Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 12-20

I. Mục đích yêu cầu.

 Hs biết được các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại

 Hiểu được các biện pháp phòng trừ sâu bẹnh hại.

II. Phương pháp.

 Trực quan - Thảo luận nhóm.

III. Chuẩn bị.

 Tranh vẽ về bẫy bắt bướm, phun thuốc trừ sâu.

IV. Lên lớp.

1.Ổn định.

2.Bài cũ.

a. Hãy cho biết tác hại của sâu bệnh đói với cây trồng ?

b. Thế nào là biến thái của côn trùng. Thế nào là bệnh hại cây, những dấu hiệu khi cây trồng bị sâu bệnh hại.

3.Bài mới.

Hoạt động 1. Giới thiệu.

Hoạt động 2. Tìm hiểu nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại

 

doc20 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 12-20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 tiết 9 ngày soạn 8/10/07 ngày dạy 10/10/07 BÀI 12 SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG I. Mục đích yêu cầu. Học sinh biết được tác hại của sâu bệnh hại cây trồng. Hiểu được khái niệm côn trùng và bệnh cây. 3. Nhận biết được các dấu hiệu của cây khi bị sâu bệnh phá hại. II. Phương pháp. Trực quan - thảo luận nhóm. III. Chuẩn bị. Nội dung bài giảng. Tranh về sơ đồ biến thái của các loại sâu. Vật thật về các loại cây, quả, lá bị sâu bệnh hại. IV. Lên lớp. 1.Ổn định. 2.Bài cũ. Vì sao phải thực hiện việc sản xuất giống cây trồng. Quá trình sản xuất giống bằng hạt được thực hiện như thế nào ? Vì sao phải thực hiện việc bảo quản giống cây trồng. Cho biết qui trình của việc bảo quản giống cây trồng ? 3.Bài mới. Hoạt động 1. Giới thiệu. Hoạt động 2. Tìm hiểu tác hại của sâu bệnh HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CƠ BẢN Cho hs tự tìm hiểu tác hại của sâu bệnh qua thực tế sản xuất của địa phương và trả lời câu hỏi. 1. Sâu bệnh có ảnh hưởng như thế nào đối với cây trồng ? 2. Hãy cho một vài ví dụ về tác hại của sâu bệnh trong việc sản xuất ở địa phương hoặc gia đình em. Tự tìm hiểu về tác hại của sâu bệnh và trả lời câu hỏi. 1. Ảnh hưởng đến đời sống cây trồng. Ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. Làm tăng chi phí sản xuất hàng nông sản. Có thể gây độc đối người sử dụng do phải dùng thuốc trừ sâu để diẹt trừ sâu bệnh hại. 2. Làm thiệt hại đối với mùa vụ của gia đình, năng suất và chất lượng nông sản kém, làm tăng chi phí trong sản xuất của gia đình I. Tác hại của sâu bệnh. Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cây. Năng suất chất lượng nông sản kém . Làm tang chi phí trong sản xuất nong nghiệp. Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm về côn trùng. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CƠ BẢN Cho hs đọc các nội dung trong sgk. Quan sát các hình 18, 19. Thảo luận nhóm theo nội dung. 1. Vòng đời của côn trùng được xác định từ thời điểm nào ? và có những đặc điểm gì ? 2. Hãy cho biết các điểm khác nhau giữa quá trình biến thái hoàn toàn và biến thai không hoàn toàn ? 3. Công trùng có lợi hay có hại cho cây trồng ? Cho hs báo cáo kết quả thảo luận và nhận xét kết quả thao luận giữa các nhóm. Cho hs đọc mục 2 trong sgk. và trả lời câu hỏi. 1. Bệnh hại cây là gì ? Nguyên nhân gây bệnh. 2. Tác hại của bệnh hại cây ? Cho hs quan sát hình 20 và cho biết các dấu hiệu nhận biết khi cây trồng bị sâu bệnh phá hoại. Đọc các nội dung trong sgk. thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận. 1. Vòng đời của công tùng được xác định từ giai đoạn trứng đến gia đoạn trưởng thành. Vòng đời của côn trùng trải qua nhiều gia đoạn phát triển. Giai đoạn sâu non là giai đoạn phá hoại mạnh nhất. 2. Có hai loại biến thái: biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn. Biến thái hoàn toàn có giai đoạn phát triển thành nhộng, biến thái không hoàn toàn không có giai đoạn phát triển thành nhộng. 3. công trùng có thể có lợi cũng có thể có hại cho cây trồng: Ở giai đoạn sâu non chúng phá hoại cây trồng, nhưng ở giai đoạn sâu trưởng thành như bướm chúng lại giúp thụ phấn cho cây trồng. Nhận xét kết quả thảo luận giữa các nhóm. Đọc mục 2 trong sgk. Trả lời câu hỏi. 1. Bệnh hại cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lý, cấu tạo hình thái của cây. Nguyên nhân gây bệnh là do sự xâm nhập của vi rút gây bệnh vào thân cây, do thời tiết khí hậu... 2. Tác hại của bệnh: Ảnh hưởng xấu đến năng suất và chất lượng cây trồng, tăng chi phí trong sản xuất... Nêu các dấu hiệu để nhận biết khi cây trồng bị sâu bệnh phá hoại. Khi bị sâu bệnh hại cây thường bị cong queo, lá bị biến dạng do sâu hại, lá bị phồng, có các đốm vàng, trắng... Đối với quả khi bị sâu bệnh hại thường bị thối, sâu xâm hại đục quả, quả chín bị dòi... II. Khái niệm về côn trùng và bệnh hại cây. 1. Khái niệm về côn trùng. Khoảng thời gian từ giai đoạn trứng đến giai đoạn trưởng thành gọi là vòng đời của côn trùng. Vòng đời của côn trùng traỉ qua nhiều giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau. Có hai kiểu biến thái: Biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn. Côn trùng có thể có lợi cũng có thể có hại cho cây trồng. Côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn ở giai đoạn sâu non chúng phá hại mạnh nhất. Côn trùng có kiểu biến thái không hoàn toàn ở giai đoạn trưởng thành chúng phá hoại mạnh nhất. 2. Khái niệm về bệnh hại cây. Sgk 3. Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu bệnh phá hoại Sgk 4. Củng cố. Nắm vững những tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng. Khái niệm về cổn trùng và sâu bệnh hại. 5. Dặn dò Học thuộc bài và chuẩn bị bài 13. Tuần 5 tiết 10 ngày soạn 8/10/07 ngày dạy 13/10/07 BÀI 13 PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI I. Mục đích yêu cầu. Hs biết được các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại Hiểu được các biện pháp phòng trừ sâu bẹnh hại. II. Phương pháp. Trực quan - Thảo luận nhóm. III. Chuẩn bị. Tranh vẽ về bẫy bắt bướm, phun thuốc trừ sâu... IV. Lên lớp. 1.Ổn định. 2.Bài cũ. Hãy cho biết tác hại của sâu bệnh đói với cây trồng ? Thế nào là biến thái của côn trùng. Thế nào là bệnh hại cây, những dấu hiệu khi cây trồng bị sâu bệnh hại. 3.Bài mới. Hoạt động 1. Giới thiệu. Hoạt động 2. Tìm hiểu nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CƠ BẢN Cho hs đọc mục I trong sgk. Thảo luận nhóm theo nội dung. 1. Tại sao phải lấy nguyên tắc phòng bệnh là chính? 2. Tại sao phải thực hiện việc trừ sớm, kịp thời và triệt để. Đọc mục I trong sgk. Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận. 1. Phòng sâu, bệnh hại là biện pháp hiệu quả nhất. Có thực hiện việc phòng sâu bệnh mới tránh được sự phá hại của sâu bệnh. Nếu không phòng để sâu bệnh xuất hiện mới thực hiện việc trừ thì không kịp, gây lãng phí, thiệt hại trong sản xuất... 2. Trừ sớm, kịp thời, triệt để có tác dụng hạn chế được sự phá hại của sâu, bệnh, đỡ tốn kém chi phí trong sản xuất. I. Nguyễn tắc phòng trừ, sâu bệnh hại. Sgk Hoạt động 3. Tìm hiểu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CƠ BẢN Cho hs đọc mục II trong sgk. Hoàng thành các nội dung trong bảng ở mục 1. Cho hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Biện pháp thủ công được thực hiện như thế nào. Cho hs thảo luận nhóm theo nội dung. 1. Cho biết tác dụng của biện pháp dùng thuốc hoá học? 2. Dùng thuốc hoá học để diệt trừ sâu bệnh có lợi và có hại như thế nào? Cho hs trả lời câu hỏi. Thế nào là biện pháp sinh học. Sử dụng biện pháp sinh học có lợi gì. Cho hs thảo luận nhóm theo nội dung. 1. Tại sao phải thực hiện biện pháp kiểm dịch thực vật ? 2. Ở nước ta đã thực hiện biện pháp bảo vệ thực vật nào ? Cho hs liên hệ với thực tế về công tác bảo vệ thực vật ở địa phương và gia đình. Đọc các nội dung trong sgk. Hoàn thành các nội dung trong bảng ở mục 1( Nội dùng cần điền vào bảng) - Diệt trừ các mầm mống gây sâu bệnh như: trứng sâu, bệnh kí sinh trên cây cỏ... - Diệt trừ cây cỏ, sâu bệnh sống ký sinh. - Ngăn ngừa được những đợt phái hại mậnh nhất của sâu, bệnh hại - Tăng sức đề kháng của cây trồng đối với bệnh hại. - Thay đổi môi trường sống của sâu bệnh hạn chế được sự phá hại của sâu, bệnh hại. - Chống lại sự phá hại của sâu bệnh. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Biện pháp thủ công là trực tiếp bắt sâu, dùng các bẫy để bắt bướm... Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận. 1. Dùng thuốc hoá học có tác dụng diệt trừ sâu bệnh nhanh nhất, ít tốn công. 2. Lợi: Diệt trừ sâu bệnh nhanh, nhưng có hại đối với sức khoẻ con người, gây độc đối với các loại côn trùng, động vật có lợi đối với cây trồng. Trả lời câu hỏi. 1. Sử dụng ong mắt đỏ, bọ rùa, nấm... để diệt trừ sâu . Sử dụng biện pháp này vừa diệt trừ được sâu bệnh vừa không gây ô nhiễm đối với môi trường, không gây độc cho cây ... Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận nhóm theo nội dung. 1. Thực hiện biện pháp kiểm dịch có tác dụng ngăn ngừa được sâu bệnh hại lây truyền từ khu vực này đến khu vực khác, kiểm soát được dịch bệnh hại cây trồng... 2. Ở nước ta những năn trước đây đã thực hiện chương trình phòng trừ tổng hợp, kết hợp các biện pháp xử lý, lấy biện pháp canh tác làm chính. Cho hs báo cáo kết quả thảo luận và nhận xét kết quả thảo luận giữa các nhóm - Liên hệ với thực tế về các biện pháp bảo vệ thực vật ở địa phương và gia đình II. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại 1. Biện pháp cân tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại 2. Biện pháp thủ công. trực tiếp ra đồng để bắt sâu, dùng bẫy đèn để bắt bướm, bả độc. 3. Biện pháp hoá học. Diệt trừ sâu bệnh nhanh Dễ gây độc đối với người, gây ô nhiễm nguồn nước , không khí, gây độc đối với các loại côn trùng có lợi cho cây trồng Khi sử dụng phải đúng liều lượng, sử dụng bảo hộ lao động trong khi phun thuốc, phun đúng kỹ thuật 4. Biện pháp sinh học. Sgk 5. Biện pháp kiểm dịch thực vật. Xử lý kiểm tra sản phẩm trước khi xuất nhập khẩu, trước khi chuyển từ vùng này sang vùng khác. 4. Củng cố. Nắm vững nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại. Nắm vững các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại 5. Dặn dò Học thuộc bài và chuẩn bị bài 14 Tuần 6 tiết 11 ngày soạn 14/10/07 ngày dạy 17/10/07 BÀI 14 THỰC HÀNH NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ NHÃN HIỆU CỦA THUỐC TRỪ SÂU I. Mục đích yêu cầu. Hs nhận biết được một số loại thuốc và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu, bệnh hại II. Phương pháp. Trực quan III. Chuẩn bị. Các mẫu thuốc dạng bột, dạng hạt và dạng sữa Một số nhãn hiệu của thuốc của 3 nhóm độc IV. Lên lớp. 1.Ổn định. 2.Bài cũ. Hãy cho biết các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại. Tại sao nói phải lấy nguyên tắc phòng là chính. Hãy cho biết các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại. Trình bày tác dụng của biện pháp hoá học. 3.Bài mới. Hoạt động 1. Giới thiệu. Hoạt động 2. Tìm hiểu các nội dung thực hành HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CƠ BẢN Cho hs xác định các nội dung cần thực hiện trong quá trình thực hành. Qui trình thực hành gồm các nội dung sau: 1. Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu, bệnh hại. - Phân biệt độ độc Nhóm “rất độc nguy hiểm”. Kí hiệu nhận biết là ô hình vuông có đầu lâu , xương chéo màu đen, có vạch màu đỏ dưới cùng nhãn. Nhóm độc 2: “Độc cao” : Chữ thập màu đen trên nền trắng. Có vạch màu vàng ở dưới cùng nhãn. Nhóm 3: “ Cẩn thận” Ô hình vuông đặt lệch có vạch màu đen rời. Vạch màu xanh nước biển ở cuối nhãn. - Tên thuốc gồm: + Tên thuốc + Hàm lượng chất tác dụng + Dạng thuốc. 2. Quan sát các dạng thuốc Thuốc bột thấm nước Thuốc bột hoà tan trong nước Thuốc hạt Thuốc sữa Thuốc nhũ dầu. I. Qui trình thực hành. Sgk Hoạt động 3. Hướng dẫn hs thực hành Tổ chức hs hoạt động theo nhóm. Cho hs quan sát các nhãn thuốc, thực hiện phân biệt độ độc và tên thuốc dựa vào các ký hiệu có trong nhãn thuốc. Thực hiện bài thực hành theo mẫu. Nhãn thuốc Tên thuốc Hàm lượng chất tác dụng Dạng thuốc Thuộc nhóm 4. Củng cố. Nắm vững cách phân biệt các nhóm thuốc, tên thuốc và dạng thuốc 5. Dặn dò Học thuộc bài và chuẩn bị bài 15 Tuần 6 tiết 12 ngày soạn 14/10/07 ngày dạy 19/10/07 Chương II QUI TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT Trong chương này hs hiểu được mục đích của việc làm đất và bón phân trong trồng trọt. Hiểu được mục đích của việc kiểm tra xử lý giống, hiểu được các phương pháp gieo trồng. Hs biết cách xử lý một số loại hạt giống cơ bản trong trồng trọt. Hs hiểu biết được mục đích và nội dung của biện pháp chăm sóc cây trồng , các phương pháp thu hoạch, chế biến nông sản. Tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ trong trồng trọt. BÀI 15 - 16 LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP I. Mục đích yêu cầu. Hs hiểu được mục đích và yêu cầu kỹ thuật của làm đất bón phân lót cho cây trồng Biết các công việc của làm đất. II. Phương pháp. Trực quan - Thảo luận nhóm III. Chuẩn bị. Tranh hình 25, 26. Nội dung bài giảng. IV. Lên lớp. 1.Ổn định. 2.Bài cũ. Không kiểm tra 3.Bài mới. Hoạt động 1. Giới thiệu. Hoạt động 2. Tìm hiểu mục đích của làm đất HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CƠ BẢN Cho hs liên hệ với thực tế sản xuất ở gia đình về công việc làm đất trước khi gieo trồng của gia đình và thảo luận nhóm theo nội dung sau. 1. Tại sao phải thực hiện việc làm đất trước khi gieo trồng ? Cho hs báo cáo kết quả thảo luận và nhận xét kết quả thảo luận giữa các nhóm. Rút ra kết luận về mục đích của việc làm đất trước khi gieo trồng. Liên hệ với thực tế sản xuất ở gia đình về công việc làm đất trước khi gieo trồng ở gia đình. Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận. 1. Phải thực hiện việc làm đất vì: Làm đất là một quá trình xáo trồng đất lật lớp đất trên mặt xuống phía dưới bằng các công cụ khác nhau. Quá trình đó có tác dụng làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng hút ẩm của đất. Do đó tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. Mặt khác khi làm đất sẽ diệt trừ được cỏ dại là thành phần chủ yếu tranh giành chất dinh dưỡng của cây trồng. Đồng thời thông qua quá trình làm đất mà diệt trừ được sâu, bệnh hại đối với cây trồng. Nhận xét kết quả của các nhóm. Rút ra mục đích của làm đất I. Làm đất nhằm mục đích gì? - Làm tơi xốp đất, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng. - Diệt trừ cỏ dại, sâu, bệnh hại mầm mống gây bệnh đối với cây trồng. - Tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt. Hoạt động 3. Tìm hiểu các công việc của làm đất. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CƠ BẢN Cho hs liên hệ với thực tế của gia đình về công việc làm đất và thảo luận nhóm theo nội dung: 1. Hãy cho biết làm đất bao gồm những công việc nào ? 2. Tác dụng của công việc cày bừa, đập đất và lên luống. Ở gia đình em đã thực hiện những công việc nào trong các công việc trên và áp dụng cho những loại cây trồng nào. Cho hs báo cáo kết quả thảo luận và nhận xét kết quả thảo luận giữa các nhóm. Liên hệ với thực tế sản xuất ở địa phương và gia đình. Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận. 1. Công việc làm đất bao gồm: cày, bừa, đập đất, lên luống. Tác dụng của các công việc: - Cày: có tác dụng lật lớp đất trên mặt xuống phía dưới, vùi lấp cỏ, rạ trước khi gieo trồng. - Bừa và đập đất: có tác dụng làm cho đất tơi xốp, thuận tiện cho việc thoát nước hoặc hấp thu nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thu dinh dưỡng của cây trồng, giúp bộ rễ cây trồng phát triển mạnh. - Lên luống: Giúp cho việc thoát nước được tốt hơn. Thuận tiện cho việc chăm sóc cây trồng. Báo cáo kết quả thảo luận và nhận xét kết quả thảo luận giữa các nhóm. Nghe gv nhận xét bổ sung. II. Các công việc của làm đất. 1. Cày đất. Sgk 2. Bừa và đập đất. Sgk 3. Lên luống. Sgk Hoạt động 4. Tìm hiểu bón phân lót HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CƠ BẢN Cho hs liên hệ với thực tế về bón phân trong trồng trọt và trả lời câu hỏi phát vấn sau. 1. Bón phân lót được thực hiện trong thời gian nào của trồng trọt . 2. Bón lót thường sử dụng các loại phân nào ? Liên hệ với thực tế và trả lời câu hỏi. 1. Bón lót được thực hiện vào thời kỳ trước khi gieo trồng, thường là vào thời kỳ làm đất. 2. Bón lót thường được sử dụng các loại phân hữu cơ để bón. Bón lót phân được rải đều trên mặt ruộng, đất sau đó bừa vùi lấp phân. III. Bón phân lót. Sgk Hoạt động 5: tìm hiểu thời vụ giao trồng HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CƠ BẢN Cho hs đọc mục I trong sgk. Thảo luận nhóm theo nội dung sau: 1. Tại sao phải xác định thời vụ gieo trồng? 2. Dựa vào yếu tố nào để xác định thời vụ gieo trồng? 3. Có các vụ gieo trồng nào?. Cho hs hoàn thành bảng trong sgk Đọc mục I trong sgk. Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận. 1. Phải xác định thời vụ gieo trồng vì: Mỗi loại cây thích hợp với một mùa vụ gieo trồng nhất định. Do đó phải xác định thời vụ gieo trồng để gieo trồng đúng thời vụ để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt. Tránh được thời tiết bất lợi có thể xảy ra và tránh được những đợt phá hại mạnh nhất của sâu bệnh... 2. Khi xác định thời vụ gieo trồng phải dựa vào các yếu tố: Khí hậu, loại cây, tình hình sâu bệnh.. ở địa phương. 3. Có các mùa vụ sau: Vụ động xuân: tháng 11- tháng 4 năm sau. Vụ hè thu : tháng 5 đến tháng 7 Vụ mùa từ tháng 8 đến tháng 11 trong năm. I. Thời vụ gieo trồng. 1. Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng. Khi xác định thời vụ gieo trồng phải dựa vào thời thiết khí hậu, tình hình sâu bệnh của địa phương, loại cây trồng... 2. Các vụ gieo trồng trong năm Vụ đông xuân Vụ hè thu Vụ mùa. Hoạt động 6: Tìm hiểu công việc kiểm tra xử lý hạt giống và phương pháp gieo trồng. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CƠ BẢN Cho hs liên hệ với thực tế tại gia đình trong công tác chuẩn bị hạt giống trước khi gieo trồng và trả lời câu hỏi sau: 1. Ở gia đình em có thực hiện việc kiểm tra hạt giống trước khi gieo trồng không? kiểm tra như vậy có tác dụng gì? 2. Ở gia đình em xử lý hạt giống bằng cách nào? Mục đích của việc xử lý hạt giống? 3. Có các phương pháp gieo trồng nào? phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật gì? Gv giải thích thêm các yêu cầu về xử lý hạt giống, phương pháp gieo trồng... Liên hệ với thực tế và trả lời câu hỏi sau: 1. Kiểm tra hạt giống có tác dụng: Xác định được mức độ nảy mầm của hạt giống, xác định được tình trạng của hạt giống. Có biện pháp xử lý kịp thời khi có tình trạng hư hỏng giống xảy ra. 2. Ở gia đình em xử lý hạt giống bằng cách: Dùng nước đun sôi pha với tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh (540c) để xử lý. Tác dụng: kích thích khả năng nảy mầm của hạt giống đồng thời diệt trừ được các loại sâu, bệnh hại đối với cây trồng ký sinh trên vỏ hạt giống... 3. Có các phương pháp gieo trồng: Trồng bằng hạt, Trồng bằng cây con, trồng bằng hom giống...Phải đảm bảo mật độ, khoảng cách, độ nông sâu... Ngh gv giải thích thêm các yêu cầu về xử lý hạt giống, phương pháp gieo trồng... IV Kiểm tra xử lý hạt giống và phương pháp gieo trồng. Sgk 4. Củng cố. Nắm vững mục đích của công việc làm đất, các công việc làm đất và bón lót trước khi gieo trồng và thời vụ gieo trông trong năm, kiểm tra xử lý hạt giống, phương pháp gieo trồng 5. Dặn dò Học thuộc bài và chuẩn bị bài 17-18 Tuần 7 tiết 13 ngày soạn 21/10/07ngày dạy 24/10/07 BÀI 17-18 THỰC HÀNH XỬ LÝ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM XÁC ĐỊNH SỨC NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG I. Mục đích yêu cầu. Hs biết cách xử lý hạt giống bằng nước ấm, Thực hiện được các thao tác xử lý đúng qui trình. Hs biết cách xác định sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm của hạt giống. Làm được các bước đúng qui trình. II. Phương pháp. Thao tác mẫu III. Chuẩn bị. Học sinh chuẩn bị các yêu cầu sau theo nhóm Mẫu hạt lúa, ngô Nhiệt kế Nước nóng ( Phích nước sôi) Chậu, thùng đựng nước lã, rổ IV. Lên lớp. 1.Ổn định. 2.Bài cũ. Mục đích của việc làm đất trước khi gieo trồng. Các công việc của làm đất. Căn cứ vào y?u tố nào để xác định thời vụ gieo trồng. Xác định thời vụ gieo trồng nhằm mục đích gì 3.Bài mới. Hoạt động 1. Giới thiệu. (Kiểm tra việc chuẩn bị của hs) Hoạt động 2. Hướng dẫn các qui trình thực hành xử lý hạt giống. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CƠ BẢN Cho hs nêu qui trình thực hành Nêu các qui trình thực hành: Bước 1. Cho hạt vào nước nguội để loại bỏ hạt lép, lửng. Bước 2. Rửa sạch hạt chắt, chìm Bước 3. Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế trước khi ngâm hạt Bước 4. Ngâm hạt trong nước ấm I. Qui trình thực hành. Sgk Hoạt động 3. Tổ chức hs thực hành. Tổ chức hs hoạt động theo nhóm Hs tiến hành thực hành theo hướng dẫn của gv Gv theo dõi uốn nắn hs thực hành. Đảm bảo an toàn lao động. Nhận xét. Nhận xét kết quả thực hành của hs họat động 4. Hướng dẫn hs thực hành xác định sức nãy mầm và tỷ lệ nảy mầm của hạt giống. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CƠ BẢN Cho hs nêu qui trình thực hành. Bước 1. Chọn 50 đến 100 hạt đã chuẩn bị. Bước 2. Xếp giấy thấm nước bảo hoà vào khay. Bước 3. Xếp hạt vào khay và luôn giữ ẩm 4-5 ngày Bước 4. Tính sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm của hạt. + SNM: đếm số hạt nảy mầm sau thời gian ủ giống 4-5 ngày và tính theo công thức. SNM(%) + TLNM là tỷ lệ % số hạt nảy mầm trên tổng số hạt đem gieo sau 7 đến 14 ngày. TLNM(%) Hạt giống tốt thì sức nảy mầm xấp xỉ bằng tỷ lệ nảy mầm. II. Xác định sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm. Sgk Hoạt động 5. Tổ chức hs thực hành. Tổ chức hs thực hành theo nhóm. Hs chỉ thực hiện phần tính SNM và TLNM của hạt giống sau khi ủ ( phần này đã được chuẩn bị trước) Gv hướng dẫn hs thực hiện. Nhận xét: Cho hs nhận xét kết quả chéo nhau Gv nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện của hs. 4. Củng cố. Nắm vững qui trình thực hành xử lý giống và xác định sức nãy mầm, tỷ lệ nảy mầm của hạt giống. 5. Dặn dò Học thuộc bài và chuẩn bị bài 19. Tuần 7 tiết 14 ngày soạn 21/10/07ngày dạy 26/10/07 BÀI 19 CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG I. Mục đích yêu cầu. Hs hiểu được mục đích và nội dung của biện pháp chăm sóc cây trồng. II. Phương pháp. Trực quan-thảo luận nhóm III. Chuẩn bị. Nội dung bài giảng. Tranh phóng to hình 30 và bảng phụ cho hs trả lời các câu hỏi trong tranh IV. Lên lớp. 1.Ổn định. 2.Bài cũ. Không kiểm tra 3.Bài mới. Hoạt động 1. Giới thiệu. Hoạt động 2. Tìm hiểu công việc tỉa dặm HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CƠ BẢN Cho hs liên hệ với thực tế gieo trồng ở gia đình và thảo luận nhóm theo các nội dung sau. 1. Tỉa, dặm là gì? 2. Tại sao phải thực hiện việc tỉa, dặm? Liên hệ với thực tế tại gia đình và thảo luận nhóm. Báo cáo kết quả. 1. Tỉa là cắt (nhổ) bỏ bớt những chỗ quá dày, những vị trí cây không đạt những yêu cầu trong gieo trồng. Dặm là bổ sung vào những vị trí trống cho đẩm bảo về mặt độ khoảng cách khi gieo trồng. 2. Phải thực hiện công việc tỉa dăm là vì nếu không thực hiện công việc tỉa, dặm thì mật độ khoảng cách không đảm bảo, năng suất gieo trồng sẽ không đạt. Nhận xét kết quả thảo luận. I. Tỉa, dặm cây Tỉa là cắt bỏ bớt những cây yếu, vị trí cay quá dày, sâu bệnh. Dặm là bổ sung vào các vị trí không đảm bảo về mật độ khoảng cách khi gieo trồng. Hoạt động 3. Tìm hiểu công việc làm cỏ, vun xới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CƠ BẢN Cho hs đọc mục II trong sgk. thảo luận nhóm theo nội dung và báo cáo kết quả thảo luận nhóm. 1. Mục đích của việc làm cỏ và vun xới? Đọc mục II trong thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận. Lựa chọn các câu trả lời đúng: Diệt cỏ dại Làm cho đất tơi xốp Diệt trừ được sâu, bệnh Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn Chống đổ cho cây. Tất cả các công việc trên đều có tác dụng tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, đem lại năng suất cao trong trồng trọt. Nhận xét kết quả thảo luận. II. Làm cỏ, vun xới Sgk Hoạt động 5. Tìm hiểu công việc tưới tiêu nước cho cây trồng. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CƠ BẢN Cho hs liên hệ với thực tế sx ở gia đình, thực tế trong việc chăm sóc cây trồng và thảo luận nhóm theo các nội dung sau. 1. Tại sao phải thực hiện việc tưới nước cho cây trồng? 2. Trả lời các phương pháp tưới nước cho cây trong các tranh ở hình 30. Ở gia đình, địa phương em đã thực hiện phương pháp tưới cây nào? Ngoài các phương pháp trên em còn biết phương pháp nào khác? 3. Tiêu nước cho cây là gì? Tại sao phải thực hiện việc tiêu nước cho cây? Liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi thảo luận. 1. Phải thực hiện việc tưới nước vì: Nước có tác dụng làm hoà tan chất dinh dưỡng, cây trồng hút nước là hút chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể. Do đó cần phải thực hiện việc tưới nước kịp thời cho cây để cây sinh trưởng phát triển bình thường. 2. Các phương pháp tưới nước cho cây ở hình 30. Tưới ngập Tưới trực tiếp vào gốc cây Tưới theo luống, rãnh, hàng Tưới phun sương. Ngoài các phương pháp trên còn có các phương pháp như tưới nhỏ giọt. Ở địa phương em thường dùng phương pháp tưới ngập, tưới trực tiếp, tưới theo rảnh, luống, hàng. 3. Tiêu nước là giải thoát nước cho cây trồng để cây trồng khỏi bị ngập úng. Nhận xét kết quả thảo luận giữa các nhóm. III. Tưới, tiêu nước . 1. Tưới nước. sgk 2. Phương pháp tưới. sgk 3. Tiêu nước. sgk Hoạt động 6. Tìm hiểu công việc bón thúc cho cây trồng HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CƠ BẢN Cho hs liên hệ với thực tế và trả lời câu hỏi 1. Bón thúc cho cây nhằm mục đích gì? 2. Bón thúc bằng loại phân gì, vào thời kỳ nào của cây trồng? Liên hệ với thực tế trồng trọt ở địa phương và trả lời câu hỏi. 1. Bón thúc nhằm mục đích bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cây trồng. 2. Bón thúc được thực hiện vào thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây trồng, thường kết hợp vào thời điểm làm cỏ và vun xới cho cây trồng. Phải thực hiện việc bón thúc kịp thời để cây sinh trưởng và phát triển kịp thời. IV. Bón thuc phân. Sgk 4. Củng cố. Nắm vững các biện pháp chăm sóc cây trồng. 5. Dặn dò Học thuộc bài và chuẩn bị bài 20 Tuần 8 tiết 15 ngày soạn 30/10/07 ngày dạy 31/10/07 BÀI 20 THU HOẠCH, BẢO QUẢN SẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN I. Mục đích yêu cầu. Hs hiểu được mục đích, yêu cầu của các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản II. Phương pháp. Đàm thoại- thảo luận nhóm III. Chuẩn bị. Nội dung bài giảng Tranh hình lò sấy IV. Lên lớp. 1.Ổn định. 2.Bài cũ. Mục đích của việc làm cỏ và vun xới cho cây trồng. Tại sao phải thực hiện việc tưới tiêu cho cây trồng? 3

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_12_20.doc