Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 7-35

I. MỤC TIÊU:

- Mỗi HS phải hiểu rõ nguyên tắc xây dựng thực đơn để làm bài tập cá nhân

- Có khả năng xây dựng các loại thực đơn trong thực tế cuộc sống

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

- Tranh ảnh về bữa tiệc tự phục vụ và có người phục vụ

- Danh mục các món ăn, thức uống, món tráng miệng dùng cho tiệc liên hoan

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

 

doc42 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 7-35, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày11/01/2010 Tiết 7: Thực hành: Xây dựng thực đơn I. Mục tiêu: Dạy xong bài này GV cần làm cho HS: 1. Hiểu về các loại thực đơn dùng trong ăn uống 2. Biết cách xây dựng thực đơn dùng cho các bữa ăn hàng ngày, các bữa liên hoan, chiêu đãi 3. Thực hiện được một số loại thực đơn dùng trong liên hoan, chiêu đãi và có khả năng vận dụng vào nhu cầu thực tế II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Mộu hình ảnh về tổ chức bữa tiệc phục vụ với nhiều món ăn sắp xếp trên bàn 2. Danh mục các món ăn, thức uống, món tráng miệng dùng cho buổi liên hoan 3. Mẫu về bữa tiệc kiểu dọn thực đơn có người phục vụ III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra (5 ph) HS1: Vì sao phải thực hiện an toàn lao động trong nấu ăn? HS2: Hãy nêu một số biện pháp phòng tránh tai nạn rủi ro khi sử dụng bếp nấu? HS trả lời Hoạt động 2: GV giới thiệu lý thuyết Thực đơn dùng cho bữa ăn thường ngày của gia đình (20 ph) GV: Nhắc lại nguyên tắc xây dựng thực đơn được học trong chương “ nấu ăn trong gia đình” công nghệ lớp 6 ? Vậy theo em thực đơn là gì? ? Nguyên tắc xây dựng thực đơn như thế nào? ? Tại sao phải xây dựng thực đơn? ? Chất lượng thực đơn phụ thuộc vào những yếu tố nào? 1. Giá trị dinh dưỡng của thực đơn ? Giá trị dinh dưỡng của thực đơn là gì? 2. Đặc điểm của các thành viên trong gia đình ? Tại sao phải quan tâm đến mọi thành viên trong gia đình khi xây dựng thực đơn GV: Tóm lại thực đơn cần được thiết lập Sao cho phù hợp để có giá trị sử dụng tốt HS: Thực đơn là bảng ghi lại tất cả ngững món ăn dự định để phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn hành ngày _ Nguyên tắc xây dựng thực đơn: 1. Phải có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn 2. Thực đơn có đủ loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn 3. Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế HS: Để có bữa ăn hợp lý cần phải tính toán và lập kế hoạch triển khai để đáp ứng yêu cầu cần ăn cái gì? ăn ntn? Món ăn nào ăn trước? Món ăn nào ăn sau HS: Chất lượng thực đơn phụ thuộc vào việc lựa chọn thực phẩm cho thực đơn HS: Đủ nhóm thực phẩm dùng cho 1 người HS: Mỗi độ tuổi cần 1 lượng chất dinh dưỡng nhất định - Tình trạng sức khoẻ của mỗi thành viên trong gia đình. Ăn cái gì? kiêng cái gì? Hoạt động 3: Thực đơn dùng cho các bữa liên hoan chiêu đãi (17 ph) Đối với bữa ăn tự phục vụ ? Quan sát hình 14a, em hãy cho biết bữa ăn tự phục vụ là gì? Đối với bữa ăn có người phục vụ ? Quan sát hình 14b, em hãy cho biết bữa ăn có người phục vụ là gì? HS: Bữa ăn tự phục vụ là các món ăn được bày sẵn trên bàn, khách tự chọ món ăn theo kiểu mình ưa thích HS: Bữa ăn có người phục vụ là bữa ăn được đặt trước, tuỳ theo kinh phí, số lượng gười ăn. cơ cấu món ăn, cách phục vụ bữa ăn Hoạt động 4: Cũng cố (5 ph) ?1: Thực đơn là gì? có mấy loại thực đơn? ?2: Tại sao khi xây dựng thực đơ phải quan tâm đến mọi thành viên trong gia đình? ?3: Thế nào là bữa ăn có người phục vụ? Bữa ăn tự phục vụ? HS1: trả lời câu hỏi 1 HS2: trả lời câu hỏi 2 HS3 : trả lời câu hỏi 3 Hướng dẫn về nhà: (3 ph) *Học bài theo SGK và vở ghi Sưu tầm một số loại thực đơn dùng cho bữa ăn tự phục vụ, và bữa ăn có người phục vụ Tiết sau thực hành” Xây dựng thực đơn” Ngày 13 tháng 10 năm 2008 Tiết 8: Thực hành Xây dựng thực đơn I. Mục tiêu: - Mỗi HS phải hiểu rõ nguyên tắc xây dựng thực đơn để làm bài tập cá nhân - Có khả năng xây dựng các loại thực đơn trong thực tế cuộc sống II. Chuẩn bị của GV và HS Tranh ảnh về bữa tiệc tự phục vụ và có người phục vụ Danh mục các món ăn, thức uống, món tráng miệng dùng cho tiệc liên hoan III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra (10 ph) ?1: Hãy nêu nguyên tắc cơ bản khi xây dựng thực đơn cho bữa ăn hàng ngày? ?2: Nêu nguyên tắc cơ bản khi xây dựng thực đơn có người phục vụ? ?3: Đối với bữa liên hoan có người phục vụ cơ cấu các món ăn được sắp xếp ntn? Số lượng món ăn? Thành phần các món ăn? HS1: trả lời câu hỏi 1 HS2: trả lời câu hỏi 2 HS3: trả lời câu hỏi 3 Hoạt động 2: Thực hành ( 35 ph) GV chia HS thành nhóm nhỏ Nhóm 1, 2 làm bài “ Xây dựng thực đơn cho bữa ăn tự phục vụ” Nhóm 2, 4 “ Xây dựng thực đơn cho bữa ăn có người phục vụ” Lưu ý: Các bài thực hành không giống nhau HS thoả luận theo nhóm sau đó gọi đại diện từng nhóm trình bày HS các nhóm thảo luận Nhóm 1,2 xây dựng thực đơn cho bữa ăn tự phục vụ. Thịt gà luộc Sốt vang Thịt lợn kho tàu Cá kho tộ Mực luộc Tôm luộc Canh cà chua Chả nướng Rau muống luộc Nhóm 3, 4: xây dựng thực đơn cho bữa ăn có người phục vụ Gà luộc Mực luộc Tôm luộc Cua luộc Tôm tẩm bột rán Thịt kho hộp Cá nướng Thịt dê GV nhận xét bài thực hành của các nhóm GV nhắc nhở HS khi XD thực đơn cần chú ý: Số lượng món ăn Các món ăn Món chính Món phụ Món tráng miệng Đồ uống Bữa ăn có người phục vụ Món khai vị Món ăn chính (nấu, hấp) Món ăn thêm (rau , canh) Món tráng miệng Đồ uống Các món ăn cần đươ theo thứ tự Canh chua Rau cải xào Dưa mùng Bia Cam Hoạt động 3: Kết thúc thực hành (2 ph) GV cho HS tự nhận xét đánh giá lẫn nhau về bài thực hành GV nhận xét rút kinh nghiệm, dánh giá bài thực hành của các nhóm Dặn dò về nhà: đọc trước bà “Trình bày và trang trí bàn ăn” Ngày 20 tháng10 năm 2008 Tiết 9: Trình bày và trang trí bàn ăn Mục tiêu: Dạy xong bài này HS cần: Biết được một số hình thức trình bày bàn ăn theo đặc thù ăn uống của Việt Nam và phương tây Có khả năng trình bày và sắp xếp bàn ăn Có kỹ năng vận dụng vào nhu cầu thực tế Chuẩn bị của GV và HS: Hình ảnh các dạng bàn ăn theo phong cách Việt Nam và phương tây Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 ph) ? Em hãy nêu một số tập quán ăn uống của các dân tộc Việt Nam mà em biết? ? Hãy nêu một số hình thức trình bày bàn ăn theo đặc thù ăn uống thích hợp? HS đứng tại chỗ trả lời + Sắp xếp hợp lí, trình bày chu đáo, đẹp mắt Hoạt động 2: Trình bày bàn ăn ( 22ph) 1.Đặt bàn ăn theo phong cách Việt Nam ? Hãy quan sát hình 15 SGK và cho biết: Trình bày bàn ăn theo phong cách Việt Nam mỗi phần ăn gồm những đồ dùng gì? ? Cách trình bày như vậy đã thích hợp chưa? Tại sao? 2.Đặt bàn ăn theo phong cách phương tây GV cho HS xem hình 16 SGK ? Theo em đặt bàn ăn theo phong cách phương tây, mỗi phần gồm những đồ dùng gì? ? Cách trình bày ntn? HS: Mỗi phần ăn gồm có các đồ dùng: + Bát ăn cơm + Đĩa kê. + Đồ gác đĩa + Đũa +Khăn ăn + Bát đựng nước chấm HS: Cách trìnhd bày như vậy là rất hợp lí vì bàn ăn được trải khăn màu nâu làm nổi bật những đồ sứ để trên đó. Đũa được đặt ở bên phải, bát úp trên đĩa kê, khăn ăn được xếp hình bông đặt trên cốc. 2.Đặt bàn ăn theo phong cách phương tây a) Mỗi phần gồm có: Đĩa ăn; dao; nĩa; thìa; nđồ gác dao; Cốc nước; khăn ăn b) Cách trình bày: Tại mỗi phần ăn thường đặt một hoặc hai đĩa, đĩa nông ở dưới dùng để kê hoặc chứa thức ăn thừa; đĩa sâu để trên để chứa thức ăn, bên phải đặt dao và thìa, bên trái đặt nỉa; li rượu đặt trước đĩa; cạnh li rượu có 1 cốc nước lạnh để cho những người không uống được rượu. Khi đặt bàn ăn cần để khăn ăn ra đĩa Thức ăn được đưa vào tay trái, lấy ra phía tay phải Hoạt động 3: Trang trí bàn ăn (14 ph) GV cho HS xem hình 17 SGK ?: Em hãy nêu những vật dụng cần thiết để trang trí bàn ăn? ?: Yêu cầu những vật dụng nào để trang trí cho thích hợp? ? Màu sắc và hình dạng hoa được sắp xếp như thế nào? ? Khi trang trí 1 lọ hoa cần chú ý điều gì? 1. Những vật dụng cần thiết để trang trí bàn ăn. Khăn trải bàn ăn Lọ hoa 2.Bàn ăn được trang trí. - Giữa bàn ăn được trang trí lọ hoa, nhiều màu sắc hài hoà, nhã nhặn. - Có thể sắp xếp hoa và tỉa hoa nhiều dạng khác nhau, hoặc đính hoa xung quanh bàn ăn Hoạt động 4 :Cũng cố (5 ph) GV cho HS đọc phần “ Ghi nhớ” SGK Sau đó gọi 1 HS khác nhắc lại để khắc sâu kiến thức HS1: Đọc phần ghi nhớ HS2: Nhắc lại Cả lớp chú ý theo dõi, bổ sung Hướng dẫn về nhà (2 ph) Tiết sau chuẩn bị các vật dụng cho bài thực hành “ Trình bày và trang trí bàn ăn” Ngày 26 Tháng10 Năm 2008 Tiết 10: Thực hành Trang trí và trang trí bàn ăn Mục tiêu: * HS vận dụng kiến thức đã học và kiến thức trong thực tế cuộc sống để thực hành trình bày trang trí bàn ăn một cách linh hoạt * Biết cách trình bày trang trí bàn ăn phù hợp, sắp xếp ban ăn đẹp mắt, trang trí phù hợp với nét đẹp văn hoá của dân tộc Chuẩn bị của GV và HS HS: Mỗi tổ: 4 bát ăn cơm 4 đĩa nông. 4 đoi đũa 1 khăn trải bàn 1 lọ hoa 1 li đựng khăn ăn 4 cốc uống rượu( hoặc nước lạnh) 4 bát nhỏ đựng nước chấm Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra (10 ph) GV chia lớp thành 4 tổ Tổ trưởng làm nhóm trưởng. GV: Cho HS kiểm tra dụng cụ lẫn nhau. Tổ trưởng báo cáo số lượng. GV: Phân công địa điểm thực hành. GV nêu câu hỏi: Em hãy nêu cách đặt bàn ăn theo phong cách Việt Nam? ( Mỗi phần ăn gồm có những đồ dùng gì? Vị trí các đồ dùng đó ntn?) HS: Các tổ kiểm tra chéo và báo cáo với GV. Đại diện HS trả lời câu hỏi Cả lớp theo dõi và nhận xét Hoạt động 2: Tiến hành thực hành (25 ph) Sau khi phân công vị trí thực hành, cho HS về các nhóm để tiến hành bài thực hành HS về các nhóm của mình để thực hành. HS: Thực hiện theo yêu cầu trong SGK Thực hành đặt bàn ăn theo phong cách Việt Nam, dùng cho bữa ăn theo thực đơn HS làm việc theo nhóm. - Vận dụng kiến thức đã học ở lớp 6, để trang trí bàn ăn phù hợp, đe3pj mắt, trang nhã, tạo không khí sinh động cho tiết học thực hành. - Thực hành xong các tổ tự kiểm tra lẫn nhau, có ý kiến nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm cho bài học thực hành. Hoạt động 3: Tổng kết thực hành (8 ph) GV: Nhận xét tinh thần thái độ, ý thức an toàn lao động trong nhà bếp. Chuẩn bị dụng cụ cho bài thực hành của HS Ưu điểm:.. Tồn tại:.. Nguyên nhân:.. GV đánh giá bài thực hành của từng nhóm GV cho điểm từng nhóm. HS nghe nhận xét của GV, rút kinh nghiệm Hướng dẫn về nhà: (2 ph) HS ôn tập tốt để tiết 11 Kiểm tra 1 tiết . Ngày2 tháng11 năm 2008 Tiết 11: Kiểm tra Mục tiêu: Kiểm tra sự hiểu biết của HS về nghề nấu ăn: Các dụng cụ trong nhà bếp; những việc thường làm trong nhà bếp; an toàn lao động trong nấu ăn HS biết cách thực hành xây dựng thực đơn và trang trí bàn ăn Câu hỏi: Câu 1: Em có suy nghĩ gì về triển vọng của nghề nấu ăn? Câu 2: Cho biết cách sử dụng và bảo quản đồ dùng bằng nhôm, thuỷ tinh, nhựa Câu 3: Hãy kể tên những công việc thường làm trong nhà bếp? Câu 4: Hãy nêu những biện pháp phòng tránh tai nạn, rủi ro khi sử dụng bếp nấu? Câu 5: Hãy nêu cách trang trí bàn ăn đãi tiệc? Liên hệ với cách trang trí bàn ăn đãi tiệc ở địa phương em có gì khác không? Biểu điểm và đáp án: Câu 1: (2 điểm) Nghề nấu ăn không thể thiếu được, nhất là trong thời đại hiện nay, nó góp phần phục vụ tích cực cho nhu cầu phát triển ăn uống, phát triển du lịch, duy trì và thể hiện nét văn hoá ẩm thực văn hoá độc đáo của mỗi dân tộc. Câu 2: (2 điểm) - Đồ gỗ: Không ngâm nước; khi sử dụng xong nên rửa bằng nước rửa chén, phơi gió cho khô ráo. Tránh phơi ngoài nắng hoặc hơ trên lửa - Đồ nhựa: Không để gần lửa, không chứa thức ăn có nhiều dầu mỡ, thức ăn đang nóng; Khi sử dụng xong nên rửa. - Đồ thuỷ tinh, đồ tráng men: Nên cẩn thận khi sử dụng vì dễ vỡ, dễ tróc lớp men; chỉ nên đun nhỏ lửa; chỉ nên dùng đũa hoặc thìa bằng gỗ để xào nấu, tránh dùng thìa nhôm; sử dụng xong phải rửa thật sạch bằng nước rửa chén..; không nấu thức ăn trong đồ dùng tráng men - Đồ nhôm gang: Nên cẩn thận khi sử dụng; không để ẩm ướt; không đánh bóng bằng giáy nhám; không chứa thức ăn có nhiều dầu mỡ, muối, axit - Đồ inốc: - Đồ dùng điện: Câu3: (2 điểm) Cất giữ thực phẩm chưa dùng Cất giữ dụng cụ làm bếp; Chuẩn bị sơ chế thực phẩm; Nấu nướng thực hiện món ăn; Bày dọn thức ăn vào bàn ăn Câu 4: 1. Sử dụng thiết bị, dụng cụ cầm tay: 2. Sử dụng các thiết bị dùng điện Câu 5: (2 điểm) Tuỳ theo hình dạng bàn ăn mà có cách sắp xếp và trang trí thích hợp (trang 31 SGK) Liên hệ thực tế: . .. Ngày 9 tháng 11 năm 2008 Tiết 12: Chế biến món ăn không sử dụng nhiệt Mục tiêu: * HS biết được cách làm món trộn – cuốn hỗn hợp vào thực hành chế biến các món ăn cụ thể * Thực hiện được hai trong các món trộn cuốn hỗn hợp đã nêu theo đúng quy trình và đạt yêu cầu kĩ thuật Chuẩn bị cuả GV và HS Nguyên liệu thực phẩm: đu đủ, lá chanh Nước chấm: nước mắm, đường, chanh tỏi, ớt Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Giới thiệu mục tiêu bài học (5 ph) GV giới thiệu mục tiêu bài học tr32 SGK Gọi 1 HS đọc lại mục tiêu HS theo dõi 1 HS đọc lại trong SGK Hoạt động 2: Nguyên tắc chung (12 ph) GV nêu câu hỏi: ? Chế biến các món ăn không sử dụng nhiệt là gì? ? Hãy cho ví dụ? ? Quy trình thực hiện các món ăn không sử dụng nhiệt được thực hiện ntn? GV chuẩn bị bảng phụ ghi “ quy trình thực hiện” giới thiệu cho HS HS: Trộn các thực phẩm đã được làm chín bằng các phương pháp khác, cùng gia vị, tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, được dùng làm món ăn khai vị VD: Món nộm đu đủ; nộm su hào. HS: Quy trình theo ba bước: Chuẩn bị Sơ chế Trình bày Quy trình thực hiện Chế biến (trộn hỗn hợp) Trình bày (sáng tạo cá nhân Chuẩn bị (sơ chế) Nguyên liệu thực vật Nhặt, rửa, thái phù hợp, ngâm nước muối khoảng 25%, hoặc ướp muối, vắt ráo Nguyên liệu động vật Làm chín, mềm, cắt thái phù hợp Trộn chung nguyên liệu thực vật với nguyên liệu động vật với gia vị Cho món nộm vào đĩa, trên mặt trang trí thêm ít thực phẩm động vật + lạc (đậu phộng) + củ hành cắt lát, rau thơm + ớt tỉa hoa Kèm nước chấm Nước chấm: Nước mắm + đường + chanh + tỏi + ớt Hoạt động 3: II- Yêu cầu kĩ thuật (5 ph) Khi làm các món ăn không sử dụng nhiệt cần đạt những yêu cầu gì về kĩ thuật? HS: Yêu cầu kĩ thuật của các món ăn không sử dụng nhiệt là: Nguyên liệu thực phẩm giòn, không dai, không nát Thơm ngon vị vừa ăn Trình bày đẹp mắt, màu sắc tươi ngon Hoạt động 4: Nộm su hào (21 ph) Nguyên liệu (2 đĩa to) GV: có thể thay thế su hào bằng đu đủ Cho HS đọc phần I – nguyên liệu tr33 SGK Quy trình thực hiện Chuẩn bị: Sơ chế GV cho HS đọc phần sơ chế ? Khi sơ chế su hào hoặc đu đủ ta làm thế nào? ? Đối với nguyên liệu động vật như tôm ta làm thế nào? ? Hãy nêu quy trình thực hiện nguyên liệu thịt ba chỉ ? Đối với ccá gia vị khác ta làm thế nào? HS chú ý nghe GV trình bày và ghi chép 1 HS đứng tại chỗ đọc, cả lớp chú ý theo dõi HS nêu cách sơ chế Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2 ph) Đọc phần chế biến: Trộn hỗn hợp và cách trình bày Tiết sau thực hành “ chế biến món nộm đu đủ” Nguyên liệu như SGK tr33 phần I Ngày 26 tháng 11 năm 2007 Tiết 13: Thực hành: Nộm su hào Mục tiêu: - HS biết thực hiện các thao tác làm nộm su hào (hoặc nộm đu đủ) - Trình bày đạt yêu cầu kĩ thuật về nguyên liệu thực phẩm cũng như thẩm mỹ - Vận dụng thực hành ở lớp vào việc chế biến món ăn ở nhà đạt tiêu chuẩn kĩ thuật Chuẩn bị của GV và HS + Thay thế nghuyên liệu su hào bằng đu đủ. + Đu đủ: 1 quả (gọt vỏ bỏ hạt ở nhà) + Thịt ba chỉ: 100g (đã luộc sẵn ở nhà) + Tôm: 100g (đã luộc sẵn ở nhà) + Hành khô: 50g + Muối, đường, ớt cay, tỏi, nước mắm, lá chanh. + Thau sạch, dao, thớt, đũa, âu. + Lạc đã rang ở nhà. III. Tiến trình dạy - học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (5 ph) GV nêu yêu cầu kiểm tra: Nhắc lại quy trình thực hiện món nộm su hào GV: kiểm tra nguyên liệu, dụng cụ của các nhóm GV phân công các khu vực thực hành cho các nhóm HS: trả lời HS: các nhóm đưa nguyên liệu và dụng cụ lên bàn để kiểm tra Hoạt động 2: Sơ chế (15 ph) GV: cho HS tiến hành sơ chế. GV: Hãy nhắc lại các khâu sơ chế món nộm su hào? Nguyên liệu su hào? Thịt ba chỉ? Tôm? Rau thơm? Nước chấm? GV: Kiểm tra lại khâu sơ chế của các nhóm HS: Đại diện các nhóm trả lời * Các nhóm tiến hành làm việc Hoạt động 3: Quy trình thực hiện(12 ph) GV yêu cầu HS nhắc lại quá trình chế biến món nộm su hào? GV: Cho HS thực hiện trộn hỗn hợp. Kiểm tra trộn hỗn hợp đạt yêu cầu chưa Bổ sung HS: Quá trình chế biến: Nguyên liệu thực vật + Nguyên liệu động vật + gia vị + rau thơm. Trộn đều với nhau. HS: thực hiện khâu trộn hỗn hợp Hoạt động 4: Trình bày (5 ph) Sau kgi trộn hỗn hợp xong, GV cho HS thực hiện khâu trình bày? GV: Kiểm tra, bổ sung cho các nhóm. Các tổ thực hiện xong khâu trình bày, GV cho các nhóm kiểm tra chéo lẫn nhau, đánh giá cho điểm. GV: Kiểm tra nhận xét đánh giá Sau khi các nhóm thực hiện xong, GV cho các nhóm dọn vệ sinh khu vực mình thực hành HS: các nhóm trình bày sản phẩm của tổ mình vào đĩa Các nhóm dọn vệ sinh, và kiểm tra chéo lẫn nhau Hoạt động 5: Tổng kết đánh giá bài thực hành (5 ph) GV: Nhận xét ý thức, tinh thần trách nhiệm, an toàn lao động, vệ sinh của các nhóm HS lắng nghe, rút kinh nghiệm cho những tiết học sau Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà( 2ph) + Nghiên cứu bài “ nộm ngó sen” và chuẩn bị nguyên liệu như SGK với số lượng 1 nửa + Tiết sau thực hành bài nộm ngó sen. Ngày 3 tháng 12 Năm 2007 Tiết 14: Thực hành: nộm ngó sen Mục tiêu: - HS biết thực hiện các thao tác làm nộm ngó sen(hoặc nộm đu đủ) - Trình bày đạt yêu cầu kĩ thuật về nguyên liệu thực phẩm cũng như thẩm mỹ - Vận dụng thực hành ở lớp vào việc chế biến món ăn ở nhà đạt tiêu chuẩn kĩ thuật Chuẩn bị của GV và HS + Thay thế nguyên liệu ngó sen bằng đu đủ hoặc su hào + Ngó sen: 300g 9ngó sen non) + Thịt ba chỉ: 100g (đã luộc sẵn ở nhà) + Tôm: 100g (đã luộc sẵn ở nhà) + Cà rốt: 200g + Hành khô: 50g+ Hành tây: 100g + kiệu chua + Muối, đường, ớt cay, tỏi, nước mắm, lá chanh, dấm. + Thau sạch, dao, thớt, đũa, âu. + Lạc đã rang ở nhà. III. Tiến trình dạy - học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (5 ph) GV nêu yêu cầu kiểm tra: Nhắc lại quy trình thực hiện món nộm su hào GV: kiểm tra nguyên liệu, dụng cụ của các nhóm GV phân công các khu vực thực hành cho các nhóm HS: trả lời HS: các nhóm đưa nguyên liệu và dụng cụ lên bàn để kiểm tra Hoạt động 2: Sơ chế (15 ph) GV: cho HS tiến hành sơ chế. GV: Hãy nhắc lại các khâu sơ chế món nộm ngó sen? Nguyên liệu ngó sen? Thịt ba chỉ? Tôm? Cà rốt? Hành tây? Rau thơm? Nước chấm? GV: Kiểm tra lại khâu sơ chế của các nhóm HS: Đại diện các nhóm trả lời * Các nhóm tiến hành làm việc Hoạt động 3:Quy trình thực hiện(12 ph) GV yêu cầu HS nhắc lại quá trình chế biến món ngó sen? GV: Cho HS thực hiện trộn hỗn hợp. Kiểm tra trộn hỗn hợp đạt yêu cầu chưa Bổ sung HS: Quá trình chế biến: Nguyên liệu thực vật + Nguyên liệu động vật + gia vị + rau thơm. Trộn đều với nhau. HS: thực hiện khâu trộn hỗn hợp Hoạt động 4:Trình bày (5 ph) Sau kgi trộn hỗn hợp xong, GV cho HS thực hiện khâu trình bày? GV: Kiểm tra, bổ sung cho các nhóm. Các tổ thực hiện xong khâu trình bày, GV cho các nhóm kiểm tra chéo lẫn nhau, đánh giá cho điểm. GV: Kiểm tra nhận xét đánh giá Sau khi các nhóm thực hiện xong, GV cho các nhóm dọn vệ sinh khu vực mình thực hành HS: các nhóm trình bày sản phẩm của tổ mình vào đĩa Các nhóm dọn vệ sinh, và kiểm tra chéo lẫn nhau Hoạt động 5:Tổng kết đánh giá bài thực hành (5 ph) GV: Nhận xét ý thức, tinh thần trách nhiệm, an toàn lao động, vệ sinh của các nhóm HS lắng nghe, rút kinh nghiệm cho những tiết học sau Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà( 2ph) + Nghiên cứu bài “ nem cuốn” và chuẩn bị nguyên liệu như SGK với số lượng 1 nửa + Tiết sau thực hành bài “nem cuốn”. Ngày 10 Tháng 12 Năm 2007 Tiết 15: Thực hành: Nem cuốn Mục tiêu - HS biết được cách làm và sử dụng món cuốn hỗn hợp. - Nắm vững quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật. - Thực hiện được món nem cuốn. - Có ý thức thực hành tiết kiệm, giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. Chuẩn bị của GV và HS. Tôm tươi: 500g Thịt ba chỉ: 300g. Bún: 500g. Rau xà lách, rau thơm, me, tỏi. Lạc, giá, ớt. Giấm, đường, tương. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của HS Hoạt động của GV Hoạt động 1: Kiểm tra (5 ph) GV: Hãy nêu quy trình thực hiện món ăn không sử dụng nhiệt? HS: trả lời Hoạt động 2: 1. Chuẩn bị( sơ chế) (12 ph) GV: Gọi 1 HS đọc phần sơ chế ? Nêu cách sơ chế tôm? ? Nêu cách sơ chế thịt ba chỉ? ? Lạc ta làm thế noà? ? các nguyên liệu còn lại ta sơ chế ntn? ? Nước chấm chế biến ntn thì ngon? - HS đứng tại chỗ đọc - Tôm: rửa sạch, cho vào soong cùng 1 thìa cà phê muối, đậy nắp đun khoảng 10 phút tôm chín, bóc vỏ, rút sợi chỉ đất ở sống lưng ra. - Thịt ba chỉ luộc chín, cắt lát mỏng. - Lạc: rang vàng, xoa vỏ, giã dập. - Tỏi, ớt dã nhỏ. - Rau xà lách: Rửa sạch cùng với rau thơm. - Nước chấm: Tỏi, nước mắm + chanh + đường Hoạt động 3: 2. Chế biến (15 ph) GV: Cho HS đọc phần a) Làm tương chấm GV: Hãy liên hệ với gia đình cách làm tương chấm như thế nào? ? Liên hệ với gia đình em món nem cuốn? Cách cuốn ntn? HS: đọc phần a) SGK Hs: - Tương + bột đao + đường + tỏi nấu hơi sền sệt cho tỏi + nước me + giấm vào nêm vừa ăn Múc tương chấm ra bát, cho ớt băm vào và rắc ít lạc rang lên trên + Cách cuốn: bánh đa nem thấm nước lọc cho dẻo, để rau xà lách, rau thơm, giá đỗ, bún lên trên, trên cùng đặt dàn đều thịt và tôm. Gấp mép 2 bên vào, cuốn lại, trong lúc cuốn đặt cọng hẹ cắt đôi vào giữa. Tuỳ khẩu vị, có thể thay thế hoặc bổ sung nguyên liệu khác như trứng rán , giò lụa... Hoạt động 4: Trình bày ( 7ph) GV: Thông thường bước trình bày tuỳ sáng tạo cá nhân. Nhưng phải dảm bảo đẹp mắt, vệ sinh an toàn thực phẩm. GV cho HS quan sát hình 20 SGK xem một cách trình bày món nem cuốn. HS: quan sát hình 20 SGK GV cho HS trình bày các sản phẩm của nhóm mình Hoạt động 5: Cũng cố (4 ph) GV: nem cuốn hay còn gọi là gỏi cuốn, ? muốn cho món nem cuốn đẹp, hấp dẫn cần lưu ý những yếu tố nào? ? để tránh tai nạn trong khi làm món nem cuốn em phải làm gì? HS: Lựa chọn thực phấm đạt yêu cầu kĩ thuật. Thực hiện các thao tác đúng quy trình. Trình bày đẹp mắt. Để tránh tai nạn rủi ro trong lúc làm nón nem cuốn cần phải tuân thủ các quy tắc an toàn lao động, cầm dao đúng quy cách, kiểm tra các soong chảo có tay cầm, không để thực phẩm rơi vãi làm trơn trượt té ngã. Hướng dẫn về nhà: (2 ph) -Về nhà hãy áp dụng chế biến các món ăn không sử dụng nhiệt cho gia đình - Tiết sau học bài chế biến các món ăn có sử dụng nhiệt, các em hãy về thu thập các món ăn có sử dụng nhiệt Ngày10 tháng12 năm 2007 Tiết 16: Chế biến món ăn có sử dụng nhiệt Mục tiêu: - HS biết ứng dụng nguyên tắc chung của món nấu vào việc thực hành chế biến món ăn có sử dụng nhiệt. - Thực hiện được một trong các món nấu đã nêu theo đúng quy trình thực hiện và đặt yêu cầu kĩ thuật. Chuẩn bị của GV và HS. Bảng phụ: vẽ sơ đồ thực hiện các món ăn có sử dụng nhiệt Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 ph) ? hãy nêu quy trình thực hiện các món ăn không sử dụng nhiệt? ? Đối với các món ăn có sử dụng nhiệt thì quy trình thực hiện ntn. Đó là nội dung bài học hôm nay HS: trả lời Hoạt động 2: I- Nguyên tắc chung (30 ph) GV: Ta đã biết nguyên tắc chung của việc Chế biến các món ăn không sử dụng nhiệt Các món ăn có sử dụng nhiệt được thực hiện theo quy trình nào? Hôm nay chúng ta nghiên cứu các món ăn có sử dụng nhiệt GV: giới thiệu quy trình qua bảng phụ Quy trình thực hiện Trình bày (sáng tạo cá nhân) Chuẩn bị (sơ chế) Chế biến (nấu) Cho món nấu vào đĩa sâu lòng hoặc bát to; Sắp xếp và trang trí theo đặc trưng của món (tuỳ sáng tạo của mỗi người) 1.Nấu nguyên liệu động vật với nước. 2. Cho nguyên liệu thực vật vào nấu tiếp cho mềm đều. 3. Nêm gia vị phù hợp 1.Nguyên liệu thực vật: Nhặt rửa, cắt thái phù hợp 2. Nguyên liệu động vật: Rửa sạch, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị(có thể rán qua cho ngấm gia vị và giứ độ ngọt khi nấu) GV gọi HS đứng tại chỗ đọc quy tình thực hiện các món ăn có sử dụng nhiệt? Hoạt động 3: II. Yêu cầu kĩ thuật (6 ph) GV: Nêu yêu cầu kĩ thuật như SGK ? Yêu cầu HS nhắc lại HS: Yêu cầu kĩ thuật Nguyên liệu thực phẩm chín mềm Nhưng không nát. 2. Tỷ lệ giữa nước và cái phù hợp với từng món ăn. 3. Mùi vị thơm ngon. 4. Màu sắc đạc trưng háp dẫn. Hoạt động 4: Cũng cố và hướng dẫn về nhà (4 ph) Nêu quy trình thực hiện món ăn có sử dụng nhiệt Nêu yêu cầu kĩ thuật của món ăn Đọc trước bài “bún riêu cua” Ngày 23 tháng 12 năm 2007 Tiết 17: Thực hành: Bún riêu cua I. Mục tiêu HS biết được cách làm và sử dụng món bún riêu cua. - Nắm vững quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật. - Thực hiện được món bún riêu cua. - Có ý thức thực hành tiết kiệm, giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. II. Chuẩn bị của GV và HS. Cua đồng: 500g Cà chua 500g Bún 900g. Rau muống, bắp chuối, giá đỗ, húng quế, kinh giới, mùi tàu. 2 miếng đậu phụ. hành khô, hành lá, ớt, chanh, me quả, giấm, mắm tôm, muối, nước mắm, dầu ăn, bột ngọt III. Tiến trình dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 ph) GV: Hãy nêu quy trình thực hiện món ăn có sử dụng nhiệt? HS: - Sơ chế: . Chế biến: Trình bày:. Hoạt động 2: 1. Chuẩn bị( sơ chế) (10 ph) GV gọi 1 HS đọc phần sơ chế? ? Hãy nêu cách sơ chế cua đồng? ? Nêu cách sơ chế cà chua? ? Sơ chế me? ? Các loại rau ta làm thế nào? HS đứng tại chỗ đọc: Cua: - Rửa sạc

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_7_35.doc