Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 10: Vai trò của giống. Phương pháp chọn tạo giống cây trồng - Vũ Tiểu Thanh

I/ Mục tiêu: Qua bài học này học sinh cần đạt về:

 1) Kiến thức: Học sinh hiểu được vai trò của giống cây trồng và các phương pháp chọn tạo giống cây trồng.

 2) Kỹ năng: Rèn kỹ năng chọn tạo giống cây trồng thành thạo.

 3) Thái độ: Có ý thức quý trọng bảo vệ các giống cây trồng quý hiếm trong sản xuất ở địa phương.

II/ Chuẩn bị:

 1) Chuẩn bị của giáo viên:

 - Nghiên cứu nội dung bài 10 “Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng” SGK, SGV Công nghệ 7.

 - Tham khảo các tài liệu liên quan.

 - Phóng to các hình 11; 12; 13; 14 SGK.

 - Phương án tổ chức: Hoạt động cá nhân, thảo luận – hoạt động nhóm.

 2) Chuẩn bị của học sinh:

 - Xem trước nội dung bài 10 SGK.

III/ Hoạt động dạy học:

 1) Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp.

 2) Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

? Thế nào là bón lót, bón thúc? Tại sao phải bón lót, bón thúc?

→ Dự kiến phương án trả lời:

 - Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. Bón lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.

 - Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Bón thúc nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt

 3) Giảng bài mới:

* Giới thiệu bài: (1’)

Trong hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, giống cây trồng chiếm vị trí hàng đầu. Phân bón, thuốc trừ sâu là những thứ cần thiết nhưng không phải là yếu tố trước tiên của hoạt động trồng trọt, không có giống cây trồng là không có hoạt động trồng trọt. Bài này giúp học sinh hiểu vai trò của giống trong trồng trọt.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 10: Vai trò của giống. Phương pháp chọn tạo giống cây trồng - Vũ Tiểu Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết : 7 Bài : 10 VAI TRÒ CỦA GIỐNG & PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG -----–‚—----- I/ Mục tiêu: Qua bài học này học sinh cần đạt về: 1) Kiến thức: Học sinh hiểu được vai trò của giống cây trồng và các phương pháp chọn tạo giống cây trồng. 2) Kỹ năng: Rèn kỹ năng chọn tạo giống cây trồng thành thạo. 3) Thái độ: Có ý thức quý trọng bảo vệ các giống cây trồng quý hiếm trong sản xuất ở địa phương. II/ Chuẩn bị: 1) Chuẩn bị của giáo viên: - Nghiên cứu nội dung bài 10 “Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng” SGK, SGV Công nghệ 7. - Tham khảo các tài liệu liên quan. - Phóng to các hình 11; 12; 13; 14 SGK. - Phương án tổ chức: Hoạt động cá nhân, thảo luận – hoạt động nhóm. 2) Chuẩn bị của học sinh: - Xem trước nội dung bài 10 SGK. III/ Hoạt động dạy học: 1) Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp. 2) Kiểm tra bài cũ: ( 5’) ? Thế nào là bón lót, bón thúc? Tại sao phải bón lót, bón thúc? → Dự kiến phương án trả lời: - Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. Bón lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ. - Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Bón thúc nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt 3) Giảng bài mới: * Giới thiệu bài: (1’) Trong hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, giống cây trồng chiếm vị trí hàng đầu. Phân bón, thuốc trừ sâu là những thứ cần thiết nhưng không phải là yếu tố trước tiên của hoạt động trồng trọt, không có giống cây trồng là không có hoạt động trồng trọt. Bài này giúp học sinh hiểu vai trò của giống trong trồng trọt. * Tiến trình bài dạy: (35’) TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 10’ * Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của giống cây trồng : - GV treo H11 lên bảng. Yêu cầu học sinh quan sát. ? H11a. Thay giống cũ bằng giống mới năng suất cao có tác dụng gì ? ? Trước đây trồng lúa chỉ cho năng suất 10 tấn/ha/1 vụ. Nay trồng giống lúa mới nsuất cho 12 tấn/ha/1 vụ. Vậy giống lúa mới đã tác động đến năng suất trồng trọt ntn? - GV bổ sung: Giống là 1 yếu tố làm tăng năng suất cây trồng. Việc thay thế giống lúa địa phương bằng các giống lúa mới thấp cây, có nsuất cao đã góp phần tăng nsuất lúa bình quân 2,7 tấn/ha ở thập kỉ 80 lên đến 4 tấn/ha vào những năm cuối của thập kỉ 90. Do sử dụng giống lúa mới, nhiều địa phương ở Thái Bình, Nam Định, Hà Tây đạt năng suất 10 tấn/ha. Ngày nay, khi lúa lai ra đời và đưa vào sử dụng tăng nsuuất lúa 15 – 20 %. Điện Biện (Lai Châu), Hòa An (Cao Bằng), Văn Quan (Lạng Sơn) đạt 12 – 14 tấn/ha. ? Trước đây, cây lúa cho gạo ăn ko thơm, ko dẻo. Nay cấy giống lúa khác cho gạo ăn thơm, dẻo. Vậy giống lúa mới đã có vai trò ntn trong trồng trọt? - GV giải thích: GCT với việc thực hiện nvụ của ngành sản xuất trồng trọt, ngoài việc tăng nsuất còn phải chú ý đến việc tạo ra chất lượng mới của sản phẩm. Vì nếu chất lượng kém thì dù có nsuất cao bao nhiêu cũng khó có thể phát triển được, do ko ai sử dụng. - GV giới thiệu H11b, H11c nêu rõ giống lúa, vì vụ chiêm, mùa là khái niệm chỉ vụ lúa, ko thể dùng cho rau, đậu hay cây ăn quả được. “ Trước đây, khi n2 nước ta chỉ s/dụng giống lúa địa phương có tgian sinh trưởng dài trong 1 năm→ chỉ gieo trồng được 2 vụ lúa chiêm và mùa. Từ khi ta nhập nội và tạo ra những giống lúa ngắn ngay đã hình thành vụ gieo trồng thứ 3: Vụ đông→ thế độc canh cây lúa bị phá vỡ, hình thành cơ cấu ba cây trồng: Lúa xuân – lúa mùa sớm – cây vụ đông (ngô đông, đậu tương đông, cà chua hoặc vụ rau sớm). Với cơ cấu này, lúa mùa sớm được gieo cấy bằng giống lúa ngắn ngày như: CR203, Q5, ĐH60 và phải thu hoạch trước 20/9 ( ở Đồng bằng Bắc Bộ) để giải phóng đất kịp thời làm vụ đông”. ? H11b Sử dụng giống ngắn ngày có tác dụng gì đối với các vụ gieo trồng trong năm ? ? H11c Sử dụng giống mới ngắn ngày có ả/h ntn đến cơ cấu cây trồng? ? Vậy GCT có vai trò ntn trong trồng trọt? - GV nhận xét và liên hệ thực tế: Tuy Phước: Vụ đông xuân: gần 400 kg/sào, Vụ hè thu: gần 300 kg / sào. Quan sát - Làm tăng năng suất cây trồng. - Làm tăng năng suất cây trồng. HS lắng nghe - Giống tạo phẩm chất tốt, tăng chất lượng nông sản. HS lắng nghe HS lắng nghe - Làm tăng vụ trồng trọt trong năm. - Làm thay đổi cơ cấu cây trồng của vùng. - Làm tăng năng suất cây trồng. Tăng chất lượng nông sản. Làm tăng vụ trồng trọt trong năm. Làm thay đổi cơ cấu cây trồng của vùng. Lắng nghe. I. Vai trò của giống cây trồng: - Làm tăng năng suất cây trồng. - Tăng chất lượng nông sản. - Làm tăng vụ trồng trọt trong năm. - Làm thay đổi cơ cấu cây trồng của vùng. 8’ * Hoạt động 2: Tìm hiểu tiêu chí giống cây trồng tốt: - GV Y/C HS thảo luận nhóm để nêu được quan niệm của HS về nd của 5 tiêu chí trong sgk. . ?1 Theo em, giống lúa ntn được đánh giá là sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương? ?2 Giống lúa ntn được đánh giá là có nsuất cao? ?3 Giống lúa ntn được đánh giá là có chất lượng tốt? ?4 Giống lúa ntn được đánh giá là có nsuất cao và ổn định? ?5 Giống lúa ntn được đánh giá là có khả năng chống, chịu được sâu, bệnh? - GV gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. ? Vậy trong 5 tiêu chí đó theo em giống cây trồng tốt cần đạt những tiêu chí nào? - GV nhận xét: Giống có năng suất cao chưa phải là giống tốt mà giống có năng suất cao ổn định mới là giống tốt. HS thảo luận nhóm - Dù khí hậu ổn định hay thay đổi, đất đai màu mỡ hay nghèo nàn vẫn strưởng phát triển tốt để cho nsuất cao. Trong đk bình thường phải cho nsuất cao. - So với giống cũ đang có nsuất cao nhất của địa phương, giống mới phải có năng suất cao hơn. - Giống đó phải có chất lượng đáp ứng nhu cầu kinh tế và những đặc điểm chất lượng đó ở giống địa phương chưa có hoặc có ở mức thấp. - Qua một số năm vẫn cho được nsuất xấp xỉ nhau trừ trường hợp có biến động lớn do thiên tai. - Chịu được sâu, bệnh; ít bị nhiễm bệnh; ít bị sâu ăn trong đk trồng ở ruộng qua các vụ. Trình bày và nhận xét. - GCT tốt cần đạt các tiêu chí 1, 3, 4, 5. HS lắng nghe II. Tiêu chí của giống cây trồng tốt : - Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương. - Có chất lượng cao. - Có năng suất cao, ổn định. - Chống chịu được sâu bệnh. 12’ * Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp chọn tạo giống cây trồng: - GV yêu cầu HS đọc nội dung phần III/ 24 SGK. - GV treo tranh H12 lên bảng. ? Em hãy nêu đặc điểm cơ bản của PP chọn lọc? - GV treo tranh H13 SGK lên bảng. ? Em hãy nêu đặc điểm cơ bản của PP lai? - GV bổ sung: PP lai còn có ý nghĩa là thúc đẩy QT tiến hóa của cây trồng. Chủ động và sáng tạo tạo ra những loại hình mới mà thiên nhiên không có. Cây lai hội tụ được những tính trạng tốt mà bố mẹ không có. - GV giới thiệu: Đột biến là những biến đổi di truyền tạo cơ sở cho các biến dị. Có 2 dạng ĐB: ĐB cấu trúc NST và ĐB gen. ĐB gen có ý nghĩa quan trọng trong chọn giống. ? Em hãy nêu đặc điểm cơ bản của PP gây đột biến? - GV treo tranh H14 SGK lên bảng và giới thiệu ý nghĩa của PP nuôi cấy mô: “ Duy trì và nhân nhanh các kiểu gen quí, nhân nhanh các giống khó trồng bằng hạt, bảo quản nguồn gen” ? Em hãy nêu đặc điểm cơ bản của PP nuôi ấy mô? - GV nhận xét, kết luận: + PP chọn lọc, gây đột biến, lai đều coi là PP tạo ra giống mới. + Nuôi cấy mô vừa là PP tạo giống, vừa là PP nhân giống. HS đọc Quan sát - Từ giống khởi đầu chọn cây có hạt tốt, lấy hạt, vụ sau gieo hạt mới chọn, so sánh với giống khởi đầu và giống địa phương, nếu tốt hơn về các tiêu chí của giống cây trồng, nhân giống đó cho sản xuất. Quan sát - Lấy phấn hoa của cây dùng làm bố thụ phấn cho nhụy hoa của cây dùng làm mẹ. Sau đó lấy hạt của cây dùng làm mẹ gieo trồng ta được cây lai. Chọn những cây lai có đặc tính tốt để làm giống. HS lắng nghe HS lắng nghe - Phương pháp gây đột biến dùng tác nhân vật lý (tia a, g), tác nhân hóa học ( EMS – êtyl mêtan sunfonat; DMS – Di mêtyl sunfat; EI – etylen imin)→ xử lý chất lượng bộ phận non của cây (hạt mầm, nụ hoa, hạt phấn, chồi, củ) ® tạo ra đột biến ® dùng các bộ phận đã gây đột biến tạo ra cây đột biến ® chọn hạt ở cây đột biến đem gieo → chọn dòng có đột biến có lợi làm giống. Quan sát và lắng nghe. - Chọn lọc và chuẩn bị cây mẹ: sạch bệnh, đang ở gđoạn s/trưởng mạnh → chọn và tách mô ( tế bào) sống của cây mẹ (thường là đỉnh ngọn, chồi nách, đoạn thân, mảnh lá) tiến hành khử trùng → nuôi cấy trong mt đặc biệt → nhân nhanh bằng cách kích thích mô nuôi cấy phát sinh hình thái ( xử lí phytohoocmôn, t0, ánh sáng thích hợp) → tạo cây mới → đưa cây từ ống nghiệm ra vườn ươm → chọn lọc được giống mới. HS lắng nghe III. Phương pháp chọn tạo giống cây trồng: - Phương pháp chọn lọc. - Phương pháp lai - Phương pháp gây đột biến. - Phương pháp nuôi cấy mô. 5’ * Hoạt động 4: Củng cố ? Em hiểu thế nào là chọn tạo giống cây trồng? ? Thế nào là một giống mới? - Gv gọi HS đọc “Ghi nhớ” - Hướng dẫn bài học ở nhà: + GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi cuối bài/ 25 SGK. + Tìm hiểu: Qui trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt. + Tìm hiểu: Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính. + Tìm hiểu: Bảo quản hạt giống cây trồng. - Là chọn giữ giống nhằm duy trì các tính chất đặc thù của những giống đã thu nhận được; nhằm tạo ra những giống mới. - Giống mới phải khác giống hiện có ít nhất ở một tính trạng nào đó, mà tính trạng này phải do kiểu gen ở giống mới, khác kiểu gen ở giống cũ quy định. HS đọc HSTL Lắng nghe 4) Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: ( 3’) - Đọc trước nội dung bài 11: “ Sản xuất và bảo quản giống cây trồng”. - Tìm hiểu các phương pháp sản xuất giống cây trồng ở địa phương em. - Học thuộc bài và trả lời câu hỏi cuối bài. IV/ Rút kinh nghiệm – bổ sung:

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_10_vai_tro_cua_giong_phuong_phap.doc