Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 5+6: Lựa chọn trang phục

I) MỤC TIÊU. Sau Khi học xong bài này học sinh cần đạt được các mục tiêu sau:

1. Kiến thức.

- Biết được hái niệm trang phục, các loại trang phục.

- Nắm được chức năng của trang phục, biết cách lựa chọn trang phục.

2. Kĩ năng.

- Lựa chọn được những trang phục phù hợp.

3. Thái độ.

- Giáo dục học sinh biết cách lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh gia đình, đảm bảo yêu cầu về mặt thẩm mĩ.

II) CHUẨN BỊ.

1. Chuẩn bị của giáo viên.

- nghiên cứu kĩ nội dung bài 2 trong SGK và các tài liệu có liên quan.

- Tài liệu tham khảo về may mặc, thời trang, tranh ảnh về các loại trang phục, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh.

- Đọc trước bài 2 ở nhà.

- Mẫu vật thật một số mẫu quần áo và tranh ảnh.

III) PHƯƠNG PHÁP.

- Phương pháp trực quan.

- Đàm thoại tìm tòi.

- Thảo luận nhóm.

 

doc10 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 5+6: Lựa chọn trang phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5-6 Bài 2: Lựa chọn trang phục Họ Tên: Phạm văn uy Ngày soạn: Ngày giảng: I) Mục tiêu. Sau Khi học xong bài này học sinh cần đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức. - Biết được hái niệm trang phục, các loại trang phục. - Nắm được chức năng của trang phục, biết cách lựa chọn trang phục. 2. Kĩ năng. - Lựa chọn được những trang phục phù hợp. 3. Thái độ. - Giáo dục học sinh biết cách lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh gia đình, đảm bảo yêu cầu về mặt thẩm mĩ... II) chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của giáo viên. - nghiên cứu kĩ nội dung bài 2 trong SGK và các tài liệu có liên quan. - Tài liệu tham khảo về may mặc, thời trang, tranh ảnh về các loại trang phục, bảng phụ... 2. Chuẩn bị của học sinh. - Đọc trước bài 2 ở nhà. - Mẫu vật thật một số mẫu quần áo và tranh ảnh... III) Phương pháp. - Phương pháp trực quan. - Đàm thoại tìm tòi. - Thảo luận nhóm... IV) tiến trình bài học. 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ ( không). 3. Nội dung bài mới. a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - Như chúng ta đã biết mặc là nhu cầu thiết yếu của con người. Nhưng điều cần thiết là mỗi chúng ta phải biết cách lựa chon vải may như thế nào để có được bộ trang phục phù hợp, đẹp và thời trang.Vậy trang phục là gì? chức năng của nó ra sao? cách lựa chon nó như thế nào? thầy và các em xẽ cùng tìm hiểu bài hôm nay: Bài 2: Lựa chọn trang phục. Tiết 1 b) Hoạt động 2: Tìm hiểu trang phục và chức năng của trang phục. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung GV: Cho học sinh xem một số tranh ảnh về trang phục, yêu cầu học sinh kết hợp với đọc phần 1 SGK/11 để cho biết: Thế nào là trang phục? GV: Nhận xét, bổ xung thêm: ( ở thời đại nguyên thủy” áo quần” chỉ là những mảnh vỏ cây, lá cây ghép lại hoặc là những tấm da thú...ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội loài người và sự phát triển của khoa học công nghệ thì áo quần ngày càng đa dạng, phong phú về kiểu mốt, mẫu mã, chủng loại để phục vụ cho nhu cầu may mặc của con người. => GV: Đưa ra kết luận chung: GV: Cho học sinh quan sát hình 1.4 SGK/11, hướng dẫn học sinh quan sát , mô tả trang phục trong hình 1.4 để trả lời các câu hỏi: Nêu tên và công dụng của từng loại trang phục trong hình 1.4a của ai, màu sắc như thế nào? GV: Nhận xét: ( Hình 1.4a là trang phục phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo, là trang phục trẻ em, màu sắc tơi tắn, rực rỡ...). Hình 1.4b là trang phục gì? GV: Nhận xét, bổ xung thêm ( hình 1.4b là trang phục thể thao, màu sắc phong phú để tôn thêm vẻ tươi trẻ, khỏe đẹp của người vận động viên cũng như bộ môn thể dục...). Hình 1.4c là loại trang phục gì? GV: Nhận xét ( trang phục lao động). GV: Hướng dẫn học sinh mô tả thêm về các Trang phục trong hình 1..4 Hãy kể tên những trang phục thể thao mà em biết? GV: NX Môn bóng đá có trang phục như thế nào? Thể hình, đấu võ có trang phục như thế nào? GV: NX Hình 1.4c trang phục lao động có màu gì? GV: NX ( tím than). Trang phục nghành y tế như thế nào? có màu gì? Trang phục nấu ăn như thế nào? Trang phục cảnh sát giao thông như thể nào?... GV: NX, bổ xung thêm ( tùy từng hoạt động ngành nghề khác nhau mà trang phục được may bằng chất liệu, kiểu dáng, màu sắc khác nhau)... Qua các ví dụ đã phân tích kết hợp với nội dung SGK, em hãy cho biết có những loại trang phục nào và chúng được may như thế nào? GV: NX, chốt nội dung: GV: Cho học sinh quan sát một số loại trang phục yêu cầu học sinh kết hợp với đọc nội dung mục 2SGK/11 để trả lời một số câu hỏi: Nước ta thường có mấy mùa? ứng với mỗi mùa thì có các loại trang phục nào? GV: NX ( gồm 2 mùa chính là mùa lạnh và mùa lóng, ứng với mỗi mùa có trang phục màu lạnh và trang phục mùa nóng). Theo công dụng thì có những loại trang phục gì? Trang phục đi học như thế nào? trang phục lễ hội, trang phục lao động như thế nào? GV: NX Theo lứa tuổi có những loại trang phục nào? Theo giới tính có những loại trang phục nào?... GV: NX chung. Vậy có mấy cách phân loại trang phục? đó là những loại nào? GV: NX chung yêu cầu học sinh đánh dấu về học theo sgk/11. Gia đình em thường sử dụng những loại trang phục gì? em hãy mô tả về trang phục đó? Người xứ lạnh và xứ nóng thường mặc những loại trang phục gì? Tác dụng của các loại trang phục đó ra sao? GV: Nhận xét. Bằng những hiểu biết của mình em hãy cho biết chức năng của trang phục đối với cơ thể và con người? cho ví dụ minh họa? GV:Nhận xét chung, chốt nội dung: GV: Cho học sinh thảo luận nhóm nhỏ ( 2 bạn 1 bàn trong 3 phút) về vấn đề: Em hiểu thể nào là mặc đẹp ? GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận dựa vào các gợi ý trong SGK/12. + Mặc quần áo mốt mới hoặc đắt tiền. + Mặc quần áo phù hợp với vóc dàng, lứa tuổi... + Mặc quần áo giản dị, màu sắc nhã nhặn... GV: Yêu cầu một số nhóm học sinh trình bày quan điểm của mình. GV: Nhận xét, kết luận: HS: quan sát tranh và đọc SGK để trả lời câu hỏi. HS: Trả lời. HS: Chú ý lắng nghe. HS: ghi bài. HS: Chú ý quan sát. HS: Suy nhĩ, trả lời. HS: Chú ý lắng nghe HS: Trả lời. HS: Chú ý lắng nghe HS: Trả lời. HS: chú ý HS: Chú ý lắng nghe HS: Trả lời. HS: Trả lời. HS: Trả lời. HS: Chú ý HS: Trả lời. HS: Trả lời. HS: Trả lời. HS: Trả lời. HS: Chú ý lắng nghe. HS : Suy nghĩ, trả lời. HS : Trật tự ghi bài. HS: Chú ý quan sát, đọc nội dung SGK để trả lời câu hỏi của giáo viên. HS: Trả lời. HS: Chú ý lắng nghe. HS: Trả lời. HS: Trả lời. HS: chú ý. HS: Trả lời. HS: Trả lời. HS: Lắng nghe. HS: Suy nghĩ, trả lời. HS: đánh dấu bài về học. HS: Tái hiện, liên hệ trả lời. HS: Suy nghĩ, trả lời. HS: Chú ý lắng nghe. HS: Suy nghĩ, trả lời. HS: Ghi bài. HS: Tiến hành thảo luận theo sự gợi ý, hướng dẫn của giáo viên. HS: Trình bày quan điểm của mình. HS: Ghi bài. I. Trang phục và chức năng của trang phục. 1. Trang phục là gì? - Trang phục bao gồm các loại quần áo và một số vật dụng đi kèm như mũ, giầy, tất, khăn quàng...Trong đó quần áo là quan trọng nhất. 2. Các loại trang phục. - Dựa vào đặc điểm của từng ngành nghề mà có nhiều loại trang phục khác nhau, mỗi loại được may bằng các chất liệu, kiểu dáng và màu sắc khác nhau cho phù hợp với từng nghành nghề. - Cách phân loại trang phục ( SGK/11). 3. Chức năng của trang phục. - Trang phục có 2 chức năng chính: + Bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường.VD: những người sống ở phía bắc quần áo phải dày, giữ nhiệt tốt, đủ ấm; Những người công nhân cầu đường – quần áo phải đảm bảo tránh được các tác hại xấu của môi trường như nắng, mưa... + Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động VD: các lễ hôi.... -> ( Nghĩa là phải phù hợp với đặc điểm của người mặc, hoàn cảnh xã hôi, công việc...). * Dặn dò: + Yêu cầu học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. + Yêu cầu học sinh đọc trước phần II- Lựa chọn trang phục ở nhà. Tiết 2 ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ. Trang phục là gì? có mấy cách phân loại trang phục? Em hãy nêu chức năng của trang phuc? có thể cho ví du minh họa? Nội dung bài mới. c) Hoạt động 3: Tìm hiểu cách lựa chọn trang phục. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung. GV: Đặt vấn đề: Để có được một trang phục đẹp, cần phải có những hiểu biết về cách lựa chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng và lứa tuổi. GV: Đặt tiếp vấn đề: Cơ thể con người rẩt đa dạng vêt tầm vóc và hình dáng. người có vóc dáng cân đối dễ thích hợp với mọi kiểu, loại trang phục. Người có những đặc điểm như quá gầy, quá béo, quá thấp, quá cao...cần lựa chọn vải, kiểu may thích hợp nhằm che khuất những khiếm khuyết và tôn vẻ dẹp của mình. GV: Cho học sinh đọc nội dung lựa chọn vải, hướng dẫn hhọc sinh đọc bảng 2 SGK/13 và nhận xét hình 1.5 SGK/13. GV: Nhận xét chung, chốt nội dung và đưa ra kết luận bằng bảng phụ: GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.6 SGK/14 Và nêu nhận xét về ảnh hưởng của kiểu may đến vóc dáng người mặc dựa vào kiến thức ở bảng 3/14. GV: Nx, Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm nhỏ ( trong 2 phút) quan sát hình 1.7 SGK/15 , kết hợp với kiến thức đã học để làm bài tập trang 14-15 SGK. GV: Yêu cầu mmọt số nhóm chữa bài tập. GV: Nhận xét, chữa bài tập. Từ những kiến thức đã học em hãy lựa chọn vải may như thế nào cho phù hợp với từng vóc dáng khác nhau của cơ thể? GV: Nhận xét, chốt nột dung, đưa ra kết luận vào bảng phụ: GV: Yêu cầu học sinh đọc và nghiên cứu phần 2SGK/15 để trả lời một số câu hỏi: Vì sao cần phải chọn vải may mặc và hàng may sẵn phù hợp với lứa tuổi? Trẻ sơ sinh đến mẫu giáo cần lựa chọn vải và kiểu may như thế nào? Thanh thiếu niên cần lựa chọn vải và kiểu may như thế nào cho phù hợp? ở người đứng tuổi cần lựa chọn vải và kiểu may như thế nào cho phù hợp? GV: Nhận xét chung, chốt nội dung: GV: Cho học sinh quan sát hình 1.8 SGK/16, yêu cầu học sinh quan sát kết hợp với nội dung SGK để trả lời câu hỏi: Hãy quan sát hình 1.8 và nêu nhận xét về sự đồng bộ của trang phục: Quần, mũ, giầy tất...màu gì? GV: Nhận xét. Những loại vật dụng nào thường đi kèm với quần áo? cần chọn chúng như thế nào? GV: Nhận xét chung, chốt kiến thức: GV: Cho học sinh đọc mục 3 SGK/15-16 để hiểu rõ thêm về sự đồng bộ của trang phục. HS: Chú ý lắng nghe. HS: Chú ý lắng nghe. HS: Tiến hành nội dung sgk, bảng 2 và nhận xét hình 1.5 dưới sự hướng dẫn của giáo viên. HS: Chú ý, ghi bài. HS: Quan sát và nêunnhận xét của minh như bảng 3. HS: quan sát, thảo luận, suy nghĩ, làm bài tập. HS: trình bày. HS: chữa BT vào vở. HS: Suy nhĩ, trả lời. HS: chú y ghi bài. HS: Đọc và nghiên cứu SGK HS: Suy nghĩ trả lời. HS: đọc SGK, trả lời. HS: đọc SGK, trả lời. HS: đọc SGK, trả lời. HS: chú ý, ghi bài. HS: Chú ý quan sát, đọc SGK. HS: Suy nghĩ, trả lời. HS: Suy nghĩ, trả lời. HS: Ghi bài. II. lựa chọn trang phục. 1. Chọn vải may, kiểu may phù hợp với vóc dáng cơ thể. a. Lựa chọn vải. - Việc lựa chọn vải để may trang phục là rất quan trọng. + Người gầy cao: lại chọn vải lụa mỏng, màu sắc sẫm, hoặc có kẻ sọc dọc thì chỉ tạo cho cẩm giác người ốm yếu, mà lên chọn vải có màu sắc sáng, nếu là vải kẻ thì lên chọn vải có kẻ sọc ngang, hoa văn to xẽ có cảm giác tươi tỉnh, béo. + Ngược lại người béo, thấp: nếu chọn các vải có màu sắc sáng, rực rỡ, vải kẻ to, mặt vải bóng, xốp thì xẽ tạo cảm giác càng béo lênvì vậy nên chọn vải mềm, kể thì kẻ sọc dọc, vải có màu sẫm thì xẽ tạo cảm giác gọn gàng hơn. => KL: Màu sắc, hoa văn, chất liệu của vải có thể làm cho người mặc có cảm giác gầy đi hoặc béo lên cũng có thể có thể làm cho họ trở lên xinh đẹp, duyên dáng, trẻ hoặc già đi... b. Lựa chọn kiểu may. - Người cân đối thích hợp với nhiều loại trang phục, cần chọn màu sắc, hoa văn và kiểu may phù hợp với lứa tuổi. - Người cao, gầy: Phải lựa chọn cách mặc sao cho có cảm giác bớt gầy và béo ra.VD: Nên chọn các vải có màu sáng, hoa văn to, chất liệu vải thô xốp, kiểu tay bồng. - Người thấp bé: nên chọn vải màu sáng may vừa người tạo dáng cân đối, có cảm giác hơi béo ra. - Người béo, lùn: Chọn vải trơn màu tối hoặc hoa văn vải kẻ dọc, kiểu may có đường nét dọc để tạo cảm giác gọn, nhỏ hơn. => KL: Muốn có bộ trang phục đẹp, mỗi người cần biết rõ đặc điểm của bản thân để chọn chất liệu vải, màu sắc hoa văn cũng như kiểu may cho phù hợp với vóc dáng để khắc phục bớt khuyết điểm của cơ thể. 2. Chọn kiểu may phù hợp với lứa tuổi. - Mỗi lứa tuổi có nhu cầu, điều kiện sinh hoạt, làm việc, vui chơi và đặc điểm tính cách khác nhau nên sự lựa chọn vải may mặc, kiểu may cũng khác nhau và phỉa phù hợp với lứa tuổi: + Tuổi nhà trẻ, mẫu giáo: Cần chọn vải mềm, dễ thấm mồ hôi như vải sợi bông, vải dệt kim; màu sắc tươi sáng, hoặc hình vẽ sinh động, kiểu may đẹp, rộng rãi. + Thanh thiếu niên: đã có nhu cầu mặc đẹp, biết giữ gìn, thích hợp với nhiều loại vải và kiểu trang phục. Cần chú ý thời điểm sử dụng để mặc cho phù hợp. + Người đứng tuổi: Màu sắc, hoa văn, kiểu may trang nhã, lịch sự. 3. Sự đồng bộ của trang phục. - Muốn có bộ trang phục đẹp, trước hết cần lựa chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng của mình. - Tiếp đó nên lựa chọn những vật dụng đi kèm với quần áo có kiểu dáng, màu sắc hợp với nhiều bộ trang phục để tránh tốn kém, lãng phí. 4. Tổng kết bài học. - GV: Đặt các câu hỏi cho học sinh trả lời để củng cố kiến thức bài học: Qua bài lựa chọn trang phục chúng ta cần lắm được những nội dung chính nào? Gia đình em thường lựa chọn những loại trang phục như thế nào để phù hợp với vóc dáng của từng thành viên và điều kiện kinh tế của gia đình? - HS: Trả lời lần lượt các câu hỏi của giáo viên. - GV: Gọi một số học sinh đọc phần ghi nhớ của bài. - HS: đọc ghi nhớ. - Giáo viên cho học sinh đọc mục “ có thể em chưa biết” cuối bài để hiểu rõ hơn nội dung của bài. 5. Hướng dẫn về nhà. - GV: + Yêu cầu học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị bài 3” thực hành lựa chọn trang phục” trước ở nhà. + Chuẩn bị một số mẫu trang phục nếu có. + Làm BT ở nhà: Em hãy tự nhận đinh vóc dáng bản thân và nêu dự kiến lựa chọn trang phục phù hợp cho bản thân? V. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_56_lua_chon_trang_phuc.doc