Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 55: Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản - Nguyễn Quốc Việt

I.Mục tiêu bài học

Qua bài này, học sinh phải:

 Biết được các phương pháp thu hoạch

 Biết được các phương pháp bảo quản sản phẩm thuỷ sản

 Biết được các phương pháp chế biến sản phẩm thuỷ sản

 Có thái độ học tập tích cực, ứng dụng những điều đã học vào thực tế thu hoạch, bảo quản và chế biến tôm cá ở gia đình.

II.Chuẩn bị

1.Giáo viên

 Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học

 Phóng to các hình 86, 87.SGK trang 150,151 và một số tranh tranh ảnh có liên quan đến bài học

2.Học sinh

 Học thuộc bài 54

 Nghiên cứu trước bài 55, nghiên cứu cách tiến hành, ưu nhược điểm của các phương pháp thu hoạch, trình bày được các phương pháp bảo quản và chế biến tôm cá.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 55: Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản - Nguyễn Quốc Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Ngày soạn 02/1/2009 Tiết 29 Ngày dạy 08/1/2009 Bài 55 THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THUỶ SẢN @&? I.Mục tiêu bài học Qua bài này, học sinh phải: Biết được các phương pháp thu hoạch Biết được các phương pháp bảo quản sản phẩm thuỷ sản Biết được các phương pháp chế biến sản phẩm thuỷ sản Có thái độ học tập tích cực, ứng dụng những điều đã học vào thực tế thu hoạch, bảo quản và chế biến tôm cá ở gia đình. II.Chuẩn bị 1.Giáo viên Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học Phóng to các hình 86, 87.SGK trang 150,151 và một số tranh tranh ảnh có liên quan đến bài học 2.Học sinh Học thuộc bài 54 Nghiên cứu trước bài 55, nghiên cứu cách tiến hành, ưu nhược điểm của các phương pháp thu hoạch, trình bày được các phương pháp bảo quản và chế biến tôm cá. III.Các hoạt động dạy - học Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (4’) Trình dày tóm tắt các biện pháp chăm sóc tôm, cá? Quản lí ao nuôi cần tiến hành như thế nào? Trình bày mục đích và một số biện pháp phòng trị bệnh cho tôm, cá? Giới thiệu bài mới (3’) Thu hoạch, bảo quản, chế biến là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất thuỷ sản. Khâu kĩ thuật này làm không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm làm cho hiệu quả sản xuất không cao như mong đợi. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này. Các hoạt động dạy - học TG NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 13’ I.Thu hoạch Đánh tỉa, thả bù Thu hoạch toàn bộ tôm cá trong ao. HĐ1. Tìm hiểu về các phương pháp thu hoạch tôm, cá Khi tiến hành thu hoạch cần đảm bảo nhữn yêu cầu nào? Tại sao? Theo em, có những cách thu hoạch nào? Câu hỏi thảo luận Kết hợp nội dung SGK trang 149 và kiến thức thực tế, em hãy hoàn thành bảng sau: Nội dung Đánh tỉa, thả bù Thu hoạch toàn bộ tôm cá trong ao Cách tiến hành Ưu điểm Hạn chế Treo một số tranh ảnh về thu hoạch tôm cá cho học sinh xem. Thu hoạch bằng phương pháp đánh tỉa thả bù được áp dụng cho những điều kiện nuôi nào ? Tại sao? Có phải lúc nào thu hoạch tôm và cá cũng khác nhau không? Tại sao? Do sản phẩm thuỷ sản rất dễ ươn thối, thu hoạch cần nhanh gọn, thao tác nhẹ nhàng, đúng thời vụ và tôm cá đạt kích thước nhất định để đảm bảo lợi nhuận. Gồm hai phương pháp +Đánh tỉa, thả bù +Thu hoạch toàn bộ tôm cá trong ao Thảo luận theo 2bàn/nhóm trong 5’ Nội dung Đánh tỉa, thả bù Thu hoạch toàn bộ tôm cá trong ao Cách tiến hành Thu hoạch những cá thể đạt chuẩn thực phẩm, bổ sung tôm, cá giống vào. Tập trung thu hoạch triệt để một lần. Ưu điểm Tôm cá đạt chuẩn, mang lại lợi nhuận cao Lượng đánh bắt lớn, chi phí đánh bắt thấp Hạn chế Thời gian thu hoạch kéo dài, lượng đánh bắt thường không lớn Năng suất tôm cá nuôi bị hạn chế, lợi nhuận không cao. Đọc nội dung các phương pháp thu hoạch SGK trang 149 Thường áp dụng khi nuôi cá thịt trong lồng bè do thu hoạch dễ dàng, ít tốn công, ít gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm cá. Nếu thu hoạch tôm cá trong ao thì có thể ảnh hưởng đến sức sống của tôm cá nên khó áp dụng cho nuôi qui mô lớn. Nuôi tôm thường có chà làm nơi trú ẩn cho tôm. Nhưng nếu ao không có chà thì thu hoạch cũng như cá. Cứ việc tháo bớt nước, kéo lưới rồi đánh bắt 13’ II.Bảo quản 1.Mục đích Hạn chế hao hụt về chất lượng và số lượng của sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu cho chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu. 2.Các phương pháp bảo quản - Ướp muối - Làm khô - Làm lạnh HĐ2. Tìm hiểu về mục đích và các phương pháp bảo quản tôm, cá Nếu chúng ta mua hoặc đánh bắt tôm, cá mà không bảo quản thì nó sẽ như thế nào? Mục đích của bảo quản tôm cá là gì? Treo hình 86.SGK trang 150 Chúng ta có những phương pháp bảo quản nào? Ướp muối được tiến hành như thế nào? Tại sao muốn bảo quản lâu thì cần tăng tỉ lệ muối? Làm khô được thực hiện ra sao? Làm lạnh tiến như thế nào? Trong các biện pháp trên, biện pháp bảo quản nào được áp dụng phổ biến hơn cả? Tại sao? Muốn bảo quản tốt sản phẩm cần chú ý điều gì? HS trả lời tự do: tôm cá bị ươn, không sử dụng được lâu dài, chất lượng tôm cá sẽ bị giảm Trả lời như SGK Gồm: ướp muối, làm khô, làm lạnh Cá móc ruột, bỏ mang, đánh vẩy (cá nước ngọt), xếp một lớp cá, một lớp muối. Cần tăng tỉ lệ muối nếu muốn bảo quản lâu hơn do muối sẽ hạn chế hoạt động của vi sinh vật gây thối, giúp tôm cá khó bị ươn, thối. Tôm, cá được làm sạch, rồi được phơi hay sấy khô, có thể để trên giàn sấy hoặc treo lên (cá có kích thước lớn). Hạ thấp nhiệt độ thực phẩm xuống mức vi sinh vật gây thối không hoạt động được. Cụ thể có thể đưa vào kho đông lạnh; cho vào thùng chứa nước đá; cho vào tủ lạnh Trong các biện pháp trên, làm lạnh phổ biến hơn cả vì chất lượng tôm cá còn nguyên vẹn, đảm bảo tôm cá luôn tươi sạch, dễ vận chuyển đi xa và chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau, còn ướp muối chủ yếu áp dụng đối với tôm cá còn thừa, không sử dụng hết, ướp muối chỉ dùng trong vài ngày. Muốn bảo quản tốt sản phẩm cần chú ý: +Đảm bảo chất lượng: tôm cá phải tươi, không bị nhiễm bệnh và nhiễm độc +Nơi bảo quản phải đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật: nhiệt độ, độ ẩm 6’ III.Chế biến 1.Mục đích Tăng giá trị sử dụng thực phẩm đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. 2.Các phương pháp chế biến -Phương pháp thủ công tạo ra nước mắm, mắm tôm, tôm chua. -Phương pháp công nghiệp tạo ra các sản phẩm đồ hộp HĐ3. Tìm hiểu về mục đích và các phương pháp chế biến tôm, cá Khi ra chợ mua về 1 con cá lóc khoảng nửa ký, em sẽ làm món gì để ăn? Tại sao ta lại chế biến thành nhiều món ăn như vậy? Mục đích của chế biến tôm cá là gì? Treo hình 87, yêu cầu HS giới thiệu các sản phẩm thuỷ sản trong hình. Em hãy kể tên một số sản phẩm thuỷ sản khác mà em biết? Có rất nhiều sản phẩm tôm cá khác nhau, nhưng tóm lại, chúng ta có thể chia thành những phương pháp chế biến nào? Cho ví dụ? Một vài HS trả lời Để ăn ngon miệng, giúp cơ thể tiêu hoá tốt. Chế biến tôm cá nhằm tăng giá trị sử dụng thực phẩm đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. Cá ba sao kho tộ, cá rô phi philê, chả tôm, chả cá, cá kho tộ, mắm nêm, mắm ruốc, nước mắm HS trả lời tự do. Có hai phương pháp chế biến: Phương pháp thủ công tạo ra nước mắm, mắm tôm, tôm chua, mắm ruốc, mắm nêm Phương pháp công nghiệp tạo ra các sản phẩm đồ hộp như cá mòi, cá phi lê.. IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (5’) A.Tổng kết bài học Hoàn thành các yêu cầu sau Tôm, cá Thu hoạch Bảo quản Chế biến Học sinh đọc “Ghi nhớ” Hoàn thành sơ đồ sau Chọn câu đúng nhất 3.1.Đánh tỉa thả bù là A.Thu hoạch triệt để tôm cá, thả thêm tôm cá nhỏ vào B.Thu hoạch những con đạt chuẩn sản phẩm, những con không đạt thì thu hoạch sau. C.Thu hoạch những cá thể đạt chuẩn thực phẩm, sau đó bổ sung cá giống, tôm giống vào để đảm bảo mật độ nuôi D.Cách áp dụng nuôi tôm và cá trong lồng, bè. 3.2.Mục đích của bảo quản sản phẩm thuỷ sản là A.Nhằm tăng giá trị sử dụng thực phẩm đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. B. Hạn chế sự hao hụt về chất và lượng của sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu cho chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu. C.Sử dụng sản phẩm tôm cá được lâu dài, ít tốn công thu hoạch nhiều lần. D.Tăng giá trị sản phẩm thuỷ sản. Tôm, cá Thu hoạch Bảo quản Chế biến Đánh tỉa, thả bù Thu hoạch toàn bộ Ướp muối Làm khô Làm lạnh Thủ công Công nghiệp Đáp án 2.Sơ đồ 3.Trắc nghiệm: 3.1.C, 3.2.B B.Đánh giá C.Công việc về nhà 1. Làm đầy đủ các bài tập trong vở bài tập 2. Học bài 55 3. Nghiên cứu trước bài 56, sưu tầm các tranh và các bài viết nói về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, cách xử lý ô nhiễm môi trường nước. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_55_thu_hoach_bao_quan_va_che_bie.doc
Giáo án liên quan