Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 10: Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng (Chuẩn kiến thức)

I. MỤC TIÊU:

-Hiểu được vai trò của giống cây trồng. Nắm được một số tiêu chí của giống cây trồng tốt

-Biết được các phương pháp chọn, tạo giống cây trồng. Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích.

 -Có ý thức quý trọng, bảo vệ các giống cây trồng quý hiếm trong sản xuất.

II CHUẨN BỊ

 - Gv: Nội dung bài ,hệ thống các câu hỏi,tranh vẽ

 -Hs : - Xem trước bài 10, tìm hiểu phương pháp chọn giống

 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1) Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là bón lót, bón thúc?

Phân hữu cơ, phân lân thường dùng để bón lót hay bón thúc? Vì sao?

2)Dạy bài mới:

Ông cha ta thường có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” . nhưng ngày nay con người đã chủ động trong tưới tiêu nước, chủ động tạo và sử dụng phân bón, thì giống được đặt lên hàng đầu. Vậy giống cây trồng có vai trò như thế nào trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất trồng trọt và làm như thế nào để có giống tốt? Ta hãy vào bài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 10: Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng (Chuẩn kiến thức), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7 tiết : 7 Dạy lớp:71,75, Ngày soạn : / / BÀI 10: VAI TRÒ CỦA GIỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG MỤC TIÊU: -Hiểu được vai trò của giống cây trồng. Nắm được một số tiêu chí của giống cây trồng tốt -Biết được các phương pháp chọn, tạo giống cây trồng. Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích. -Có ý thức quý trọng, bảo vệ các giống cây trồng quý hiếm trong sản xuất. II CHUẨN BỊ - Gv: Nội dung bài ,hệ thống các câu hỏi,tranh vẽ -Hs : - Xem trước bài 10, tìm hiểu phương pháp chọn giống III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1) Kiểm tra bài cũ: Thế nào là bón lót, bón thúc? Phân hữu cơ, phân lân thường dùng để bón lót hay bón thúc? Vì sao? 2)Dạy bài mới: Ông cha ta thường có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” . nhưng ngày nay con người đã chủ động trong tưới tiêu nước, chủ động tạo và sử dụng phân bón, thì giống được đặt lên hàng đầu. Vậy giống cây trồng có vai trò như thế nào trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất trồng trọt và làm như thế nào để có giống tốt? Ta hãy vào bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Vai trò của giống cây trồng _ Giáo viên treo tranh và hỏi: + Giống cây trồng có vai trò gì trong sản xuất trồng trọt? + Nhìn vào hình 11a hãy cho biết thay giống cũ bằng giống mới năng suất cao có tác dụng gì? + Hình 11b sử dụng giống mới ngắn ngày có tác dụng gì đối với các vụ gieo trồng trong năm? + Nhìn hình 11c sử dụng giống mới ngắn ngày có ảnh hưởng như thế nào đến cơ cấu cây trồng? + Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng. _ Học sinh quan sát vàtrả lời: à Giống cây trồng có vai trò: + Tăng năng suất. + Tăng vụ. + Thay đổi cơ cấu cây trồng. à Giống cây trồng là yếu tố quyết định đối với năng suất cây trồng. à Có tác dụng tăng các vụ gieo trồng trong năm. à Làm thay đổi cớ cấu cây trồng trong năm. _ Học sinh ghi bài. Hoạt động 2: Tiêu chí của giống cây trồng. _ Yêu cầu học sinh chia nhóm, thảo luận 5 tiêu chí để chọn ra những giống cây trồng tốt. _ Giáo viên hỏi: + Tại sao tiêu chí 2 không phải là tiêu chí của giống cây trồng tốt? _ Giáo viên giảng giải từng tiêu chí và hỏi: + Tại sao người ta lại chọn tiêu chí là giống chống chịu sâu bệnh? Gv nhận xét và chốt lại _ Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung. à Đó là tiêu chí : 1,3,4,5. _ Học sinh trả lời: à Giống có năng suất cao chưa hẳn là giống tốt mà giống có năng suất cao và ổn định mới là giống tốt. _ Học sinh lắng nghe và trả lời: à Nếu giống không chống chịu được sâu bệnh thì sẽ tốn nhiều công chăm sóc, năng suất và phẩm chất nông sản thấp. Hs lắng nghe Hoạt động 3: Phương pháp chọn tạo giống cây trồng. _ Yêu cầu học sinh quan sát hình 12,13,14 và kết hợp đọc thông tin, thảo luận nhóm về 4 phương pháp đó và trả lời theo câu hỏi: + Thế nào là phương pháp chọn lọc? _ Giáo viên nhận xét, ghi bảng. _ Yêu cầu học sinh quan sát hình 13 và cho biết: + Cây dùng làm bố có chứa gì? + Cây dùng làm mẹ có chứa gì? + Thế nào là phương pháp lai? _ Giáo viên giải thích hình và ghi bảng. _ Yêu cầu 1 học sinh đọc to và hỏi: + Thế nào là phương pháp gây đột biến? _ Giáo viên giảng thích rõ thêm + Theo em trong các phương pháp trên thì phương pháp nào được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay? _ Giáo viên chốt lại kiến thức. _ Học sinh quan sát và thảo luận nhóm. _ Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung. à Từ nguồn giống khởi đầu (1) chọn các cây có đặc tính tốt, thu lấy hạt. Gieo hạt của các cây được chọn (2) và so sánh với giống khởi đầu (1) và giống địa phương (3). Nếu tốt hơn thì cho sản xuất đại trà. _ Học sinh lắng nghe, ghi bài. _ Học sinh quan sát và trả lời: à Có chứa hạt phấn. à Có chứa nhuỵ. à Lấy phân hoa cuả cây dùng làm bố thụ phân cho nhụy hoa của cây dùng làm mẹ. Sau đó lấy hạt của cây mẹ gieo trồng ta được cây lai. Chọn các cây lai có đặc tính tốt để làm giống. _ Học sinh lắng nghe và ghi bảng. _ Học sinh đọc to và trả lời: à Sử dụng tác nhân vật lí (tia) hoặc hoá học để xử lí các bộ phân của cây (hạt, mầm,nụ hoa, hạt phấn) gây ra đột biến. Gieo hạt của các cây đã được xử lí đột biến, chọn những dòng có đột biến có lợi để làm giống. _ Học sinh lắng nghe. à Đó là phương pháp chọn lọc. _ Học sinh lắng nghe. 3) Củng cố -Gọi hoc sinh đọc ghi nhớ -Nêu câu hỏi củng cố bài 4) Hướng dẫn học ở nhà - Học bài - trả lời câu hỏi và đọc bài 11 IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_10_vai_tro_cua_giong_va_phuong_p.doc