Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi - Trần Thanh Tâm

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

- Hiểu được thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào.

- Trình bày được vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.

 2. Kỹ năng

- Quan sát kênh hình, trình bày vấn đề, thảo luận nhóm.

 3. Thái độ

- Có ‎ ý ‎thức lựa chọn các loại thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng phù hợp với từng loài vật nuôi.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Đọc, nghiên cứu kỹ SGK, SGV.

- Soạn bài, chuẩn bị trình chiếu.

- Dụng cụ: đèn chiếu tia laze.

2. Học sinh

- Đọc trước bài.

III. Phương pháp

 Quan sát kênh hình, vấn đáp tìm tòi kết hợp với thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình bài giảng

1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút).

2. Kiểm tra bài cũ.

HS1: Em hãy cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi? Thức ăn của vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào?

3. Tiến trình dạy học

* Vào bài mới: Ở bài trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về nguồn gốc và các thành phần dinh dưỡng của thức ăn đối với vật nuôi. Vậy, thức ăn có vai trò như thế nào đối với vật nuôi, chúng ta cùng tìm hiểu sang bài hôm nay, bài 38- Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi - Trần Thanh Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
COÂNG NGHEÄ Họ và tên: Trần Thanh Tâm Bài dạy: bài 38. VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI Tiết thứ: 33 Ngày soạn: 01/3/2009 Ngày dạy: 06/3/2009 Lớp dạy: 7b Tiết: 5 Tiết 34: Bài 38. VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu được thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào. - Trình bày được vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi. 2. Kỹ năng - Quan sát kênh hình, trình bày vấn đề, thảo luận nhóm. 3. Thái độ - Có ‎ ý ‎thức lựa chọn các loại thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng phù hợp với từng loài vật nuôi. II. Chuẩn bị Giáo viên Đọc, nghiên cứu kỹ SGK, SGV. Soạn bài, chuẩn bị trình chiếu. Dụng cụ: đèn chiếu tia laze. Học sinh Đọc trước bài. III. Phương pháp Quan sát kênh hình, vấn đáp tìm tòi kết hợp với thảo luận nhóm. IV. Tiến trình bài giảng Ổn định tổ chức lớp (1 phút). Kiểm tra bài cũ. HS1: Em hãy cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi? Thức ăn của vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào? Tiến trình dạy học * Vào bài mới: Ở bài trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về nguồn gốc và các thành phần dinh dưỡng của thức ăn đối với vật nuôi. Vậy, thức ăn có vai trò như thế nào đối với vật nuôi, chúng ta cùng tìm hiểu sang bài hôm nay, bài 38- Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi. a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự tiêu hóa thức ăn. HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG BÀI * Chiếu bảng 5- Sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. þ THẢO LUẬN nhóm nhỏ, thời gian 3 phút: (?) Từng thành phần dinh dưỡng của thức ăn sau khi tiêu hóa được cơ thể hấp thụ ở dạng nào? (?) Dựa vào bảng 5, các nhóm thảo luận điền vào chỗ trống các câu dưới đây để thấy được kết quả của sự tiêu hoá thức ăn (2 phút). (?)Loại thành phần dinh dưỡng của thức ăn nào sau khi tiêu hóa không biến đổi? Vì sao? (?)Tại sao khi qua đường tiêu hóa của vật nuôi các thành phần dinh dưỡng của thức ăn lại biến đổi? Quan sát Thảo luận, trình bày. Thảo luận, làm bài, trình bày. Trả lời Trả lời, nhận xét, bổ sung. I. Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào? - Nước và các vitamin được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu. - Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng các axitamin - Lipit được hấp thu dưới dạng các glyxerin và axit béo. - Gluxit được hấp thụ dưới dạng đường đơn. - Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các ion khoáng. b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi. HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG BÀI * Chiếu bảng Các chất dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi Cung cấp cho cơ thể vật nuôi Vật nuôi tạo ra các sản phẩm chăn nuôi đối với cơ thể Đối với sản xuất và tiêu dùng -Nước -Các axit amin -Glyxerin, axit béo -Đường các loại -Các vitamin -Khoáng Năng lượng và các chất dinh dưỡng  -Hoạt động của cơ thể -Tăng sức đề kháng (?)Em hãy cho biết chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể vật nuôi những gì? (?)Từ vai trò các chất dinh dưỡng đối với cơ thể người em hãy cho biết chất dinh dưỡng có vai trò gì đối với cơ thể vật nuôi? (?)Khi cơ thể vật nuôi cần glyxerin và axit béo thì cần thức ăn nào? Vì sao? (?)Hãy cho một số ví dụ về thức ăn mà khi cơ thể hấp thu sẽ biến đổi thành đường đơn? * Chiếu một số hình ảnh thể hiện vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi phục vụ sản xuất và tiêu dùng. (?)Trong các chất dinh dưỡng chất nào cung cấp năng lượng , chất nào cung cấp chất dinh dưỡng để tạo ra sản phẩm chăn nuôi? Các chất cung cấp: + Năng lượng: đường các loại, lipit (glyxêrin và axít béo). + Để tạo sản phẩm chăn nuôi: vitamin, khoáng, axit amin, nước (?)Thức ăn cung cấp năng lượng cho cơ thể vật nuôi để làm gì? Hoạt động của cơ thể,thồ hàng, kéo cày,duy trì thân nhiệt (?) Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi để làm gì? Tạo ra sản phẩm chăn nuôi: thịt, trứng sữa, lông, sừng, móng * Chiếu bài tập trong SGK/ 103, Y/c HS điền vào VBT. (?) Ở gia đình và địa phương em, để vật nuôi tăng sức đề kháng cho cơ thể, người ta thường cho ăn những thức ăn gì? (?) Theo em, chất dinh dưỡng nào là quan trọng nhất, tại sao?(Tất cả các chất dinh dưỡng đều quan trọng, nên cần chô vật nuôi ăn thức ăn tốt và đủ, vật nuôi sẽ cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật). Trả lời (Năng lượng + các chất d.dưỡng) Trả lời Trả lời Quan sát Trả lời Trả lời Trả lời, bổ sung Làm bài tập Liên hệ Trả lời, bổ sung. II. Vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi - Thức ăn cung cấp cho vật nuôi hoạt động và phát triển. - Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra cho sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật. c. Hoạt động 3: Củng cố bài học - Tổng kết bài học. - Gọi 2 HS đọc ghi nhớ. - Làm một số bài tập trắc nghiệm vui củng cố kiến thức. d. Hoạt động 4: Dặn dò - HS về nhà học bài và làm bài tập trong VBT - Đọc trước nội dung bài 39.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_38_vai_tro_cua_thuc_an_doi_voi_v.doc