Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 2+3+4: Các loại vải thường dùng trong may mặc

I) MỤC TIÊU. Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được các mục tiêu sau:

1. Về kiến thức.

- Biết được nguồn gốc, quá trình sản xuất, tính chất, công dụng của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học, vải sợi pha.

2. Kĩ năng.

- Phân biệt được một số vải thông dụng.

- Thực hành chọn được các loại vải , biết phân loại bằng các đốt sợi vải, nhận xét quá trình cháy, nhận xét tro sợi vải khi đốt.

3. Thái độ.

- Giáo dục học sinh ý thức biết phân biệt các loại vải thích ứng với mùa đông và mùa hè.

II) CHUẨN BỊ.

1. Chuẩn bị của giáo viên.

- nghiên cứu kĩ nội dung của bài và các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học.

- Tranh quy trình sản xuất sợi vải thiên nhiên, sợi vải hóa học.

- Bộ mẫu các loại vải.

- máy chiếu nếu có.

2. Chuẩn bị của học sinh.

- Đọc trước bài 1 ở nhà.

- Bát chứa nước, bật lửa, nhang.

 

doc9 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 2+3+4: Các loại vải thường dùng trong may mặc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: May mặc trong gia đình Tiết 2-3-4: Các loại vải thường dùng trong may mặc. Họ Tên: Phạm Văn Uy. Ngày soạn: Ngày giảng: I) mục tiêu. Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được các mục tiêu sau: 1. Về kiến thức. - Biết được nguồn gốc, quá trình sản xuất, tính chất, công dụng của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học, vải sợi pha. 2. Kĩ năng. - Phân biệt được một số vải thông dụng. - Thực hành chọn được các loại vải , biết phân loại bằng các đốt sợi vải, nhận xét quá trình cháy, nhận xét tro sợi vải khi đốt... 3. Thái độ. - Giáo dục học sinh ý thức biết phân biệt các loại vải thích ứng với mùa đông và mùa hè... II) chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của giáo viên. - nghiên cứu kĩ nội dung của bài và các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học. - Tranh quy trình sản xuất sợi vải thiên nhiên, sợi vải hóa học. - Bộ mẫu các loại vải... - máy chiếu nếu có... 2. Chuẩn bị của học sinh. - Đọc trước bài 1 ở nhà. - Bát chứa nước, bật lửa, nhang... III) Phương pháp. - Thảo luận nhóm. - Phương pháp trực quan. - Hỏi đáp tìm tòi. - Kết hợp lời diễn giải... IV) tiến trình bài học. 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ ( không). 3. Nội dung bài mới. Tiết 1-2 a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - Mỗi chúng ta ai cũng biết những sản phẩm quần áo dùng hàng ngày đều được may từ các loại vải, còn các loại vải đó có nguôn gốc từ đâu, được tạo ra như thế nào và có những đặc điểm gì thì thầy và các em cùng tìm hiểu bài hôm nay: Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc b) Hoạt động 2: tìm hiểu về nguồn gốc, tính chất các loại vải. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung GV: yêu cầu học sinh đọc lướt qua SGK và đặt câu hỏi: Theo nguồn gốc thì sợi dệt vải được phân làm mấy loại? GV: Treo sơ đồ hình 1.1 SGK/6 phóng to lên bảng, hướng dẫn học sinh quan sát. Qua quan sát tranh em hãy cho biết tên cây trồng dùng để diệt vải? Loài vật nuôi nào cung cấp sợi để diệt vải? GV: Chốt lại câu hỏi: Vậy vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ đâu? GV: Nhận xét, chốt nội dung: GV: cho học sinh làm bài tập trong SGK/6: Dựa vào hình 1.1a,b hãy nêu tóm tắt quy trình sản vải sợi bông và sợi tơ tằm. * cây bông->...->...->Vải sợi bông. * Con tằm->...->...-> Vải tơ tằm. GV: Chữa bài tập. GV: Bổ xung thêm kiến thức: Quá trình sản xuất vải sợi bông: từ cây bông ra ooa kết trái cho trái bông. Quả bông sau khi thu hoạch được giũ sạch hạt, loại bỏ các chất bẩn, đánh tơi để tạo xơ bông, kéo thành sợi dệt vải và qua quá trình dệt tạo thành vải sợi bông. Quá trình sản xuất vải tơ tằm: từ con tằm cho kén tằm và từ kén tằm cho sợi tơ tằm sau một quá trình ươm tơ: Người ta đem kén tằm nấu trong nước sôi làm cho keo tơ tan ra một phần, kén tơ trở lên mềm ra, dễ dàng rút thành sợi, sợi rút ra từ kén còn ướt được chập lại thành sợi tơ mộc, từ sợi tơ dệt được vải tơ tằm. GV: Thực hiện thao tác làm thử nghiệm vò vải, đốt sợi vải, nhúng vào nước để học sinh quan sát và yêu cầu học sinh kết hợp với đọc SGK cho biêt: ? Tính chất của vải sợi thiên nhiên? GV: Nhận xét, chốt nội dung: Gia đình em thường sử dụng những trang phục nào làm bằng vải sợi bông? GV: Treo sơ đồ hình 1.2 phóng to lên bảng, hướng dẫn học sinh quan sát kết hợp với đọc để trả lời các câu hỏi câu hỏi: Vải sợi hóa học được dệt như thế nào? Vải sợi hóa học được chia làm mấy loại? GV: Nhận xét, chốt nội dung: GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.2 , thảo luận nhóm nhỏ trong vong 3 phút ( 2 bạn 1 bàn) để nêu tóm tắt quy trình sản xuất vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp. GV: Gọi một số nhóm lên trình bài. GV: Nhận xét, bổ xung thêm: + Vải sợi nhân tạo: nguyên liệu chính là tre, nứa, gỗ có hàm lượng xenlulo cao qua sử lí bằng chất hóa học như xút để kéo thành sợi visco, axetat... dùng để diệt vải nhân tạo... + Vải sợi tổng hợp: Là loại vải chế biến từ một số chất hóa học lấy từ than đá, dầu mỏ...qua quá trình biến đổi hóa học phức tạp thành nguyên liệu để sản xuất sợi tổng hợp... GV: cho học sinh làm bài tập Sgk/8. GV: Làm thử nghiệm vò vải, đốt và yêu cầu học sinh quan sát kết hợp với đọc SGK để nêu lên tính chất của vải sợi hóa học. GV: Gọi một số học sinh trình bày. GV: Nhận xét, bổ xung, chốt nội dung: Gia đình em thường dùng những laọi trang phục nào dệt bằng vải sợi hóa học? Tại sao vải sợi hóa học thường được sử dụng rộng rãi trong may mặc? GV: Nhận xét ( Vì vải sợi hóa học phong phú, đa dạng, bền, đẹp, giặt mau khô, ít nhàu, giá thành rẻ...) GV: Cho học sinh quan sát một số mẫu vải có ghi thành phần vải sợi pha, yêu cầu học sinh kết hợp với đọc SGK gợi ý cho học sinh để trả lời câu hỏi: em hãy nêu nguồn gốc của vải sợi pha? GV: Nhận xét, chốt nội dung: GV: Chia lớp thành các nhóm nhỏ ,Cho học sinh quan sát kĩ các mẫu vải sợi pha, kết hợp với nghiên cứu nội dung phần 3 SGK/8 (trong thời gian 3 phút) em hãy nêu tính chất của vải sợi pha? GV: Nhận xét chung, chốt nội dung: GV: chia lớp thành 6 nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm thảo luận trong vòng 5 phút rồi trình bày nên bảng phụ các nội dung sau: + Nhóm 1-3: nêu tóm tắt ưu nhược điểm của vải sợi thiên nhiên. + Nhóm2-4: Nêu tóm tắt ưu nhược điểm của vải sợi hóa học. + Nhóm 5-6: Nêu tóm tắt ưu nhược điểm của vải sợi pha. GV: Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình và so sánh thử ưu nhược điểm của vải sợi pha với 2 loại vải còn lại. GV: Nhận xét , đưa ra kết luận chung: HS: đọc SGK và trả lời. HS: Quan sát theo sự hướng dẫn của giáo viên. HS: Trả lời. HS: Trả lời. HS: Trả lời HS: ghi bài. HS: Quan sát tranh, suy nghí làm bài tập. HS: Chữa BT vào vở, chú ý lắng nghe giáo viên bổ xung có thể ghi vào vở để biết thêm. HS: Chú ý quan sát, kết hợp với đọc SGK phần b/7. HS: Trả lời. HS: chú ý ghi bài. HS: Trả lời. HS: quan sát và đọc tài liệu dưới sự hướng dẫn của giáo viên để trả lời câu hỏi.. HS: Suy nghĩ, trả lời. HS: Ghi bài. HS: Quan sát, thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao cho. HS: Trình bày. HS: Chú ý lắng nghe HS: chú ý làm bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên. HS: Chú ý quan sát kết hợp với đọc SGK. HS: Trình bày. HS: Ghi bài. HS: Trả lời. HS: Suy nghĩ, trả lời. HS: Chú ý lắng nghe. HS: Chú ý quan sát kết hợp với đọc SGK. HS: Suy nghĩ, trả lời. HS: Chú ý, ghi bài. HS: Quan sát, đọc sách. HS: Trả lời. HS: ghi bài. HS: Thảo luận nhóm về nhiệm vụ của giáo viên giao cho từng nhóm. HS: Các nhóm lần lượt trình bày kết quả của nhóm mình. HS: Có thể ghi vào vở. I) nguồn gốc, tính chất của các loại vải. 1. Vải thiên nhiên. a. Nguồn gốc. - Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ động vật và thực vật: + Từ thực vât như: sợi bông, lanh, đay, gai... + Từ động vật như: tơ tằm từ kén tằm, sợi len từ lông cừu, hoạc từ dê, lạc đà... BT: * Cây bông-> quả bông-> xơ bông-> sợi dệt-> vải sợi bông. * Con tằm-> kén tằm-> sợi tơ tằm-> sợi dệt-> vải tơ tằm. b) Tính chất. - Tính chất của vải sợi thiên nhiên: + Vải sợi bông dễ hút ẩm, thoáng hơi, chịu nhiệt tốt, có nhược điểm dễ bị co, dễ bị nhàu. Khi đốt lượng tro ít và dễ vỡ, màu trắng. + Tơ tằm: mềm mại, bóng mịn, nhẹ xốp, cách nhiệt tôt, mặc thoáng mát, hút ẩm tốt.Khi đốt cháy chậm, mùi khét như sừng cháy, tàn tro đen, vón cục, dễ vỡ. + Vải len dạ: nhẹ, xốp, độ bền cao, giữ nhiệt tốt, ít co giãn, ít hút nước,. Nhược điểm dễ bị gián nhậy cắn thủng. + Ngoài ra vải thiên nhiên còn có nhược điểm: dễ bị nhăn, giá thành cao... 2. Vải sợi hóa học. a. Nguồn gốc. - Vải sợi háo học được làm bằng các loại sợi ro con người tạo ra từ một số chất hóa học lấy thừ chất xenlulo của gỗ, tre, nứa và từ một số chất hóa hcọ lấy từ than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên...Nguyên liệu không có dạng sợi mà phải qua quá trình tạo sợi. - Vải sợi hóa học có thể đ]cj chia làm 2 loại: Vải sợi nhân tạo được dệt bằng sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp được dệt bằng sợi tổng hợp. b. Tính chất. - vải sợi nhân tạo : Mềm mại, hút ẩm tốt, nhưng độ bền kém, ít nhàu hơn sợi bông và bị cứng lại trong nước. Khi đốt sợi vải tro bóp dễ tan. - Vải sợi tổng hơp: độ hút ẩm ít nên dễ thấm mồ hôi, bền đẹp, giặt mau khô và không bị nhàu. Khi đốt sợi vải tro vón cục, bóp không tan. 3. Vải sợi pha a) nguồn gốc. - Vải sợi pha được dệt bằng sợi pha. Sợi pha được sản xuất bằng cách kết hợp 2 hoặc nhiều loại sợi khác nhau để tạo thành sợi dệt... b) Tính chất. - vải sợi pha thường có ưu điểm của các loại sợi thành phần: + Cotton + polyeste: Hút ẩm nhanh, thoáng mát, không nhàu, giặt chóng khô, bền đẹp. + Polyeste + visco: tương tự vải PECO. + polyeste + len: bóng, đẹp, mặc ấm, giữ nhiệt tốt, ít bị côn trùng cắn hỏng, dễ giặt. => KL: vải sợi pha có những ưu điểm hơn hẳn vải sợi bông và vải sợi hóa học: bền, đẹp, dễ nhuộm màu, ít nhàu nát, mặc thoáng mát, giặt chóng sạch, mau khô, ít phải là...Vải được sử dụng rộng rãi để may quần áo và các sản phẩm khác nhau( vì nó thích hợp với khí hậu và điều kiện kinh tế của nước ta)... 4. Tổng kết bài học. - GV: + yêu cầu học sinh nhắc lại nguồn gốc, tính chất của các loại vải đã học. + Còn thời gian có thể hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi phần cuối bài. 5. Hướng dẫn về nhà. - GV: Yêu cầu học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp, và yêu cầu học sinh đọc trước bài thức hành ở nhà... Tiết 3: 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Nêu nguồn gốc, tính chất của vải sợi thiên nhiên? Nêu nguồn gốc, tính chất của vải sợi hóa học? Nêu nguồn gốc, tính chất của vải sợi pha? 3. Nội dung bài mới. a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - Các giờ học trước các em đã được tìm hiểu nguồn gốc, tính chất của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học và vải sợi pha. Vậy cách nhận biết các loại vải sợi này như thế nào chúng ta xe tìm hiểu bài hôm nay: Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải b) hoạt động 2: Tiến trình thực hành. - GV: Chia lớp thành 3 nhóm lớn cùng thực hành lần lượt các yêu cầu của từng phần trong bài: 1) Điền tính chất của một số loại vải. + GV: Yêu cầu 3 nhóm cùng làm bài tập bảngSgk/9. 2) Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải. + Giáo viên phát mẫu vật cho các nhóm, yêu cầu học sinh tiến hành thực nghiệm vò vải và đốt sợi vải để phân biệt các mẫu vải hiện có rồi ghi kết quả vào bảngSgk/9. Còn lại là vải sợi pha. 3) Đọc thành phần sợi vải trên các băng vải nhỏ đính trên áo, quần. + Giáo viên yêu cầu các nhóm đọc thành phần sợi vải trong các khung hình 1.3 SGK và các băng vải nhỏ ro học sinh và giáo viên chuẩn bị. - Giáo viên tiến hành thực hiện thao tác mẫu vò vải và cách đốt sợi vải cho học sinh quan sát và hướng dẫn học sinh phải dực vào tính chất của từng loại vải để phân biệt. - Giáo Viên yêu cầu các nhóm học sinh tiến hành thực hành các công việc được giao theo sự hướng dẫn của giáo viên và yêu cầu các nhóm ghi kết quả vào phiếu thực hành cuối giờ nộp lại cho giáo viên. - GV: Nhắc nhở thêm cho học sinh phải lưu ý đến an toàn lao động. - Học sinh các nhóm tiến hành thực hành theo sự phân công và hướng dẫn của giáo viên. 4. Tổng kết bài học. - Giáo viên yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày và nộp kết quả thực hành của nhóm mình đã ghi trong phiếu thực hành. - Các nhóm học sinh lần lượt trình bày kết quả của nhóm mình, sau đó nộp kết quả cho giáo viên. - Giáo viên yêu cầu các nhóm bạn nhận xét bổ xung cho nhau. - HS: các nhõm nhận xét, bổ xung kết quả cho nhau ( nếu có ). - Giáo viên nhận xét chung, cho điểm thực hành. 5. Hướng dẫn về nhà. - Giáo viên: + nhận xét về thái độ trong giờ thực hành của học sinh. + Yêu cầu học sinh về nhà tìm tòi và thực hành thêm một số mẫu vải cũ gia đình bỏ đi để hiếu rỗ hơn về tính chất từng loại vải. + yêu cầu học sinh Đọc và chuẩn bị trước bài 2” lựa chon trang phục” trước khi đến lớp. + Còn thời gian có thể cho học sinh đọc mục có thể em chưa biết. - Hết giờ yêu cầu học sinh dọn dẹp sạch xẽ phòng học cho các tiết học tiếp theo... *) Rút Kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_234_cac_loai_vai_thuong_dung_tr.doc
Giáo án liên quan