HĐ2: Tìm hiểu về việc sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở ( 20 phút) - Mục tiêu: Biết phân chia các khu vực sinh hoạt trong nhà ở. - Đồ dùng: - GV: trong nhà cần phải sắp xếp đồ đạc hợp lí, gọn gàng thì ngôi nhà sẽ rộng và thuận tiện sử dụng. H: Em hãy kể những sinh hoạt bình thường của gia đình em? - HS: Ngủ, nghỉ, ăn uống, làm việc, học tập, tiếp khách, nấu ăn, vệ sinh - GV: trong nhà em các khu vực được phân chia như thế nào? - HS: cá nhân trả lời. - GVH: các khu vực đó cần đạt yêu cầu gì để đảm bảo hợp lí, thuận tiện sử dụng. - HS: cá nhân trả lời, cá nhân khác bổ sung. - GV: Nhận xét và kết luận, giải thích sự sắp xếp của các khu vực. I. Vai trò của nhà ở đối với đời sống con người - Nhà ở là nơi trú ngụ của con người. - Nhà ở bảo vệ con người tránh khỏi những tác hại do ảnh hưởng của thiên nhiên, môi trường ( mưa, gió, bão, nắng, tuyết lạnh..) - Nhà ở là nơi đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người. II. Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà. 1. Phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình. a. Chỗ sinh hoạt chung, tiếp khách nên rộng rãi. b. Chỗ thờ cúng cần trang nghiêm. c. Chỗ ngủ, nghỉ ở nơi yên tĩnh, riêng biệt. d. Chỗ ăn uống ở gần bếp hoặc trong bếp. e. Khu vực bếp cần sáng sủa, sạch sẽ, đủ nước, thoát nước tốt. f. Khu vệ sinh đặt cuối hướng gió. g. Chỗ để xe, kho cần chắc chắn, an toàn. * Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút). 1. Củng cố:: - GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của tiết học. H: Vai trò của nhà ở đối với đời sống con nguời? H: Nêu các khu vực chính của nhà ở? 2. Hướng dẫn học bài:: - Về nhà học thuộc vai trò của nhà ở và các khu vực sinh hoạt chính tong nhà ở. - Đọc trước phần II. 2, 3 và sưu tầm các tranh sắp xếp đồ đạc trong nhà ở Việt Nam. Ngày giảng:22 .10. 09. Ngày soạn: 23.10.09 (6b) .09 (6a) Tiết 20 – Bài 8: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở ( t2) A. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Biết được cách sắp xếp đồ đạc trong nhà ở. - Biết một số cách sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của Việt Nam. 2. Kĩ năng. - Sắp xếp được chỗ ở, nơi học tập của bản thân ngăn nắp, hợp lí. 3. Thái độ. - Có ý thức sắp xếp đồ đạc hợp lí, tạo môi trường sống thoải mái, thuận tiện. B. Đồ dùng dạy học. 1. GV: Sơ đồ sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. 2. HS: C. Tổ chức giờ học. * Khởi động ( 7 phút) 1. Kiểm tra đầu giờ. H: Nhà ở có vai trò như thế nào đối với con người? H: Gia đình em nhà ở được chia thành những khu vực chính nào? Kể tên các khu vực đó? 2. Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã biết các khu vực chình trong nhà ở. Vậy các khu vực đó được sắp xếp đồ đạc như thế nào cho hợp lí, và các em sẽ được biết một số cách sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của Việt Nam. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ2.1: Tìm hiểu về việc sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở ( 15 phút) - Mục tiêu: Biết được cách sắp xếp đồ đạc trong nhà ở. - Đồ dùng: - GV: Trong gia đình có nhiều loại đồ đạc và cách sắp xếp chúng trong từng khu vực cũng rất khác nhau. Tùy điều kiện và ý thích của từng gia đình. H: Em hãy kể các đồ đạc chính trong gia đình em? - HS: lắng nghe và cá nhân trả lời câu hỏi - GV: Chia nhóm, yêu cầu HS thảo luân trả lời câu hỏi ( 5 phút). H: Các khu vực có những đồ đạc giống hay khác nhau? H: Khi sắp xếp đồ đạc từng khu vực trong nhà ở cần chú ý điều gì? H: Giả sử đồ đạc trong 2 nhà giống nhau, 2 chủ nhà có sắp xếp giống nhau không? Vì sao? - HS: thảo luận và đại diện nhóm trả lời. - GV: nhận xét và kết luận. - GV: đưa tình huống: một nhà nhiều đồ và một nhà trang trí vừa đủ. Em hãy nêu cảm giác của em khi sống trong 2 ngôi nhà đó? - HS: cá nhân phát biểu. - GV: Làm thế nào để sống thoải mái trong nhà ở một phòng? - HS: cá nhân trả lời. - GV: kết luận - GV tích hợp môi trường: Sắp xếp đồ đạc hợp lí tạo cho môi trường sống trong nhà ở thoải mái, thuận tiện. HĐ2.2: Quan sát một số cách bố trí sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của một số vùng, miền ( 20 phút) - Mục tiêu: Biết một số cách sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của Việt Nam. - Đồ dùng: sơ đồ sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long - GV: yêu cầu HS quan sát hình 2.2 đến hình 2.6, GV giới thiệu cách phân chia khu vực và cách sắp xếp đồ đạc của nhà ở các miền. - HS: Quan sát hình và lắng nghe giới thiệu. - GV: treo sơ đồ sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và giới thiệu cách bố trí các khu vực. H: em hãy mô tả nhà ở của gia đình em? - HS: quan sát và lắng nghe giới thiệu và mô tả nhà ở của mình. - GV: cho HS tự giới thiệu các tranh sưu tầm được về nhà ở - HS: tự giới thiệu. - GV: nhận xét và tuyên dương những HS tích cực sưu tầm tranh. II. Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở 2.2. Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực. - Mỗi khu vực có những đồ đạc cần thiết và được sắp xếp hợp lí, có tính thẩm mĩ, thể hiện được cá tính của chủ nhân sẽ tạo nên sự thoải mái, thuận tiện trong mọi hoạt động hằng ngày. - Nhà chật nên dùng đồ đạc nhiều công dụng ( ghế xếp, bàn gấp) gác lửngđể cho căn phòng thoáng đãng, thoải mái. 2.3 Một số ví dụ về bố trí sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của Việt Nam. a. Nhà ở nông thôn. - Nhà ở đồng bằng Bắc Bộ. - Nhà ở đồng bằng sông Cửu Long. b. Nhà ở thành phố, thị xã, thị trấn. c. Nhà ở miền núi. * Củng cố và hướng dẫn học bài ( 3 phút). 1. Củng cố: - GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của tiết học. - Gọi HS đọc ghi nhớ. H: em hãy mô tả nhà ở và cách sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực của gia đình em? 2. Hướng dẫn học bài: - Về nhà học thuộc ghi nhớ và trả lời các câu hỏi cuối bài. - Đọc trước bài 9 và mỗi tổ chuẩn bị một sơ đồ phòng ở, cắt sơ đồ một số đồ đạc bằng giấy như hình 2.7 SGK – Tr 39.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_1920_bai_8_sap_xep_do_dac_hop_l.doc