I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Hiểu được vai trò của trồng trọt, biết được nhiệm vụ của trồng trọt hiện nay.
- Hiểu được đất trồng là gì? Vai trò của đất trồng đối với cây trồng? Thành phần của đất gồm những gì?
2. Kĩ năng:
- Nâng cao hiểu biết về mọi sự vật sự việc xung quanh.
- Phân biệt được vai trò nhiệm vụ của trồng trọt.
- Nhận biết vai trò của đất trồng, biết được các thành phần của đất trồng
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn.
- Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa, một số hình vẽ liên quan.
2. Học sinh:
Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi.
8 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 1+2+3 - Trường THCS Phùng Chí Kiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .
Ngày dạy: .
Tiết: ..
Bài 1. vai trò và nhiệm vụ của ngành trồng trọt
Bài 2. KháI niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Hiểu được vai trò của trồng trọt, biết được nhiệm vụ của trồng trọt hiện nay.
- Hiểu được đất trồng là gì? Vai trò của đất trồng đối với cây trồng? Thành phần của đất gồm những gì?
2. Kĩ năng:
- Nâng cao hiểu biết về mọi sự vật sự việc xung quanh.
- Phân biệt được vai trò nhiệm vụ của trồng trọt.
- Nhận biết vai trò của đất trồng, biết được các thành phần của đất trồng
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn.
- Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa, một số hình vẽ liên quan.
2. Học sinh:
Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi.
III. Nội dung:
1. ổn định lớp: 7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐI. Tìm hiểu vai trò của ngành trồng trọt trong nền kinh tế.
- GV: Giới thiệu hình 1 SGK cho học sinh nghiên cứu rồi lần lượt đặt câu hỏi cho h/s hoạt động nhóm trong thời gian 5 phút.
- GV: Em hãy kể tên một số loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp trồng ở địa phương em?
- HS: - Cây lương thực: Lúa, ngô, khoai, sắn...
- Cây thực phẩm:Bắp cải,su hào, cà rốt...
- Cây công nghiệp: Bạch đàn, keo. cà phê. cao su....
- GV: Gọi từng nhóm đứng dậy phát biểu ý kiến!
- GV: Kết luận ý kiến và đưa ra đáp án.
- GV: Trồng trọt có vai trò như thế nào?
HĐ2. Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng trọt
GV: Cho học sinh đọc 6 nhiệm vụ trong SGK.
H: Dựa vào vai trò của trồng trọt em hãy xác định nhiệm vụ nào là nhiệm vụ của trồng trọt.
HS: Nghiên cứu trả lời
GV: Nhận xét rút ra kết luận nhiệm vụ của trồng trọt là nhiệm vụ 1,2,4,6.
HĐ3. Tìm hiểu các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của ngành trồng trọt.
GV: Yêu cầu nghiên cứu kiến tức SGK và trả lời câu hỏi.
H: Khai hoang lấn biển để làm gì?
H: Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng mục đích để làm gì?
H: áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật trồng trọt mục đích làm gì?
HS: Suy nghĩ trả lời các câu hỏi
GV: Gợi ý câu hỏi phụ
H: Sử dụng giống mới năng xuất cao bón phân đầy đủ, phòng trừ sâu bệnh kịp thời nhằm mục đích gì?
HS: Nhằm tăng năng suất..
GV: Tổng hợp ý kiến của học sinh kết luận
HĐ4. Tìm hiểu khái niệm về đất trồng.
GV: Cho học sinh đọc mục 1 phần I SGK và đặt câu hỏi.
+ Đất trồng là gì?
+ Lớp than đá tơi xốp có phải là đất trồng không? Tại sao?
- HS: Đọc bài và trả lời câu hỏi
GV: NX và bổ sung thêm.
- GV: Theo em đất trồng có vai trò gì?
- HS: Trả lời câu hỏi
- GV: NX và bổ sung
HĐ5. Tìm hiểu thành phần của đất trồng
- GV: Cho học sinh qs sơ đồ 1 sgk và nêu câu hỏi
+ Đất trồng có những TP nào?
+ Trong các TP đó thì TP nào quan trọng nhất?
- HS: QS và trả lời câu hỏi
- GV: Cho học sinh hoàn thành BT trong sgk
- HS: Tự hoàn thành vào vở
Bài 1. Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt
I. Vai trò của trồng trọt
- Cung cấp lương thực.
- Cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến.
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
- Cung cấp nông sản cho xuất khẩu.
II. Nhiệm vụ của trồng trọt
- Nhiệm vụ 1,2,4,6
III. Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt cần sử dụng những biện pháp gi?
+ Tăng diện tích đất canh tác
+ Tăng năng xuất cây trồng
+ Sản xuất ra nhiều nông sản
Bài 2. Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng
IV. Khái niệm về đất trồng.
1. Đất trồng là gì?(SGK)
- Đất trồng là mặt tơi xốp của vr trái đất ở đó cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển cho sản phẩm
2. Vai trò của đất trồng.
- Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng và oxi cho cây.
V. Thành phần của đất
- Gồm: Phần khí, phần lỏng, phần rắn.
- Phần lỏng là quan trọng vì nó hoà tan các chất dinh dưỡng để cây dễ hấp thụ.
4. Củng cố:
- Nêu đặc điểm cơ bản của đất trồng.
- Đất trồng có những thành phần nào?
5. Nhắc nhở:
- Đọc lại bài
- Chuẩn bị trước:
Bài 3: Một số tính chất của đất trồng.
Ngày soạn: .
Ngày dạy: .
Tiết: ..
Bài 3. một số tính chất của đất trồng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Biết được thành phần cơ giới của đất là gì?
- Hiểu được thế nào là đất chua, kiềm, đất trung tính.
- Biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.
- Hiểu thế nào là độ phì nhiêu của đất.
2. Kĩ năng:
- Nâng cao hiểu biết về mọi sự vật sự việc xung quanh.
- Phân biệt được các thành phần của đất và các loại đất trong trồng trọt.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn.
- Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh và chăm sóc đất trồng.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa, một số hình vẽ liên quan.
2. Học sinh:
Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi.
III. Nội dung:
1. ổn định lớp: 7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Bài trước chúng ta đã hiểu thế nào là đất trồng và thành phần của đất trồng. Vậy đất trồng có những đặc điểm gì? Tính chất của nó ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay:
Bài 3: Một số tính chất của đất trồng
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Tìm hiểu thành phần cơ giới của đất trồng là gì?
- GV: Cho hs đọc phần I và nêu câu hỏi
+ Phần rắn của đất được hình thành từ gì?
+ Phần vô cơ hay phần khoáng gồm những hạt nào?
- HS: Đọc bài và trả lời câu hỏi
- GV: NX và kết luận.
- GV: Người ta chia đất làm mấy loại chính?
- HS: Trả lời câu hỏi
HĐ2. Tìm hiểu thế nào là độ chua, độ kiềm của đất?
- GV: Cho hs đọc phần II. Và nêu câu hỏi?
+ Đọ pH dùng để đo gì? Trị số độ pH trong khoảng nào?
+ Đất thường thì độ pH là bao nhiêu?
+ Loại đất nào có pH6.5?
- HS: Đọc bài và trả lời câu hỏi
- GV: Theo em mục đích của việc xác định độ chua độ kiềm làm gì?
- HS: Nghiên cứu và trả lời câu hỏi.
HĐ3. Tìm hiểu khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.
- GV: Cho hs đọc phần III và nêu câu hỏi?
+ Nhờ đâu mà đất có thể giữ nước và chất dinh dưỡng?
+ Loại đất chứa hạt gì thì tốt?
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
- GV: Cho học sinh làm phần in nghiêng.
- HS: Tự làm và điền vào vở.
- GV: Gợi ý và kết luận.
HĐ4. Tìm hiều độ phì nhiêu của đất là gì?
- GV: Cho hs đọc phần IV và nêu câu hỏi?
+ Đất thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng cây trồng phát triển NTN?
+ Đất đủ nước và chất dinh dưỡng cây trồng phát triển NTN?
+ Trong đất chứa các chất độc hại thì cây trồng phát triển bình thường không?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét và kết luận
- GV: Con người có vai trò trong việc tăng năng suất cây trồng không?
- HS: Trả lời.
- GV: NX và bổ sung thêm.
I. Thành phần cơ giới của đất trồng là gì?
- Gồm: Phần vô cơ và hữu cơ
- Phần khoáng gồm: hạt cát, limon, sét.
- TP cơ giới của đất là tỉ lệ % của các hạt cát, limon và sét trong đất tạo lên.
- 3 loại: Đất cát, đất sét, đất thịt ngoài ra còn có đất pha cát, đất thịt nhẹ
- TP cơ giới của đất là nhân tố quyết định chế độ nước và không khí trong đất.
II. Thế nào là độ chua, độ kiềm của đất?
- pH dùng để đo độ chua, độ kiềm. Trị số từ 0 đến 14.
- pH từ 3 đến 9
- Đất chua, đất trung tính và đất kiềm
- Mục đích: Có kế hoạch để cải tạo đất và sử dụng hợp lí
III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất
- Nhờ thành phần cơ giới của đất đó là các hạt cát, limon, sét và chất mùn.
- Hạt càng nhỏ thì càng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt.
- Đất cát kém, đất thị trung bình, đất sét tót
IV. Độ phì nhiêu của đất là gì?
- Cây ko phát triển bình thường
- Cây pt bình thường
- Cây không phát triển bình thường
- Độ phì nhiêu của đất: SGK
- Ngoài đất phì nhiêu thì yếu tố giống, thời tiết và con người chăm sóc đều phải được kết hợp hài hoà.
4. Củng cố:
- GV: Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
- Nêu câu hỏi củng cố , đánh giá bài học
5. Nhắc nhở:
- Về nhà học bài theo phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi cuối bàiđọc
- Xem trước bài
Bài 4. Thực hành: Xác định thành phần cơ giới
của đất bằng phương pháp đơn giản.
Ngày soạn: .
Ngày dạy: .
Tiết: ..
Bài 4. Thực hành: Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản( vê tay)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Biết được thành phần cơ giới của đất là gì?
- Xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay.
2. Kĩ năng:
- Nâng cao hiểu biết về mọi sự vật sự việc xung quanh.
- Phân biệt được các loại đất trong trồng trọt.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn.
- Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh và chăm sóc đất trồng.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa, một số hình vẽ liên quan.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết
2. Học sinh:
- Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết
III. Nội dung:
1. ổn định lớp: 7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn ban đầu
GV: Kiểm tra dụng cụ và mẫu vật của học sinh.
- Phân công công việc cho từng nhóm học sinh.
Thực hiện quy trình:
- GV: Thao tác mẫu, học sinh quan sát TH như SGK.
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát đối chiếu với chuẩn phân cấp đất.
- HS: Thao tác giáo viên quan sát chỉ dẫn.
HĐ2. Hướng dẫn thường xuyên
- GV: Qs và uốn nắn học sinh trong quá trình thực hành
- GV: Bổ sung các kiến thức thêm cho hs nếu có thắc mắc
- HS: Thực hành dưới sự giám sát của GV
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
( SGK):
II. Quy trình thực hành.
- SGK
III. Thực hành
- Thực hành theo các quy trình sgk
- Kết quả thu được ghi lại theo mẫu
4. Củng cố:
- GV: quan sát tưng nhóm học sinh thực hành.
- GV: Cho học sinh đánh giá chéo bài tập thực hành đã làm.
5. Nhắc nhở:
Xem trước bài
Bài 5. Thực hành: Xác định độ ph của đất bằng phương pháp so màu
Ngày soạn: .
Ngày dạy: .
Tiết: ..
Bài 5. Thực hành: Xác định độ ph của đất
bằng phương pháp so màu
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Biết được khung chia độ pH trong đất và xác định được đọ pH
- Biết loại đất có độ pH bao nhiêu thì có thể dùng làm đất trồng
2. Kĩ năng:
- Đọc được độ pH chỉ thị màu
- Thực hiện đúng quy trình.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa, một số hình vẽ liên quan.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết
2. Học sinh:
- Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết
III. Nội dung:
1. ổn định lớp: 7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn ban đầu
GV: Kiểm tra dụng cụ và mẫu vật của học sinh.
- Phân công công việc cho từng nhóm học sinh.
Thực hiện quy trình:
- GV: Thao tác mẫu, học sinh quan sát TH
- GV: Nêu 1 số câu hỏi về thang màu pH
- HS: Qs và lắng nghe giáo viên phổ biến
HĐ2. Hướng dẫn thường xuyên
- GV: Qs và uốn nắn học sinh trong quá trình thực hành
- GV: Bổ sung các kiến thức thêm cho hs nếu có thắc mắc
- HS: Thực hành dưới sự giám sát của GV
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
( SGK):
II. Quy trình thực hành.
- SGK
- Độ pH từ 0 đến 14
III. Thực hành
- Thực hành theo các quy trình sgk
- Kết quả thu được ghi lại theo mẫu
4. Củng cố:
- GV: quan sát tưng nhóm học sinh thực hành.
- GV: Cho học sinh đánh giá chéo bài tập thực hành đã làm.
5. Nhắc nhở:
Xem trước bài
Bài 6. Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_bai_123_truong_thcs_phung_chi_kien.doc