I. MỤC TIÊU: Học sinh cần nắm vững được:
1. Kiến thức:
- Trình bày được mục đích của việc khai thác rừng.
- Nêu được đặc điểm của từng loại khai thác rừng, từ đó phân biệt từng loại khai thác rừng khác nhau, nêu được ưu nhược điểm của mỗi loại khai thác, điều
kiện để thực hiện từng loại khai thác.
- Trình bày được các biện pháp phục hồi rừng sau khai thác và vai trò của phục hồi rừng đối với việc bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
2. Kỹ năng:
- Từ đặc điểm và điều kiện của việc khai thác rừng, xác định được phương thức thích hợp để khai thác rừng trong điều kiện địa hình cụ thể mà phát triển tư duy logic và tư duy kỹ thuật ở mỗi học sinh.
3. Thái độ:
- Qua biện pháp khai thác và phục hồi rừng mà HS có ý thức sử dụng hợp lý tài nguyên rừng hiện nay, đồng thời tăng thêm ý thức bảo vệ rừng.
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 28: Khai thác rừng - Lê Thị Lệ Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ GIỜ MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 7
GIÁO SINH: LÊ THỊ LỆ HÀ
GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: NGUYỄN HỒNG LỢI
KHỐI: SƯ PHẠM HÓA – KTNN
Ngày soạn: 15/01/2013 Ngày giảng: 16/01/2013. Lớp 71
Chương II: KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG
Bài 28: KHAI THÁC RỪNG
MỤC TIÊU: Học sinh cần nắm vững được:
Kiến thức:
Trình bày được mục đích của việc khai thác rừng.
Nêu được đặc điểm của từng loại khai thác rừng, từ đó phân biệt từng loại khai thác rừng khác nhau, nêu được ưu nhược điểm của mỗi loại khai thác, điều
kiện để thực hiện từng loại khai thác.
Trình bày được các biện pháp phục hồi rừng sau khai thác và vai trò của phục hồi rừng đối với việc bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Kỹ năng:
Từ đặc điểm và điều kiện của việc khai thác rừng, xác định được phương thức thích hợp để khai thác rừng trong điều kiện địa hình cụ thể mà phát triển tư duy logic và tư duy kỹ thuật ở mỗi học sinh.
Thái độ:
Qua biện pháp khai thác và phục hồi rừng mà HS có ý thức sử dụng hợp lý tài nguyên rừng hiện nay, đồng thời tăng thêm ý thức bảo vệ rừng.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án, bảng phụ, một số tranh ảnh về khai thác rừng. Tranh phóng to hình 45; 46; 47 – SGK tr.72; 73.
Chuẩn bị của học sinh
Học bài, chuẩn bị bài mới.
Tìm hiểu tài liệu về tình hình khai thác rừng ở Việt Nam
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Kiểm tra sĩ số và ổn định tổ chức lớp học
Kiểm tra bài cũ:
GV: Sau khi trồng rừng ta cần chăm sóc cây rừng như thế nào?
HS1: Trả lời câu hỏi (trả lời như nội dung mục II bài 27)
GV: Trồng và chăm sóc rừng nhằm mục đích gì?
HS1: Bảo vệ môi trường sống , bảo vệ sản xuất, cung cấp lâm sản phục vụ đời sống con người.
GV:Gọi HS2 khác nhận xét câu trả lời của HS1
GV: Nhận xét câu trả lời và cho điểm.
Đặt vấn đề: (1 phút)
Hiện nay, rừng nước ta đang bị khai thác ngày càng cạn kiệt. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người và môi trường. Do đó, muốn rừng luôn duy trì để bảo vệ môi trường, bảo vệ sản xuất, cung cấp đều đặn sản phẩm lâm sản cho con người, ta phải khai thác như thế nào?
Bài hôm nay sẽ giúp ta trả lời câu hỏi này.
GV ghi tên chương và tên bài lên bảng.
Bài mới
GV đưa ra mục tiêu của tiết học :
Nắm được các loại khai thác rừng.
Điều kiện khai thác rừng ở nước ta hiện nay.
Hiểu được các biện pháp phục hồi rừng sau khai thác.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung khái niệm khai thác rừng
(15 phút)
?
HS
GV
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
?
HS
Mục đích của việc khai thác rừng?
Nhằm thu hoạch lâm sản và khôi phục lại rừng có chất lượng cao.
Từ biết mục đích của việc khai thác rừng, ta cần biết khai thác rừng gồm những loại nào?
Yêu cầu HS nghiên cứu Bảng 2 – SGK. (GV phóng to bằng bảng phụ lên bảng).
Cho biết khai thác rừng gồm những loại nào?
3 loại: khai thác trắng, khai thác dần, khai thác chọn.
Nêu đặc điểm của khai thác trắng?
Chặt toàn bộ cây rừng trong một lần, trong mùa khai thác gỗ (< 1 năm).
Cách phục hồi khai thác trắng như thế nào?
Phục hồi bằng trồng rừng.
Bổ sung cho câu trả lời của HS (nếu có), chốt lại và ghi bảng.
Nêu đặc điểm của khai thác dần?
Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 đến 4 lần khai thác, trong vòng 5 đến 10 năm.
Phục hồi khai thác dần bằng cách gì?
Bằng tái sinh tự nhiên.
Gọi HS khác để nhận xét câu trả lời của HS, ghi bảng.
Đặc điểm của khai thác chọn là gì?
Chọn chặt cây già, cây có sức sống kém. Giữ lại cây còn non, cây gỗ tốt và có sức sống mạnh
Phục hồi khai thác chọn bằng cách nào?
Phục hồi bằng tái sinh tự nhiên
Qua 3 loại khai thác, hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa các loại đó?
Giống: Đều khai thác (chặt cây), vẫn đảm bảo điều kiện phục hồi rừng.
Khác: Dựa vào đặc điểm của mỗi loại.
Có thể gọi thêm một số em để bổ sung câu trả lời. GV tóm tại câu trả lời cho HS
Trong 3 loại trên loại nào tối ưu nhất? Vì sao?
Khai thác chọn. Giải thích.
Gọi HS khác nhận xét câu trả lời của HS.
GV bổ sung thêm kiến thức cho HS.
Sau khi cho HS nghiên cứu xong bảng 2 và trả lời câu hỏi, nêu câu hỏi có tính vận dụng cho thực tiễn sau:
Rừng ở đất dốc lớn hơn 150, nơi rừng phòng hộ có khai thác trắng được không? Giải thích.
Không. Vì sẽ gây tác hại: đất bị bào mòn, mất chất dinh dưỡng, rửa trôi,...Về mùa mưa sẽ gây tình trạng lũ lụt, ảnh hưởng đến đời sống con người.
Gọi các HS khác bổ sung. Nhận xét.
Khai thác rừng mà không trồng rừng có tác hại gì?
Gây xói mòn đất, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống con người.
Các loại khai thác rừng
Khai thác trắng
Chặt toàn bộ cây rừng trong một lần, trong mùa khai thác gỗ (< 1 năm).
Phục hồi bằng trồng rừng.
Khai thác dần
Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 đến 4 lần khai thác, trong vòng 5 đến 10 năm.
Phục hồi bằng tái sinh tự nhiên
Khai thác chọn
Chọn chặt cây già, cây có sức sống kém. Giữ lại cây còn non, cây gỗ tốt và có sức sống mạnh.
Phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện áp dụng khai thác rừng ở nước ta hiện nay
(10 phút)
GV
GV
?
HS
GV
HS
GV
?
HS
Để tránh việc khai thác rừng gây ảnh hưởng nghiêm trọng ta cần biết những điều kiện nào để khai thác rừng trơ thành một việc tích cực. Ta đi vào phần II của bài học:
Cho HS thảo luận nhóm theo bàn :
Tình trạng rừng ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
Diện tích rừng ngày càng giảm, đất trống đồi trọc tăng nhanh, độ che phủ rừng xanh ngày một thu hẹp.
Từ những tình trạng trên các em hãy cho biết để khai thác rừng ở nước ta hiện nay nên theo những điều kiện nào?
Theo 3 điều kiện: (SGK)
Ghi bảng.
Hãy điền vào vở bài tập nội dung thích hợp vào chỗ trống của bài tập tr.72 SGK
Trả lời.
Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam
Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng
Rừng còn nhiều cây gỗ to, có giá trị kinh tế.
Lượng gỗ khai thác chọn < 35 % lượng gỗ của rừng khai thác.
Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp phục hồi rừng sau khai thác (8 phút)
GV
GV
HS
?
HS
GV
HS
?
HS
GV
Khi đã khai thác rừng, dù tích cực bảo vệ nhưng rừng cũng sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ. Do đó cần phải có những biện pháp phục hồi rừng sau khai thác. Chúng ta sẽ học tiếp phần III để biết thêm điều này:
Đối với rừng đã khai thác trắng, biện pháp phục hồi rừng là gì?
Trồng rừng và trồng xen cây rừng với cây công nghiệp.
Cây công nghiệp là những cây nào?
Gồm cây bạch đàn, cây cao su ...
Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn có biện pháp phục hồi nào?
Tái sinh tự nhiên
Biện pháp tái sinh tự nhiên như thế nào?
Trả lời theo SGK
Bổ sung và ghi bảng.
Phục hồi rừng sau khai thác.
Rừng đã khai thác trắng
Trồng rừng. Trồng cây công nghiệp xen cây rừng
Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn
Tái sinh tự nhiên.
Củng cố kiến thức và kết thúc bài( 5 phút)
GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
GV yêu cầu HS trả lời những câu hỏi sau:
Câu 1: Khai thác rừng gồm những loại nào? Kể tên.
Câu 2: Điều kiện áp dụng khai thác rừng?
Câu 3: Cách phục hồi từng loại rừng?
Hướng dẫn học ở nhà(1 phút)
Học bài, trả lời theo câu hỏi cuối SGK
Đọc trước bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
********************
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_bai_28_khai_thac_rung_le_thi_le_ha.docx