I.Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này HS sẽ có được:
1. Kiến thức: Trình bày được khái niệm chọn phối mục đích các phương pháp chọn phối trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Nêu được mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng.
- Phân biệt được một số phương pháp nhân giống trong thực tế chăn nuôi ở địa phương.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho HS một số kĩ năng sau
- Nghiên cứu thông tin trong SGK, thảo luận nhóm.
- Phân tích giải thích.
3. Thái độ:
- Giúp HS yêu thích môn học có ý thức trong học tập
II. Phương pháp:
-Thảo luận nhóm
- Vấn đáp.
- Giải thích.
III. Phương tiện:
GV: Giáo án bảng phụ trang 92.
HS: Đọc và nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp. 1p
2. Kiểm tra bài cũ. 2p
Câu hỏi: Em hãy cho biết phương pháp chọn giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta.
Đáp án:
- Ở nước ta hiện nay đang phổ biến phương pháp chọn lọc hàng loạt và kiểm tra cá thể để chọn giống vật nuôi.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 34: Nhân giống vật nuôi - Trần Thị My Na, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ
Người soạn: Trần Thị My Na
Trường: CDSP Kon Tum
Tiết: Bài:
Bài 34: NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
I.Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này HS sẽ có được:
1. Kiến thức: Trình bày được khái niệm chọn phối mục đích các phương pháp chọn phối trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Nêu được mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng.
- Phân biệt được một số phương pháp nhân giống trong thực tế chăn nuôi ở địa phương.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho HS một số kĩ năng sau
- Nghiên cứu thông tin trong SGK, thảo luận nhóm.
- Phân tích giải thích.
3. Thái độ:
- Giúp HS yêu thích môn học có ý thức trong học tập
II. Phương pháp:
-Thảo luận nhóm
- Vấn đáp.
- Giải thích.
III. Phương tiện:
GV: Giáo án bảng phụ trang 92.
HS: Đọc và nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp. 1p
2. Kiểm tra bài cũ. 2p
Câu hỏi: Em hãy cho biết phương pháp chọn giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta.
Đáp án:
- Ở nước ta hiện nay đang phổ biến phương pháp chọn lọc hàng loạt và kiểm tra cá thể để chọn giống vật nuôi.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài: 1p Trong chăn nuôi muốn duy trì và phát huy đặc điểm tốt cũng như số lượng các giống vật nuôi, người chăn nuôi phải chọn những con đực tốt cho lai với con cái tốt có thể cùng giống và khác giống, sử dụng con lai để nuôi lấy sản phẩm hoặc tiếp tục tạo giống mới gọi là nhân giống vật nuôi. Để hiểu rõ hơn hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài 34: Nhân giống vật nuôi.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chọn phối phân biệt phương pháp chọn phối cùng giống và khác giống. (17p)
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong mục I trang 91 SGK. Trả lời câu hỏi
- Muốn đàn vật nuôi cóa những đặt điểm tốt của giống thì vật nuôi bố mẹ phải có những đặt điểm như thế nào?
HS: Trả lời:
- Vật nuôi bố mẹ phải là giống tốt.
GV: ? Làm thế nào để chọn được con giống tốt?
HS: Phải chọn lọc.
GV: ? Sau khi chọn được con đực, con cái tốt người chăn nuôi phải tiếp tục làm gì để tăng số lượng vật nuôi?
HS: Ghép đôi cho sinh sản.
GV: ? Theo em thế nào là chọn phối? Lấy ví dụ.
HS: Nghiên cứu, trả lời.
GV: Nhận xét, ghi bảng.
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK kết hợp với kiến thức thực tế trả lời câu hỏi sau:
? Khi có một giống tốt làm thế nào để tăng số lượng cá thể của giống đó lên cho ví dụ.
? Trong quá trình chọn giống để tạo ra một giống mới người ta phải làm gì? Cho ví dụ.
? Trong chăn nuôi có các phương pháp chọn giống nào? Ví dụ.
HS: Thảo luận nhóm nhỏ (2 người nhóm).
GV: Nhận xét, ghi bảng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng. 20P
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK:
? Nhân giống thuần chủng là gì?
? Mục đích của nhân giống thuần chủng?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, ghi bảng.
GV: Treo bảng phụ và yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập trong SGK.
HS: Cá nhân hoàn thành vào vở bài tập sau đó thảo luận nhóm hoàn thành bảng.
GV: Gọi đại diện nhóm lên trả lời. Sau đó nhận xét, kết luận.
GV: Yêu cầu HS:
? Qua kiến thức thực tế và nội dung SGK , hãy cho biết: làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả tốt ?
HS: Thảo luận nhóm nhỏ (2 người 1 nhóm). Đại diện trả lời.
GV: Cho HS nhận xét, GV kết luận ghi bảng.
+ Kết luận chung:
Yêu cầu HS đọc phần kết luận chung trong SGK.
Bài 34: NHÂN GIỐNG
VẬT NUÔI
I. Chọn phối:
1. Thế nào là chọn phối:
Chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi gọi là ghép đôi giao phối.
2. Các phương pháp chọn phối:
- Chọn phối cùng giống và ghép đôi con đực với con cái cùng giống cho nó sinh sản nhằm mục đích tăng số lượng của giống đó lên.
- Chọn phối khác giống nhằm là chọn và ghép đôi con đực và con cái khác giống nhằm tạo ra giống mới mang đặt điểm của hai giống khác nhau.
II. Nhân giống thuần chủng:
1. Nhân giống thuần chủng là gì?
- Nhân giống thuần chủng là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để được đời con có cùng giống với bố mẹ.
2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả?
- Phải có mục đích rõ ràng.
- Chọn nhiều các thể đực, cái cùng giống tham gia.
- Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn vật nuôi.
- Kịp thời loại bỏ vật nuôi có đặt điểm xấu.
d. Kiểm tra dánh giá: Qua bài học, em hãy cho biết các phương pháp nhân giống vật nuôi ? 3p
4. Hướng dẫn học bài ở nhà: 1p
- Học bài cũ.
- Xem trước bài 35: Thực hành: Nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều.
5. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_bai_34_nhan_giong_vat_nuoi_tran_thi.doc