Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 54: Chăm sóc, quản lí và phòng trị, bệnh cho động vật thủy sản - Ngô Thị Út Lợi

 I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức.

 - Nêu được biện pháp chăm sóc tôm, cá thông qua kỹ thuật cho cá ăn.

 - Chỉ ra được những công việc cần làm trong công tác quản lí ao nuôi tôm, cá.

 - Trình bày được một số phương pháp phòng và trị bệnh mcho tôm, cá.

2. Kỹ năng.

 - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát.

 - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng khái quát hóa vấn đề.

 - Nhận biết một số loại cây thuốc được dung trong phòng và tri bệnh cho tôm, cá.

3. Thái độ.

 - Có ý thức học tập tốt.

 - Áp dụng kiến thức vào chăm sóc, phòng và trị bệnh cho tôm, cá ở ao nuôi gia đình.

II. PHƯƠNG PHÁP.

 Vấn đáp gợi mở, quan sát, khái quát hóa, tích hợp.

III. PHƯƠNG TIỆN.

 -Chuẩn bị của giáo viên: giáo án điện tử.

 - Chuẩn bị của học sinh: chuẩn bị bài mới.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 54: Chăm sóc, quản lí và phòng trị, bệnh cho động vật thủy sản - Ngô Thị Út Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: Lê Thị Thanh Họ và tên giáo sinh: Ngô Thị Út Lợi Ngày dạy: 19/ 03/ 2012 Môn dạy: Công nghệ 7 Lớp dạy: PPCT: Bài dạy: BÀI 54: CHĂM SÓC, QUẢN LÍ VÀ PHÒNG TRỊ, BỆNH CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. - Nêu được biện pháp chăm sóc tôm, cá thông qua kỹ thuật cho cá ăn. - Chỉ ra được những công việc cần làm trong công tác quản lí ao nuôi tôm, cá. - Trình bày được một số phương pháp phòng và trị bệnh mcho tôm, cá. 2. Kỹ năng. - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát. - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng khái quát hóa vấn đề. - Nhận biết một số loại cây thuốc được dung trong phòng và tri bệnh cho tôm, cá. 3. Thái độ. - Có ý thức học tập tốt. - Áp dụng kiến thức vào chăm sóc, phòng và trị bệnh cho tôm, cá ở ao nuôi gia đình. II. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp gợi mở, quan sát, khái quát hóa, tích hợp. III. PHƯƠNG TIỆN. -Chuẩn bị của giáo viên: giáo án điện tử. - Chuẩn bị của học sinh: chuẩn bị bài mới. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. Lớp Sĩ số Vắng 2.Bài mới. Lời giới thiệu: Sau khi đã có một số kỹ thuật cơ bản trong chăn nuôi thủy sản thì người ta sẽ tiến hành chăn nuôi, sản xuất theo những quy mô nhất định tạo thành quy trình sản xuất. Vậy quy trình sản xuất thủy sản bao gồm những công việc nào? và làm thế nào để môi trường nuôi thủy sản không bị ô nhiễm? Chúng ta sẽ được tìm hiểu qua chương II- Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản.Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài đầu tiên của chương này. Bài 54- chăm sóc, quản lí và phòng, trị bệnh cho động vật thủy sản. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc tôm, cá. Mục tiêu: học sinh trình bày được kỹ thuật chăm sóc tôm, cá thông qua thời gian cho ăn và cách cho ăn. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, khái quát hóa vấn đề. Thời gian: phút. Các bước tiến hành. Để tôm ,cá phát triển đồng điều và cho năng xuất cao thì chăm sóc là một khâu rất quan trọng. Vậy chăm sóc tôm cá là làm như thế nào? Chúng ta đi vào phần I. Chăm sóc tôm, cá. I. CHĂM SÓC TÔM, CÁ. 1. Thời gian cho ăn. - Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk/145 và trả lời câu hỏi: + Thời gian nào trong ngày cho cá, tôm ăn là hợp lý nhất? + Lượng thức ăn, phân bón nên tập trung vào tháng nào trong năm? Vì sao? +Tại sao không nên tập trung lượng thức ăn vào mùa hè? - Gọi học sinh trả lời câu hỏi, cho học sinh nhận xét bổ sung.Sau đó giáo viên nhận xét và đưa ra đáp án. - Liên hệ: Ở nhà nếu có ao, hồ nuôi tôm cá cần cho cá, tôm ăn hợp lý cân đối tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường gây bệnh và chết cá, tôm. Lắng nghe. I. CHĂM SÓC TÔM, CÁ 1. Thời gian cho ăn. - Đọc thông tin sgk sau đó trả lo82i câu hỏi. + Trong ngày cho cá, tôm ăn khi trới mát(20oc- 30oc) vào buổi sáng (7- 8 giờ) là tốt nhất. + Lượng thức ăn và phân bón nên tập trung vào mùa xuân và từ tháng 8-11.Do thời tiết mát mẻ thức ăn phân hủy từ từ không làm ô nhiễm môi trường, tôm,cá tích lũy mỡ qua mùa đông nên cần cho tôm, cá ăn nhiều. + Do vào mùa hè thời tiết nóng, nhiệt độ nước ao tăng lên làm cho thức ăn phân hủy nhanh gây ô nhiễm môi trường nước. - Nhận xét bổ sung, lắng nghe đáp án Lắng nghe. TIỂU KẾT: - Nên cho tôm, cá ăn vào buổi sáng, lúc trời mát (200c-30oc). - Lượng thức ăn và phân bón nên tập trung vào mùa xuân ,và từ tháng 8- 11. 2.Cho ăn. -Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk và trả lời các câu hỏi sau: + Thức ăn cho tôm, cá phải đạt yêu cầu gì? + Vì sao cung cấp thức ăn cho tôm, cá phải theo loài và từng giai đoạn? + Nguyên tắc cho ăn lượng ít và nhiều lần mang lại lợi ích gì? + Vì sao khi cho tôm, cá ăn thức ăn tinh phải có máng, giàn ăn? + Cho phân xanh xuống ao nhằm mục đích gì? + Vì sao phải ủ phân chuồng hoai mục rồi mới cho xuống ao? -Liên hệ: Ở gia đình khi các em cho cá ăn cần lưu ý không nên cho lượng thức ăn nhiều cùng một lúc sẽ gây ô nhiễm môi trường và lãng phí, nên tận dụng những loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên(cỏ) hay các phụ phẩm (cơm, rau thừa) để tiết kiệm kinh phí thu lợi nhuận cao nhất trong nuôi thủy sản. 2.Cho ăn. - Đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi. +Thức ăn cho tôm, cá phải đủ chất dinh dưỡng. + Mỗi loại tôm, cá khác nhau sẽ có một số loại thức ăn phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển.Ở từng giai đoạn thì nhu cầu về thức ăn cũng khác nhau do đó phải biết điều chỉnh để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của tôm, cá. + Tiết kiệm, tránh ô nhiễm môi trường. + Thức ăn không bị rơi vãi ra ngoài, không bị trôi đi chìm xuống đáy ao gây lãng phí + Chất hữu cơ phân hủy tạo điêu kiện cho thực vật thủy sinh và động vật phù du phát triển sẽ cung cấp thức ăn cho tôm, cá. + Hạn chế các sinh vật gây bệnh và tránh ô nhiễm môi trường. -Lắng nghe. TIỂU KẾT: - Cho tôm, cá ăn đủ chất dinh dưỡng phù hợp với từng loài và từng giai đoạn phát triển. - Cho ăn lượng ít và nhiều lần. Hoạt động 2:Tìm hiểu các biện pháp quản lí trong nuôi trồng động vật thủy sản. - Mục tiêu: + Học sinh biết được một số công việc cần phải làm trong quản lí ao nuôi tôm, cá. + Học sinh biết được cách kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá. -Phương pháp: Vấn đáp, quan sát. -Thời gianphút. -Các bước tiến hành. II. QUẢN LÍ 1. Kiểm tra ao nuôi tôm, cá. -Chiếu bảng 9-công việc và thời điểm kiểm tra ao nuôi tôm, cá hướng dẫn quan sát và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi. + Kiểm tra ao nuôi tôm, cá là cần phải làm những công việc gì? + Tại sao phải tiến hành kiểm tra đăng cống ở mùa mưa lũ? + Kiểm tra màu nước, thức ăn và hoạt động của tôm, cá vào thời điểm nào? Vì sao? -Gọi học sinh trả lời câu hỏi, cho học sinh bổ sung, nhận xét.Sau đó giáo viên nhận xét và đưa ra đáp án. -Liên hệ: Trong chăn nuôi ở gia đình người ta cần tiến hành những công việc kiểm tra ao nuôi theo định kì để tránh thất thoát nguồn thủy sản và kiểm tra sự sinh trưởng của tôm, cá phát hiện kịp thời và điều trị những trường hợp bị bệnh tránh lây lan thành dịch. TIỂU KẾT: Một số công việc cần làm như: Kiểm tra đăng cống. Kiểm tra màu nước, hoạt độn của tôm, cá. Xử lí cá, tôm bị bệnh. 2. Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá. -Yêu cầu học sinh quan sát hình 84 kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá. - Vì sao phải kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá? - Qua hình 84 hãy cho biết các cách kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá? - Làm thế nào để kiểm tra chiều dài của cá? - Kiểm tra khối lượng của tôm, cá băng cách nào? - Gọi học sinh trả lời, cho học sinh nhận xét, bổ sung sau đó nhận xét và đưa ra kết luận. II. QUẢN LÍ 1. Kiểm tra ao nuôi tôm, cá. -Quan sát bảng 9 sgk nghe giáo viên hướng dẫn quan sát và trả lời câu hỏi. + Cần phải làm một số việc như: Kiểm tra đăng cống, kiểm tra màu nước thức ăn và hoạt động của tôm, cá, xử lí cá nổi đầu và bệnh tôm, cá. + Để tránh thất thoát tôm, cá. + Vào buổi sáng.Do đây là thời điểm mà lượng thức ăn dư thừa không còn nữa nên ta dễ quan sát về màu sắc của nước cũng như các chuyển động của cá để dễ phát hiện những biểu hiện khác thường của tôm, cá. - Trả lời câu hỏi. -Lắng nghe. 2. Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá. -Quan sát hình 84 và trả lời câu hỏi. - Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá để đánh giá tốc độ lớn của chúng và chất lượng vực nước nuôi. - Có 2 cách kiểm tra là kiểm tra chiều dài và kiểm tra khối lượng. - Dùng thước đo chiều dài từ đầu mút đến cuối cùng của đuôi. - Dùng cân để cân khối lượng của tôm, cá. - Trả lời câu hỏi và bổ sung ý kiến, lắng nghe giáo viên nhận xét và ghi nhận đáp án đúng. TIỂU KẾT: - Kiểm tra sự tăng trưởng và tốc độ lớn của tôm, cá. - Kiểm tra chất lượng của vưc nước nuôi. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 3:Tìm hiểu một số phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá. - Mục tiêu: Học sinh biết được một số phương pháp phòng và tri bệnh cho tôm, cá. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Thời gian: phút. - Các bước tiến hành. Khi môi trường nước nuôi không đảm bảo thì cá, tôm sẽ bị nhiễm bệnh.Vậy làm thế nào để tôm, cá luôn khỏe mạnh đem lại năng suất hiệu quả kinh tế cao? Chúng ta sẽ tìm hiểu một số phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá. III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO TÔM, CÁ. 1. Phòng bệnh. - Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk và hãy cho biết: + Hãy cho biết mục đích của việc phòng bệnh cho tôm, cá? + Hãy cho biết một số biện pháp phòng bệnh cho tôm, cá? + Vì sao phải dùng thuốc trước mùa phát sinh bệnh? - Gọi học sinh trả lời, nhận xét bổ sung sau đó đưa ra kết luận. - Liên hệ - giáo dục:Ở trẻ em thì người ta thường tiêm vacxin để phòng một số bệnh( ho gà, uống ván, sởi, lao,,,) để có sức đề kháng tốt.Các em cần ăn uống điều độ để có sức khỏe tốt đảm bảo học tập có hiệu quả. Lắng nghe III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO TÔM, CÁ. 1. Phòng bệnh. - Đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi. + Tạo điều kiện cho tôm, cá luôn luôn được khỏe mạnh, sinhtrưởng và phát triển bình thường, không bị nhiễm bệnh + Một số biện pháp: thiết kế ao nuôi hợp lí, vệ sinh ao nuôi, cho tôm, cá ăn đầy đủ, dung thuốc phòng bệnh trước mùa tôm, cá dễ mắc bệnh. + Để tôm, cá có đủ sức đề kháng hạn chế bị mắc bệnh. - Trả lời câu hỏi và ghi nhận đáp án đúng. - Lắng nghe. TIỂU KẾT: Mục đích: Cho tôm, cá khỏe mạnh và không bị nhiễm bệnh. Biện pháp: + Thiết kế ao nuôi hợp lí. + Cho ăn đủ chất dinh dưỡng. + Vệ sinh ao nuôi, kiểm tra nước nuôi. + Dùng thuốc phòng bệnh. - Khi tôm, cá mắc bệnh thì phải làm gì? 2.Chữa bệnh. - Mục đích của việc dung thuốc khi tôm, cá mắc bệnh? - Hãy kể tên một số loại thuốc dung chữa bệnh cho tôm, cá. - Quan sát hình 85 và hoàn thành bài tập điền khuyết cuối mục - Khi sử dụng thuốc cho tôm, cá cân chú ý điều gì? - Phải tiến hành chữa bệnh cho tôm, cá và không để lây lan. 2.Chữa bệnh. - Tiêu diệt những tác nhân gây bệnh cho tôm, cá đảm bảo cho tôm, cá sinh trưởng và phát triển bình thường. - Vôi, thuốc tím, tỏi, cây duốc cá.,, Bài tập: +Hóa chất: Vôi, thuốc tím, sun phát đồng, xanh metylen. + Thuốc tân dược: sunphamit, Amôxycillin, vitamin C,,, + Thuốc thảo mộc: Tỏi, cây duốc cá, lá xoan, hạt cau,,, TIỂU KẾT. Mục đích: Tiêu diệt mầm bệnh cho cá, tôm khỏe mạnh. Một số thuốc thường dùng: Hóa chất, thuốc tân dược, thuốc thảo mộc. V. CỦNG CỐ Chọn đáp án đúng Thời gian cho tôm, cá ăn tốt nhất là,,,, Vào buổi sáng 7-8 giờ B. Khi trời tối. D. Vào buổi trưa D. Khi trời không có nắng. Nguyên tắc khi cho tôm, cá ăn là gì? Cho ăn càng nhiều càng tốt B. Cho ăn nhiều lần trong ngày C. Lượng ít và nhiều lần D. Tất cả diều đúng. 3. Có mấy cách kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá. A. 1 cách B. 2 cách C. 3 cách D. 4 cách. 4. Trong nuôi trồng thủy sản thì............... phải được đặt lên hàng đầu. A. Tiêu diệt mầm bệnh B. Trị bệnh C. Phòng bệnh D. Tất cả điều sai. 5. Mục đích của việc chữa bệnh cho tôm, cá là gì? A. Tiêu diệt tác nhân gây bệnh B. Đảm bảo cho tôm, cá khỏe mạnh trở lại C. Cho tôm, cá sinh trưởng và D. Tất cả điều đúng. phát triển bình thường VI. DẶN DÒ Học bài cũ. Làm bài tập cuối bài. Chuẩn bị bài 55- “Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản”. Nhận xét. Bình Tân, ngày 16 tháng 03 năm 2012 Ngày.......tháng......năm...... Người soạn. Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn. Giáo sinh: Ngô Thị Út Lợi Lê Thị Thanh.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_54_cham_soc_quan_li_va_phong_tri.doc
Giáo án liên quan