Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 37, Bài 5: Cơ sở ăn uống hợp lí - Đoàn Thị Thanh

A- Mục tiêu.

- Hiểu được vai trò của chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.

- Biết được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

- Biết được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, biết cách thay đổi để có bữa ăn hợp lí.

B- Chuẩn bị.

GV: Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.

HS: Tìm hiểu trước bài 15, tìm hiểuu các nguồn thức ăn của con người.

C- Tiến trình dạy học.

1- Tổ chức ổn định.

2- Kiểm tra bài cũ.

3- Bài mới.

Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

 GV hỏi: Tại sao chúng ta phải ăn uống.

HS suy nghĩ trả lời

GV gọi 2-3 HS trả lời và rút ra ý chính:

- Ăn uống duy trì sự sống và làm việc, đồng thời cũng để có chất bổ dưỡng nuôi cơ thể khoẻ mạnh và phát triển tốt.

- Sức khoẻ và hiệu quả làm việc của con người phần lớn phụ thuộc vào loại và lượng thực phẩm ăn mỗi ngày. Chính vì thế chúng ta cần hiểu rõ “Cơ sở của ăn uống hợp lí”

- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 3.1 và rút ra nhận xét.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 37, Bài 5: Cơ sở ăn uống hợp lí - Đoàn Thị Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III: Nấu ăn trong gia đình. Tiết 37. Tuần 19 Thứngàythángnăm 200 Bài 5 Cơ sở của ăn uống hợp lí A- Mục tiêu. Hiểu được vai trò của chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Biết được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Biết được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, biết cách thay đổi để có bữa ăn hợp lí. B- Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. HS: Tìm hiểu trước bài 15, tìm hiểuu các nguồn thức ăn của con người. C- Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định. Kiểm tra bài cũ. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV hỏi: Tại sao chúng ta phải ăn uống. HS suy nghĩ trả lời GV gọi 2-3 HS trả lời và rút ra ý chính: - Ăn uống duy trì sự sống và làm việc, đồng thời cũng để có chất bổ dưỡng nuôi cơ thể khoẻ mạnh và phát triển tốt. - Sức khoẻ và hiệu quả làm việc của con người phần lớn phụ thuộc vào loại và lượng thực phẩm ăn mỗi ngày. Chính vì thế chúng ta cần hiểu rõ “Cơ sở của ăn uống hợp lí” - GV yêu cầu học sinh quan sát hình 3.1 và rút ra nhận xét. Hoạt động 2: Vai trò của các chất dinh dưỡng. Kể tên những thức ăn hàng ngày của con người? Những chất dinh dưỡng cần thiết của con người? - Học sinh suy nghĩ trả lời. - GV gọi học sinh trả lời và rút ra kết luận. GV yêu cầu học sinh quan sát H3.2 và ghi tên những thực phẩm cung cấp chất đạm? GV yêu cầu học sinh đọc phần 1.b và cho biết vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể? GV gọi học sinh trả lời và rút ra kết luận. Gv yêu cầu học sinh quan sát và nêu những nguồn gốc cung cấp chất đường bột? GV gọi học sinh trả lời và rút ra kết luận chung. ? Chất đường bột có vai trò như thế nào đối với cơ thể? Quan sát hình 3.6 và kể tên những nguồn cung cấp chất béo? Theo em chất béo có vai trò như thế nào đối với cơ thể? Có 5 chất dinh dưỡng cần thiết cho con người: Chất đạm: Tôm, cua, cá, rau, trứng Chất đường bột: Kẹo, mía, ngũ cốc, gạo Chất béo: Mỡ lợn, bơ, sữa, mật ong Chất khoáng: Cá, sữa, tôm cua Sinh tố: Hoa quả, rau Chất đạm. * Nguồn gốc. Đạm động vật: Thịt, cá, trứng, sữa, tôm cua, sò, ốc, mực, lươn Đạm thực vật: Các loại đậu, lạc, vừng, hạt sen, hạt điều * Vai trò: + Tham gia vào chức năng tạo hình, là nguyên liệu chính để cấu tạo nên tổ chức cơ thể ( Kích thước, chiều cao, cân nặng). + Cấu tạo các men tiêu hóa, các chất của tuyến nội tiết. + Cần thiết cho việc tu bổ, tái tạo những tế bào đã chết (Tóc rụng, đứt tay, thay răng). + Cung cấp năng lượng và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chất đường bột. * Nguồn gốc. + Tinh bột là thành phần chính của các loại ngũ cốc: gạo, ngô, khoai, sắn; các loại củ, quả: Chuối, đậu, mít + Đường là thành phần chính của kẹo, mía, mạch nha * Vai trò: + Là nguồn cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. + Chuyển hoá thành các chất dinh dưỡng khác: prôtein, Lipít Chất béo. * Nguồn gốc. + Từ động vật: Mỡ lợn, Pho mát, sữa, bơ, mật ong + Từ thực vật: Đậu, vừng, lạc, ô liu * Vai trò. + Cung cấp năng lượng, tích trữ dưới da dưới dạng một lớp mỡ và gíup bảo vệ cơ thể. + Chuyển hoá một số vitamin kháccần thiết cho cơ thể Củng cố. GV yêu cầu những thức ăn có thể cung cấp cả 3 chất dinh dưỡng vừa tìm hiểu? Hướng dẫn về nhà. Học kĩ bài. Tìm hiểu vai trò và nguồn cung cấp các chất khoáng, vitamin. Tiết 38. Tuần19 Thứngàythángnăm 200 Bài 15 Cơ sở của ăn uống hơp lí A- Mục tiêu. Hiểu được vai trò của chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Biết được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Biết được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, biết cách thay đổi để có bữa ăn hợp lí. B- Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. HS: Tìm hiểu trước bài 15, tìm hiểu các nguồn thức ăn của con người. C- Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định. Kiểm tra bài cũ. ? Nêu nguồn gốc và vai trò của các chất đường bột, chất đạm, chất béo? Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Trong tiết học trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về vai trò của một số chất dinh dưỡng như: Chất đạm, chất béo, chất đường bột..Vậy cơ thể chúng ta còn cần những chất dinh dưỡng nào khác, chúng có vai trò gì đối với cơ thể con gười chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay, Hoạt động 2: Vai trò của các chất dinh dưỡng. GV yêu cầu học sinh quan sát hình 3.7 và ghi vào vở các loại sinh tố. GV trình bày chức năng dinh dưỡng của các loại Vitamin tương ứng. GV yêu cầu học sinh quan sát hình 3.8 và ghi vào vở các loại thực phẩm cung cấp các loại chất khoáng. GV giảng: Nước và chất xơ không phải là chất dinh dưỡng song nó có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Sinh tố. * Nguồn cung cấp: Vitamin A: Dưa hấu, đu đủ, cà rốt, khoai tây Vitamin B (B1, B2, B6, B12): Vitamin C: Bưởi, Cam, Chanh, Rau ngót, Bắp Cải, Xu hào Vitamin D: Bơ, lòng đỏ trứng gà * Chức năng dinh dưỡng. Phát triển hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, xương, da Tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể phất triển tốt, khoẻ mạnh và vui vẻ Chất khoáng. * Nguồn cung cấp: + Can xi, phốt pho: Xương cá, sữa, đậu, tôm, cua.. + Iôt: Rong biển, cá, tôm, sò biển, các loại sữa + Sắt: Tim, gan, cật, não, thịt nạc * Chức năng dinh dưỡng. + Phát triển hệ xương, giúp cho hoạt động của cơ bắp. + Tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hoá của cơ thể Nước và chất xơ. + Nước là thành phần chính của cơ thể. + Chất xơ giúp cho quá trình tiêu hoá tốt. Hoạt động 3: Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn. Gv giảng: Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng người ta chia thức ăn ra làm 4 loại. Vì sao phải thay thế thức ăn? Và thay bằng cách nào? Phân nhóm thức ăn. Nhóm giàu chất đạm. Nhóm giàu chất đường bột. Nhóm giàu chất béo. Nhóm giàu vitamin và khoáng chất.. Cách thay thế thức ăn lẫn nhau. Cần thường xuyên thay đổi món ăn cho ngon miệng và hợp khẩu vị. Nên thay thế thức ăn trong cùng một nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng không bị thay đổi. 4- Củng cố. Có mấy nhóm thức ăn? Giá trị dinh dưỡng của mỗi nhóm? 5- Hướng dẫn về nhà. Học kĩ bài và áp dụng vào thực tế. Đọc trước phần III: Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. . Hết tuần 19.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_37_bai_5_co_so_an_uong_hop_li_d.doc