MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
Biết cách xử lí hạt giống bằng nước ấm, xác định tỉ lệ nảy mầm, sức nảy mầm của hạt giống.
Nắm được công thức tính sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.
Vận dụng vào thực tế sản xuất tại gia đình và địa phương.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng thực hành.
3. Thái độ:
Yêu thích, say mê môn học để vận dụng vào thực tế sản xuất.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV:
Mẫu hạt lúa, ngô.
Nhiệt kế, chậu nước, giấy lọc, khay.
2. HS:
Mẫu hạt lúa, ngô.
Mẫu bảng kết quả thực hành.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 17+18: Thực hành xử lý hạt giống bằng nước ấm. Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống - Trường THCS Mạ Đ'rông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn : 10/10/2009
Tiết 19 Ngày dạy: 12/10/2009
Bài 17 + 18: Thực hành:
XỬ LÝ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM - XÁC ĐỊNH SỨC NẢY MẦM VÀ TỈ LỆ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG.
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
Biết cách xử lí hạt giống bằng nước ấm, xác định tỉ lệ nảy mầm, sức nảy mầm của hạt giống.
Nắm được công thức tính sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.
Vận dụng vào thực tế sản xuất tại gia đình và địa phương.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng thực hành.
3. Thái độ:
Yêu thích, say mê môn học để vận dụng vào thực tế sản xuất.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV:
Mẫu hạt lúa, ngô.
Nhiệt kế, chậu nước, giấy lọc, khay.
2. HS:
Mẫu hạt lúa, ngô.
Mẫu bảng kết quả thực hành.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp(1’): 7A1./ 7A3
/
Bài mới:
Giới thiệu bài: trước khi đem gieo trồng, hạt giống cần được xử lí để kết quả nảy mầm cao. Vậy, xử lí hạt giống ra sao? Làm sao xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống?
Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh(5’).
-GV: Yêu cầu HS đưa các mẫu thực hành đã chuẩn bị để GV kiểm tra.
-GV: Nhắc nhở, ghi lại danh sách những nhóm học sinh chuẩn bị không chu đáo.
-HS: Trình bày các mẫu vật của nhóm để GV kiểm tra.
Hoạt động 2. hướng dẫn thực hành(10’)
-GV: Hướng dẫn các thao tác thực hành: Làm mẫu các bước thực hành khi xử kí hạt giống; xác định sưc nảy mầm, tỉ lệ nảy mầm củ hạt giống.
-GV: Nêu một số lưu ý khi HS thực hành để kết quả được chính xác và thành công.
-HS: Theo dõi các thao tác hướng dẫn của GV và ghi nhớ các thao tác đó để vận dụng vào bài thực hành của nhóm mình.
-HS: Nghe và ghi nhớ các lưu ý cỷa GV.
Hoạt động 3. thực hành(20’)
-GV: Chia nhóm HS và phân công khu vực thực hành.
-GV: Theo dõi các nhóm thực hành, chỉnh sữa và uốn nắn những thao tác sai, giúp HS làm đúng các thao tác thực hành.
-HS: Thực hiện phân công theo yêu cầu của GV.
Bầu nhóm trưởng, thư kí, phân công công việc cho từng thành viên của nhóm.
-HS: Tiến hành thực hành theo nhóm đã phân công.
Hoạt động 4. công việc cuối buổi(5’).
-GV: Yêu cầu HS dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc của nhóm sạch sẽ.
-GV: Hướng dẫn công thức tính sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.
-HS:Dọn dẹp khu vực thực hành của nhóm.
-HS: Theo dõi và ghi chép lại cách tính toán.
3. Tổng kết buổi thực hành(4’):
GV: Yêu cầu HS về nhà tiếp tục theo dõi kết quả thực hành của nhóm mình và tính tỉ lệ nảy mầm, sức nảy mầm của hạt giống. Sau đó nộp kết quả cho GV kiểm tra và chấm điểm.
GV: Nhận xét tinh thần làm việc của các nhóm trong buổi thực hành và yêu cầu các nhóm tích cực trong những bài tiếp theo.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_bai_1718_thuc_hanh_xu_ly_hat_giong_b.doc