A. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Biết được vai trò của các chất dinh dưỡng như chất đạm, chất đường bột, chất béo và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
2. Kĩ năng.
- Lựa chọn được thực phẩm ở các nhóm thức ăn cân đối, hợp lí.
3. Thái độ.
- Hứng thú trong công việc nội trợ.
B. Đồ dùng dạy học.
1. GV
2. HS:
C. Tổ chức giờ học.
* Khởi động (5 phút)
1. Kiểm tra đầu giờ.
2. Giới thiệu bài:
GV đặt câu hỏi: tại sao chúng ta phải ăn uống?
HS cá nhân đưa ra ý kiến, HS khác bổ sung.
GV nhận xét: ăn uống để sống và làm việc đồng thời để có chất bổ dưỡng nuôi cơ thể khoẻ mạnh, phát triển tốt. Sức khoẻ và hiệu quả làm việc của con người phần lớn phụ thuộc vào vào loại lương thực và thực phẩm ăn vào mỗi ngày. Chính vì thế chúng ta cần phải hiểu về “ cơ sở của ăn uống hợp lí”
10 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 37+38, Bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05.01.10.
Ngày giảng: 06.01.10(6a).
08.01.10(6b)
CHƯƠNG III: NấU ĂN TRONG GIA ĐìNH
Tiết 37 – Bài 15:
Cơ sở của ăn uống hợp lí (t1)
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Biết được vai trò của các chất dinh dưỡng như chất đạm, chất đường bột, chất béo và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
2. Kĩ năng.
- Lựa chọn được thực phẩm ở các nhóm thức ăn cân đối, hợp lí.
3. Thái độ.
- Hứng thú trong công việc nội trợ.
B. Đồ dùng dạy học.
1. GV
2. HS:
C. Tổ chức giờ học.
* Khởi động (5 phút)
1. Kiểm tra đầu giờ.
2. Giới thiệu bài:
GV đặt câu hỏi: tại sao chúng ta phải ăn uống?
HS cá nhân đưa ra ý kiến, HS khác bổ sung.
GV nhận xét: ăn uống để sống và làm việc đồng thời để có chất bổ dưỡng nuôi cơ thể khoẻ mạnh, phát triển tốt. Sức khoẻ và hiệu quả làm việc của con người phần lớn phụ thuộc vào vào loại lương thực và thực phẩm ăn vào mỗi ngày. Chính vì thế chúng ta cần phải hiểu về “ cơ sở của ăn uống hợp lí”
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu cơ sở của ăn uống hợp lí ( 10 phút)
- Mục tiêu: Biết cơ sở của ăn uống hợp lí
- Đồ dùng:
- GVH: yêu cầu HS quan sát H3.1 SGK H: Hình 3.1b thể hiện em bé gái có cơ thể như thế nào? Chứng tỏ điều gì?
- HS: Em gái có cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, thể hiện có sức sống dồi dào, tràn đầy sinh lực. Chứng tỏ có sự ăn uống hợp lí.
- GV: Hình 3.1a thể hiện em bé trai có cơ thể như thế nào? Chứng tỏ điều gì?
- HS: Em trai gầy còm, chân tay khẳng khiu, bụng ỏng, ốm yếu thể hiện sự thiếu chất dinh dưỡng hoặc ăn uống không hợp lí.
- GV: Chất dinh dưỡng có vai trò gì đối với con người?
- HS: cá nhân đưa ra ý kiến, HS khác bổ sung.
- GV: kết luận theo nội dung SGK.
- HS: lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
HĐ2: Tìm hiểu vai trò của chất đạm, chất đường bột, chất béo và nhu cầu dinh dươngc của cơ thể (25 phút)
- Mục tiêu: Biết vai trò của chất đạm, chất đường bột, chất béo và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
- Đồ dùng:
- GV: Trong thực tế hàng ngày, con người cần ăn những chất dinh dưỡng nào? Cho ví dụ về loại thức ăn có chất dinh dưỡng đó?
- HS: Chất đạm, chất bột, chất béo, Vitamin, chất khoáng, nước, chất xơ.
- GV: Chất xơ và nước là thành phần chủ yếu trong bữa ăn, mặc dù không phải là chất dinh dưỡng nhưng rất cần cho sự chuyển hoá và trao đổi chất của cơ thể.
- GV: yêu cầu HS quan sát H3.2 SGK
H: Đạm thực vật và đạm động vật có từ những loại thực phẩm nào?
- HS: quan sát hình và cá nhân phát biểu, HS khác bổ sung.
- GV: nhận xét và kết luận
- GVH: Vậy theo em trong thực đơn hằng ngày cần sử dụng chất đạm thế nào là hợp lí?
- HS: Nên dùng 50% từng loại và còn phụ thuộc vào từng lứa tuổi.
- GV: yêu cầu HS đọc nội dung phần 1b.
H: Chất đạm có vai trò như thế nào đối với cơ thể người?
- HS: đọc nội dung và phát biểu ý kiến
- GV: nhận xét, kết luận và giới thiệu dấu hiệu thiếu chất đạm: chậm lớn, suy nhược
H: Theo em những đối tượng nào cần nhiều chất đạm? Vì sao?
- HS: Trẻ em, phụ nữ có thai, người già yếu.
- GV: yêu cầu HS quan sát H3.3 SGK.
H: Chất đường bột có trong những thực phẩm nào?
- HS: quan sát hình và phát biểu, HS khác nhận xét.
- GV: nhận xét và kết luận
- GV: yêu cầu HS đọc nội dung 2b SGK và nêu chức năng của chất đường bột.
- HS: đọc nội dung và trả lời câu hỏi.
- GV: nhận xét và kết luận và giới thiệu dấu hiệu thiếu chất đường bột.
- GV: Em hãy phân tích ví dụ trên hình 3.5 SGK.
- HS: cá nhân đưa ra nhận xét
- GV: nhận xét hình 3.5
- GV: yêu cầu HS quan sát H3.6 SGK.
H: Chất béo thường có trong các thực phẩm nào?
- HS: quan sát và trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung.
- GV: nhận xét và kết luận
- GVH: Theo em chất béo có vai trò gì đối với cơ thể?
- HS: cá nhân phát biểu, HS khác bổ sung.
- GV: nhận xét, kết luận và bổ sung: Vào mùa Đông những người béo sẽ cảm thấy không bị rét như người gầy vì có lớp mỡ dưới da bảo vệ. Những người thiếu chất béo thường ốm yếu, lở ngoài da, sưng thận, dễ mệt và đói.
* Con người cần chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Lương thực, thực phẩm chính là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho con người.
I. Vai trò của các chất dinh dưỡng
1. Chất đạm (Prôtêin)
a. Nguồn cung cấp
- Từ thực vật: Lạc, vừng, đậu
- Từ động vật: Thịt, trứng, sữa, tôm, cua.
b. Chức năng dinh dưỡng.
- Chất đạm giúp cơ thể tăng trưởng thể chất.
- Chất đạm cần thiết cho việc tái tạo các tế bào đã chết.
- Chất đạm tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
2. Chất đường bột.
a. Nguồn cung cấp.
- Chất đường: Kẹo, mía..
- Chất bột: Gạo, ngô, khoai, sắn
b. Chức năng dinh dưỡng.
- Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
- Chuyển hoá thành các chất dinh dưỡng khác.
3. Chất béo.
a. Nguồn cung cấp.
- Từ thực vật: dầu vừng, dầu lạc..
- Từ động vật: Mỡ các động vật
b. Chức năng dinh dưỡng.
- Cung cấp năng lượng và tích trữ dưới da ở dạng mỡ và giúp bảo vệ cơ.
- Chuyển hoá một số Vitamin cần thiết cho cơ thể.
* Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút).
1. Củng cố:
GV đưa một số thực phảm cho 3 nhóm phân loại ra thành 3 nhóm thực phẩm đã học và trình bày chức năng của các nhóm thực phẩm đã chon?
2. Hướng dẫn học bài::
- Về nhà học bài theo nội dung đã ghi vở và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 cuối bài.
- Đọc trước bài 15 phần I. 4, 5, 6 và II.
Ngày soạn: 05.01.10
Ngày giảng: 06.01.10(6a)
08.01.10(6b)
Tiết 38 – Bài 15:
Cơ sở của ăn uống hợp lí (t2)
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Biết được vai trò của các chất dinh dưỡng như chất khoáng, sinh tố, nước và chất xơ.
- Biết được ý nghĩa của việc phân chia thức ăn thành các nhóm
2. Kĩ năng.
- Lựa chọn được thực phẩm ở các nhóm thức ăn cân đối, hợp lí và thay thế được các loại thức ăn trong cùng nhóm để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng
3. Thái độ.
- Hứng thú trong công việc nội trợ và ý thức bảo vệ thiên nhiên.
B. Đồ dùng dạy học.
1. GV:
2. HS:
C. Tổ chức giờ học.
* Khởi động ( 7 phút)
1. Kiểm tra đầu giờ.
H: Thức ăn có vai trò gì đối với cơ thể chúng ta?
H: Em hãy cho biết chức nămg của chất đạm, chất béo và chất đường bột?
2. Giới thiệu bài:
Tiết học trước các em đã tìm hiểu về nguồn gốc và chức năng của chất đạm, chất đường bột và chất béo trong thực phẩm. Trong giờ học này các em sẽ biết thêm về nguồn gốc, chức năng của chất khoáng, sinh tố, chất xơ và nước. Đồng thời có thể phân nhóm thức ăn và thay thế thức ăn lẫn nhau sao cho đảm bảo dinh dưỡng trong bữa ăn.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ2.1: Tìm hiểu vai trò của sinh tố, chất khoáng, chất xơ và nước (15 phút)
- Mục tiêu: Biết vai trò của sinh tố, chất khoáng, chất xơ và nước
- Đồ dùng:
- GV: yêu cầu HS quan sát H3.7 SGK.
H: Em hãy cho biết Vitamin có nguồn gốc từ những loại nào?
- HS: quan sát và cá nhân trả lời, HS khác nhận xét.
- GV: cùng HS phân tích vai trò của Vitamin đối với con người qua hình 3.7 và kết luận.
- GV: yêu cầu HS quan sát H3.8 SGK.
H: Chất khoáng có nguồn gốc từ những thực phẩm nào?
- HS: quan sát và cá nhân phát biểu, HS khác bổ sung
- GV: nhận xét và kết luận.
- GV: Yêu cầu HS đọc nội dung phần 5b.
H: Chức năng của chất khoáng là gì?
- HS: thực hiện yêu cầu và trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét.
- GV: nhận xét và kết luận.
- GV: giới thiệu và nêu vai trò của nước và chất xơ với cơ thể người.
GV tích hợp môi trường: Nguồn thực phẩm và nước trong thiên nhiên cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người.
Cần bảo vệ thiên nhiên để có các chất dinh dưỡng nuôi sống con người.
HĐ2.2: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn (18 phút)
- Mục tiêu: Biết giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn
- Đồ dùng:
- GV: giới thiệu Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng người ta chia thức ăn thành 4 nhóm. Yêu cầu HS quan sát H3.9 SGK và nêu tên các nhóm thức ăn.
- HS: quan sát và trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét.
- GV: nhận xét và kết luận
- GV: yêu cầu HS đọc nội dung phần 1b SGK.
H: Nêu ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn?
- HS: tự đọc phần 1b và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
- GV: nhận xét, giải thích và kết luận.
- GVH: Theo em cần phải làm gì để bữa ăn không nhàm chán?
- HS: cá nhân trả lời, HS khác bổ sung.
- GVH: Theo em thì nên thay thế thức ăn như thế nào? Vì sao?
- HS: cá nhân trả lời, HS khác bổ sung.
- GVH: Quan sát thực tế hàng ngày bữa ăn của gia đình em gồm những gì? Em hãy phân tích thực đơn đó xem có đủ 4 nhóm thức ăn không?
- HS: cá nhân trả lời, HS khác bổ sung.
- GVH: Vì sao phải thay thế thức ăn? Nên thay bằng cách nào?
- HS: cá nhân trả lời, HS khác bổ sung.
- GVH: Qua ví dụ SGK ta thấy việc thay đổi món ăn như thế nào? Đảm bảo được điều gì?
- HS: cá nhân trả lời, HS khác bổ sung.
- GVH: ở nhà, mẹ em thường thay đổi món ăn trong từng bữa như thế nào? (Gợi ý: Sáng - trưa – tối)
- HS: cá nhân trả lời, HS khác bổ sung.
- GV: nhận xét và kết luận
2. 4. Sinh tố (Vitamin)
a. Nguồn cung cấp.
- Có từ các loại rau, củ, quả tươI, gan, tim
b. Chức năng dinh dưỡng.
- Giúp điều hoà và tăng sức đề kháng của cơ thể.
2. 5. Chất khoáng.
a. Nguồn cung cấp.
- Can xi và phốt pho: cá mòi hộp, sữa, đậu
- I ốt: rong biển, cá, tôm.
- Sắt: rau cảI, gan, trứng.
b. Chức năng dinh dưỡng.
- Giúp xương, cơ bắp, hệ thần kinh, hồng cầu phát triển tốt và hoàn chỉnh.
2. 6. Nước.
(SGK)
2. 7. Chất xơ.
(SGK)
2. II. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn.
1. Phân nhóm thức ăn.
a. Cơ sở khoa học.
- Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng người ta chia thức ăn thành 4 nhóm.
+ Nhóm giàu chất đạm.
+ Nhóm giàu chất đường bột.
+ Nhóm giàu chất béo.
+ Nhóm giàu Vitamin và muối khoáng.
b. ý nghĩa
- Thay thế thức ăn trong nhóm thức ăn bữa ăn ngon miệng, hợp khẩu vị nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
2. Cách thay thế thức ăn lẫn nhau.
- Cần thường xuyên thay đổi món ăn trong cùng nhóm.
* Nên thay thế thức ăn trong cùng nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng không thay đổi.
* Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút).
1. Củng cố:
cho các tên thực phẩm, yêu cầu HS phân chia thành các nhóm thực phẩm và thay thế thức ăn trong các nhóm đó.
2. Hướng dẫn học bài:
- Về nhà học thuộc ghi vở và trả lời các câu hỏi 4, 5 cuối bài.
- Đọc trước bài 15 phần III.
Ngày soạn: 12.01.10
Ngày giảng:13.01.10 (6a)
15.01.10 (6b)
Tiết 39 – Bài 15:
Cơ sở của ăn uống hợp lí (t3)
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Biết được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
2. Kĩ năng.
- Lựa chọn được thực phẩm phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
3. Thái độ.
- Quan tâm đến sức khoẻ của mọi thành viên trong gia đình.
B. Đồ dùng dạy học.
1. GV:
2. HS:
C. Tổ chức giờ học.
* Khởi động ( 7 phút)
1. Kiểm tra đầu giờ.
H: Tại sao phải phân nhóm thức ăn? Cần làm gì để bữa ăn luôn ngon miệng và luôn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng?
H: Có mấy nhóm thức ăn? Giá trị dinh dưỡng của từng nhóm?
2. Giới thiệu bài:
Mỗi cơ thể cần đảm bảo chất dinh dưỡng để hoạt động. Nếu thiếu hay thừa một chất nào đó đều không có lợi cho sức khoẻ. Vậy nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể như thế nào trong tiết học này chúng ta cùng tím hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ3.1: Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. (33 phút)
- Mục tiêu: Biết nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
- Đồ dùng:
- GV: yêu cầu HS quan sát H3.11 SGK.
H: Người này có phát triển bình thường không? Tại sao?
- HS: quan sát hình vẽ và tìm hiểu. HS trả lời: Không bình thường vì thiếu chất đạm.
- GVH: Điều đó chứng tỏ thiếu đạm cơ thể người sẽ như thế nào?
- HS: cá nhân phát biểu. HS khác bổ sung.
- GV: nhận xét. Kết luận.
H: Nếu thừa chất đạm cơ thể sẽ như thế nào?
- HS: cá nhân phát biểu. HS khác bổ sung.
- GV: kết luận
- GV: giới thiệu nhu cầu đạm của cơ thể.
- GV: Yêu cầu HS quan sát H3.12 SGK.
H: Cậu bé trong hình vẽ sử dụng nhiều những chất gì?
- HS: Sử dụng nhiều chất đường, bột.
- GV: Cơ thể cậu bé thế nào?
- HS: Cơ thể quá béo, không nhanh nhẹn.
- GVH: Vậy em sẽ khuyên cậu bé ở hình 3.12 như thế nào để cơ thể gầy bớt đi?
- HS: Giảm ăn chất đường, bột, tăng rau xanh và hoa quả, tăng cường vận động.
- GV: Nếu thiếu chất đường bột thì cơ thể sẽ như thế nào?
- GV: nhận xét, kết luận.
- GV: giới thiệu nhu cầu chất đường bột đối với cơ thể người.
- HS: lắng nghe
- GV: Theo em thức ăn nào có thể làm cho răng dễ bị sâu?
- HS: thức ăn nhiều chất đường.
- GV: yêu cầu HS đọc nội dung mục 3 SGK. Trả lời câu hỏi SGK.
- HS: cá nhân trả lời. HS khác bổ sung.
- GV: kết luận.
- GVH: Thiếu chất béo cơ thể người sẽ bị ảnh hưởng gì?
- HS: cá nhân trả lời. HS khác bổ sung.
- GV: kết luận.
- GV: giới thiệu nhu cầu của chất béo với cơ thể.
- GVH: Các chất sinh tố, chất khoáng, nước và chất xơ thì chúng ta cần phải sử dụng như thế nào?
- HS: cá nhân phát biểu. HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV: kết luận và giải thích thêm: Cần phải sử dụng đầy đủ trong mọi trường hợp, không được sử dụng quá nhiều hoặc quá ít.
H: Qua các phần trên em hãy cho biết cơ thể người có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng như thế nào?
- GV: nhận xét, kết luận.
- GV: cho HS quan sát H3.13 và giới thiệu nhu cầu của HS mỗi ngày và mỗi người trong tháng
- HS: quan sát và lắng nghe.
.
III. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
1. Chất đạm.
- Thiếu đạm: Cơ thể sẽ chậm lớn, suy nhược, chậm phát triển trí tuệ.
- Thừa đạm: Gây một số bệnh nguy hiểm, đặc biệt cho thận vì phải làm việc đào thải nhiều.
* Con người cần nhu cầu đạm mỗi ngày là 0,5g/kg thể trọng.
2. Chất đường bột.
- Thừa chất đường bột làm tăng trọng lượng cơ thể và gây béo phì.
- Thiếu chất đường bột dễ bị đói, mệt, ốm yếu.
* Nhu cầu của cơ thể:
+ Người lớn: 6g - 8g/ kg thể trọng.
+ Trẻ em: 6g - 10 g/ kg thể trọng.
3. Chất béo.
- Thừa chất béo: tăng trọng lượng cơ thể nhanh, bụng to, tim có mỡ bao quanh dễ bị nhồi máu cơ tim.
- Thiếu chất béo: không đủ năng lượng cho cơ thể, khả năng chống đỡ bệnh tật kém.
* Nhu cầu của cơ thể:
- Phụ thuộc vào lứa tuổi: tuổi nhỏ tăng, tuổi già giảm.
- Phụ thuộc vào mùa, khí hậu.
* Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể:
- Cơ thể luôn đòi hỏi phải có đủ các chất dinh dưỡng để nuôi sống và phát triển. Mọi sự thừa, thiếu đều có hại cho sức khoẻ.
* Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút).
1. Củng cố:
- Gọi HS đọc ghi nhớ và có thể em chưa biết.
H: em hãy trình bày nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể đối với chất đạm, chất béo, chất đường bột?
2. Hướng dẫn học bài:
- Về nhà học thuộc ghi nhớ và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Đọc trước bài 16 và liên hệ kiến thức với gia đình trong vệ sinh an toàn thực phẩm.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_3738_bai_15_co_so_cua_an_uong_h.doc