A. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Nêu được mục đích của chế biến thức ăn, dự trữ thức ăn đối với vật nuôi. Phân biệt được chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi. Nêu được ví dụ thực tế về phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi ở gia đình hay địa phương.
- Nêu được tên và nội dung, các loại phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi nối chung và nêu được ví dụ cụ thể để minh hoạ.
- Trình bày được tên và nội dung các phương pháp dự trữ thức ăn cho vật nuôi nói chung. Lấy được ví dụ thực tế để minh hoạ.
2. Kĩ năng
- Vận dụng vào thực tế để chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi của gia đình.
3. Thái độ
- Sử dụng tiết kiệm và chế biến và dự trữ thức ăn đối với vật nuôi ở gia đình.
B. Đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên.
2. Học sinh.
C. Tổ chức giờ học
* Khởi động (15 phút)
1. Kiểm tra đầu giờ (Lấy điểm 15 phút).
? Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào?
? Thức ăn có vai trò như thế nào đối với cơ thể vật nuôi?
2. Giới thiệu bài.
Sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản được thu hoạch dùng làm thức ăn cho vật nuôi phải được qua chế biến nhằm tăng hiệu quả sử dụng của thức ăn. mặp khác sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản cần được dự trữ để chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôi nhất là vào mùa khan hiếm. Bài học này sẽ cho các em biết được mục đích, phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 40, Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/3/2013.
Ngày giảng: 08/3/2013.
Tiết 40 - Bài 39
Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi
A. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Nêu được mục đích của chế biến thức ăn, dự trữ thức ăn đối với vật nuôi. Phân biệt được chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi. Nêu được ví dụ thực tế về phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi ở gia đình hay địa phương.
- Nêu được tên và nội dung, các loại phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi nối chung và nêu được ví dụ cụ thể để minh hoạ.
- Trình bày được tên và nội dung các phương pháp dự trữ thức ăn cho vật nuôi nói chung. Lấy được ví dụ thực tế để minh hoạ.
2. Kĩ năng
- Vận dụng vào thực tế để chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi của gia đình.
3. Thái độ
- Sử dụng tiết kiệm và chế biến và dự trữ thức ăn đối với vật nuôi ở gia đình.
B. Đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên.
2. Học sinh.
C. Tổ chức giờ học
* Khởi động (15 phút)
1. Kiểm tra đầu giờ (lấy điểm 15 phút).
? Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào?
? Thức ăn có vai trò như thế nào đối với cơ thể vật nuôi?
2. Giới thiệu bài.
Sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản được thu hoạch dùng làm thức ăn cho vật nuôi phải được qua chế biến nhằm tăng hiệu quả sử dụng của thức ăn. mặp khác sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản cần được dự trữ để chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôi nhất là vào mùa khan hiếm. Bài học này sẽ cho các em biết được mục đích, phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu mục đích của chế
biến và dự trữ thức ăn (10 phút)
- Mục tiêu:
+ Nêu được mục đích của chế biến thức ăn, dự trữ thức ăn đối với vật nuôi. Phân biệt được chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi. Nêu được ví dụ thực tế về phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi ở gia đình hay địa phương.
- Đồ dùng:
- Cách tiến hành.
GV: yêu cầu HS đọc toàn bộ phần I - SGK.
? Người nuôi lợn thường nấu chín các loại thức ăn như cám, rau, thức ăn thừa nhằm mục đích gì?
HS: đọc nội dung SGK. HS trả lời: Giảm thể tích thức ăn, diệt trừ mầm bệnh
? Khi cho gà, vịt ăn rau thường phải thái nhỏ mới cho ăn nhằm mục đích gì?
HS trả lời: Phù hợp với mỏ gà, vịt.
? Khi bổ sung đậu tương, đỗ vào thức ăn, người chăn nuôi thường phải rang chín, nghiền nhỏ rồi mới cho ăn nhằm mục đích gì?
HS trả lời: Có mùi thơm, phá huỷ chất độc có trong đậu tương.
GV: yêu cầu HS đọc mục 1 SGK đó chính là mục đích của chế biến thức ăn vật nuôi.
HS: HS đọc nội dung.
GV: kết luận
? Mỗi năm mỗi loại thức ăn đều có mùa vụ, để có thức ăn quanh năm người nông dân thường làm gì?
HS trả lời: Người nông dân thường dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
? Vào mùa gặt người nông dân thường để rơm, rạ nhằm mục đích gì?
HS trả lời: Dự trữ thức ăn cho trâu bò ăn dần
? Để có thóc, ngô, khoai, sắn cho vật nuôi ăn quanh năm vào mùa thu hoạch người nông dân thường phải làm gì?
HS trả lời: Người nông dân thường thái nhỏ, phơi khô và cất nơi kín đáo, thoáng mát.
GV: Từ các ví dụ trên em cho biết dự trữ thức ăn nhằm mục đích gì?
HS: cá nhân phát biểu. HS khác nhận xét.
GV: nhận xét, kết luận
HĐ2: Tìm hiểu về các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn (18 phút)
- Mục tiêu:
+ Nêu được tên và nội dung, các loại phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi nối chung và nêu được ví dụ cụ thể để minh hoạ.
+ Trình bày được tên và nội dung các phương pháp dự trữ thức ăn cho vật nuôi nói chung. Lấy được ví dụ thực tế để minh hoạ.
- Đồ dùng:
- Cách tiến hành.
GV: yêu cầu HS đọc mục II và quan sát H66/Tr.105 SGK.
? Em hãy cho biết những hình ảnh thể hiện chế biến thức ăn bằng phương pháp vật lí ?
HS: đọc, quan sát và tìm hiểu. trả lời: 1,2,3 (cắt, nghiền, rang, hấp)
? Bằng phương pháp hoá học?
HS : trả lời: 6, 7 (Đường hoá bột, kiềm hoá)
? Bằng phương pháp sinh học?
HS trả lời: 4 (ủ men)
? Tạo thức ăn hỗn hợp?
HS: trả lời: 5 (Tạo thức ăn hỗn hợp)
? Qua các phần trên em hãy cho biết có những phương pháp chế biến thức ăn nào?
HS: dựa vào SGK trả lời, em khác nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận
GV: yêu cầu HS đọc mục 2 và tìm hiểu hình 67SGK phóng to.
? Qua hình vẽ em hãy cho biết có những phương pháp dự trữ thức ăn nào?
HS: quan sát và cá nhân trả lời. HS khác bổ sung
? Các phương pháp đó thực hiện như thế nào?
HS: cá nhân phát biểu. HS khác nhận xét.
GV: nhận xét, kết luận.
GV: yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong phần 2 SGK.
HS: cá nhân tự hoàn thành. Đại diện phát biểu.
GV: nhận xét, sửa chuẩn
..làm khô..ủ xanh
I. Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
1. Mục đích
- Tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hoá
- Loại bỏ chất độc và các loại vi trùng gây bệnh
- Giảm khối lượng, tăng giá trị dinh dưỡng.
2. Dự trữ thức ăn.
- Nhằm giữ thức ăn lâu bị hỏng trong thời gian tương đối lâu và luôn đủ thức ăn cho vật nuôi.
II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
1. Các phương pháp chế biến thức ăn.
- Cắt ngắn: áp dụng cho thức ăn thô, xanh
- Nghiền nhỏ: Đối với thức ăn hạt.
- Xử lí nhiệt: Đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu.
- Lên men, đường hoá: với thức ăn giàu tinh bột.
- Kiềm hoá: Với thức ăn có nhiều xơ.
- Tạo thức ăn hỗn hợp: Trộn nhiều loại thức ăn đã qua sử lí với nhau.
2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn.
- Làm khô bằng nhiệt từ mặt trời hoặc sấy.
- ủ xanh đối với thức ăn xanh.
* Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút)
1. Củng cố:
- GV cho HS đọc ghi nhớ.
? Qua bài học em hãy cho biết tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn?
? Em hãy kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?
Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi
Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn
Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn
2. Hướng dẫn học bài.
- Về nhà học thuộc ghi nhớ SGK và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 40 và liên hệ kiến thức với gia đình.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_40_bai_39_che_bien_va_du_tru_th.doc