Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 52: Thức ăn của động vật thủy sản (tôm, cá) - Nguyễn Tín Nhiệm

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Nêu được một số loại động, thực vật trong nước ao nuôi làm thức ăn tự nhiên của tôm, cá và mối quan hệ của các quan hệ của các sinh vật trong mặt nước ao nuôi.

 - Nêu được một số loại thức ăn nhân tạo của cá và đặc điểm cơ bản của mỗi loại thức ăn cũng như ưu, nhược điểm cơ bản của mỗi loại.

 - Trình bày được mối quan hệ giữa các loại thức ăn tự nhiên của cá với nhau và quan hệ của thức ăn với cá. Chỉ ra được ý nghĩa của việc hiểu mối quan hệ nêu trên trong nuôi thủy sản.

 2. Kỹ năng:

 Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và thảo luận nhóm.

 3. Thái độ:

 - Có ý thức nuôi dưỡng, bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên nuôi tôm, cá.

 - Có ý thức tạo nguồn thức ăn và sử dụng hợp lí nguồn thức ăn tự nhiên, nhân tạo để tăng sản lượng tôm, cá nuôi.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Sơ đồ 16 SGK phóng to.

 - Tham khaûo chuaån kieán thöùc, kó naêng vaø phöông phaùp tích hôïp giaùo duïc moâi tröôøng.

 2. Học sinh:

 Xem trước nội dung bài 52.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 52: Thức ăn của động vật thủy sản (tôm, cá) - Nguyễn Tín Nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngaøy soaïn: Ngaøy daïy:.. Tuaàn 18 Tieát 24 BÀI 52: THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN (TÔM, CÁ) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được một số loại động, thực vật trong nước ao nuôi làm thức ăn tự nhiên của tôm, cá và mối quan hệ của các quan hệ của các sinh vật trong mặt nước ao nuôi. - Nêu được một số loại thức ăn nhân tạo của cá và đặc điểm cơ bản của mỗi loại thức ăn cũng như ưu, nhược điểm cơ bản của mỗi loại. - Trình bày được mối quan hệ giữa các loại thức ăn tự nhiên của cá với nhau và quan hệ của thức ăn với cá. Chỉ ra được ý nghĩa của việc hiểu mối quan hệ nêu trên trong nuôi thủy sản. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và thảo luận nhóm. 3. Thái độ: - Có ý thức nuôi dưỡng, bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên nuôi tôm, cá. - Có ý thức tạo nguồn thức ăn và sử dụng hợp lí nguồn thức ăn tự nhiên, nhân tạo để tăng sản lượng tôm, cá nuôi. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Sơ đồ 16 SGK phóng to. - Tham khaûo chuaån kieán thöùc, kó naêng vaø phöông phaùp tích hôïp giaùo duïc moâi tröôøng. 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài 52. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: TG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 1’ 10’ 13’ 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: I. Những loại thức ăn của tôm, cá: 1. Thức ăn tự nhiên: - Thức ăn tự nhiên là thức ăn có sẵn trong nước, rất giàu dinh dưỡng. - Thức ăn tự nhiên bao gồm: vi khuẩn, thực vật thủy sinh, động vật phù du, động vật đáy và mùn bã hữu cơ. 2. Thức ăn hỗn hợp: - Là những thức ăn do con người tạo ra để cung cấp trực tiếp cho tôm, cá. - Có 3 nhóm: + Thức ăn tinh + Thức ăn thô + Thức ăn hỗn hợp - Yêu cầu lớp trưởng báo cáo à Giới thiệu bài mới: Tôm, cá và các sinh vật khác muốn tồn tại, sinh trưởng, phát triển đều cần có thức ăn. Vậy thức ăn của tôm, cá gồm những loại gì? Ta sẽ tìm hiểu ở bài 52. * Hoạt động 1 - Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK và cho biết: + Thức ăn tôm, cá gồm mấy loại? - Giáo viên treo hình 82, yêu cầu học sinh quan sát, kết hợp đọc thông tin mục 1 và trả lời các câu hỏi: + Thức ăn tự nhiên là gì? + Em hãy kể tên một số loại thức ăn tự nhiên mà em biết. + Thức ăn tự nhiên gồm có mấy loại? - Giáo viên nhận xét và giải thích thêm. Ngoài các động vật, thực vật làm thức ăn cho tôm, cá thì các chất mùn bã hữu cơ có trong nước cũng là nguồn thức ăn rất giàu chất dinh dưỡng đối với các loài tôm, cá. - Giáo viên hỏi tiếp: + Thực vật phù du bao gồm những loại nào? - Giáo viên giải thích ví dụ rõ hơn. + Thực vật bậc cao gồm những loại nào? + Động vật phù du bao gồm những loại nào? + Động vật đáy có những loại nào? - Yêu cầu học sinh chia nhóm, thảo luận và hoàn thành bài tập trong SGK - GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng. - Giáo viên treo hình 83, yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 2, kết hợp quan sát hình và cho biết: + Thức ăn nhân tạo là gì? + Thức ăn nhân tạo gồm mấy loại? - Giáo viên yêu cầu nhóm cũ thảo luận, kết hợp quan sát hình và trả lời các câu hỏi trong SGK + Thức ăn tinh gồm những loại nào? + Thức ăn thô gồm những loại nào? + Thức ăn hỗn hợp có đặc điểm gì khác so với những loại thức ăn trên? - Giáo viên nhận xét, chỉnh chốt và ghi bảng. - Lớp trưởng báo cáo - Lắng nghe và suy nghĩ - Học sinh đọc thông tin và trả lời: à Gồm có 2 loại: + Thức ăn tự nhiên. + Thức ăn nhân tạo - Học sinh quan sát, đọc thông tin và trả lời: à Thức ăn tự nhiên là loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên, rất giàu chất dinh dưỡng. à Học sinh kể tển một số loại thức ăn tự nhiên. à Gồm có 4 loại: + Thực vật phù du + Thực vật bậc cao + Động vật phù du + Động vật đáy - Học sinh lắng nghe. - Học sinh trả lời: à Gồm những loại: Tảo khuê, tảo ẩn xanh, tảo đậu. - Học sinh lắng nghe. à Gồm có: Rong đen lá vòng, rong lông gà. à Gồm có: Trùng túi trong, trùng hình tia, bọ vòi voi. à Gồm có: Giun mồm dài, ốc củ cải. - Học sinh chia nhóm, thảo luận và hoàn thành bài tập. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Phải sắp xếp được: + Thực vật phù du: Tảo khuê, tảo ẩn xanh, tảo đậu. + Thực vật bậc cao: Rong đen lá vòng, rong lông gà. + Động vật phù du: Trùng túi trong, trùng hình tia, bọ vòi voi. + Động vật đáy: Giun mồm dài, ốc củ cải. - Học sinh ghi bài. - Học sinh quan sát hình, đọc thông tin và trả lời: à Là những thức ăn do con người tạo ra để cung cấp cho tôm, cá. à Gồm có 3 loại: + Thức ăn tinh + Thức ăn thô + Thức ăn hổn hợp - Học sinh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: à Gồm có: Ngô, cám, đậu tương. à Gồm có: Các loại phân hữu cơ. à Thức ăn hỗn hợp có đặc điểm là sử dụng toàn bộ các loại thức ăn và các chất khác. - Học sinh lắng nghe, ghi bài. 15’ II. Quan hệ về thức ăn: Sơ đồ 16. * Hoạt động 2 - Giáo viên treo sơ đồ 10, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi: + Thức ăn của thực vật thủy sinh, vi khuẩn là gì? + Thức ăn của động vật phù du gồm những loại nào? + Thức ăn của động vật đáy gồm những loại nào? + Thức ăn trực tiếp của tôm, cá là gì? + Thức ăn gián tiếp của tôm, cá là gì? - Giáo viên nhận xét, kết luận và hỏi: + Thức ăn có mối quan hệ với nhau như thế nào? - Giáo viên nhận xét, ghi bài. - Giáo viên hỏi: + Muốn tăng lượng thức ăn trong vực nước nuôi trồng thủy sản phải làm những việc gì? - Giáo viên chốt lại kiến thức. - Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi: à Là các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước. à Là chất vẩn , thực vật thủy sinh, vi khuẩn. à Là chất vẩn và động vật phù du. à Là thực vật thủy sinh, động vật thủy sinh, động vật đáy, vi khuẩn. à Mọi nguồn vật chất trong vực nước trực tiếp làm thức ăn cho các loài sinh vật để rồi các loài sinh vật này lại làm thức ăn cho cá, tôm. - Lắng nghe và trả lời à Quan hệ về thức ăn thể hiện sự liên quan giữa các nhóm sinh vật trong vực nước nuôi thủy sản. - Học sinh ghi bài. - Học sinh trả lời: à Phải bón phân hữu cơ, phân vô cơ hợp lí tạo điều kiện cho sinh vật phù du phát triển, trên cơ sớ đó các động, thực vật thủy sinh khác phát triển làm cho lượng thức ăn phong phú thêm, tôm cá sẽ đủ dinh dưỡng, sẽ chóng lớn - Học sinh lắng nghe. 4’ 4. Củng cố: Nội dung hoạt động 1 - Thế nào là thức ăn tự nhiên? Bao gồm những loại nào? - Thức ăn nhân tạo bao gồm loại thức ăn nào? - Trả lời nội dung hoạt động 1 - Trả lời nội dung hoạt động 1 5. Dặn dò: (1 phút) Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Ôn lại kiến thức các bài đã học và trả lời các câu hỏi đề cương của môn công nghệ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_52_thuc_an_cua_dong_vat_thuy_san.doc