Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 8+14: Thực hành nhận biết một số loại phân hoá học thông thường nhận biết một số loại thuốc và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu bệnh hại - Nguyễn Quốc Việt

I.Mục tiêu bài học

Qua bài này, học sinh phải:

 Phân biệt được một số loại phân hoá học thông thường

 Phân biệt được độ độc, tên thuốc, hàm lượng chất tác dụng, một số dạng thuốc thông thường.

 Có ý thức bảo vệ môi trường và cẩn thận trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

II.Chuẩn bị

1.Giáo viên

 Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học

 Dụng cụ vật liệu thực hành: ống nghiệm, than củi, đèn cồn, kẹp sắt gắp than, thìa nhỏ, bật lửa, nước sạch, phân đạm, lân, kali, vôi bón.

 Các mẫu thuốc: dạng bột, dạng nước, dạng sữa, dạng hạt.

 Bảng độ độc của thuốc và nhãn hiệu thuốc minh hoạ

 Phiếu thực hành

2.Học sinh

 Học thuộc bài 13

 Nghiên cứu trước bài 8 và 14

 Đem theo mẫu phân bón đạm, lân, kali, vôi bón

 Đem các vỏ chai thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 8+14: Thực hành nhận biết một số loại phân hoá học thông thường nhận biết một số loại thuốc và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu bệnh hại - Nguyễn Quốc Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Ngày soạn 19/9/2008 Bài 8&14: Thực hành NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN HOÁ HỌC THÔNG THƯỜNG NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ NHÃN HIỆU CỦA THUỐC TRỪ SÂU BỆNH HẠI @&? Tiết 11 Ngày dạy 23/9/2008 I.Mục tiêu bài học Qua bài này, học sinh phải: Phân biệt được một số loại phân hoá học thông thường Phân biệt được độ độc, tên thuốc, hàm lượng chất tác dụng, một số dạng thuốc thông thường. Có ý thức bảo vệ môi trường và cẩn thận trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. II.Chuẩn bị 1.Giáo viên Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học Dụng cụ vật liệu thực hành: ống nghiệm, than củi, đèn cồn, kẹp sắt gắp than, thìa nhỏ, bật lửa, nước sạch, phân đạm, lân, kali, vôi bón. Các mẫu thuốc: dạng bột, dạng nước, dạng sữa, dạng hạt. Bảng độ độc của thuốc và nhãn hiệu thuốc minh hoạ Phiếu thực hành 2.Học sinh Học thuộc bài 13 Nghiên cứu trước bài 8 và 14 Đem theo mẫu phân bón đạm, lân, kali, vôi bón Đem các vỏ chai thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật. III.Các hoạt động dạy - học Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (6’) Phân tích các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh Nêu cách tiến hành biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại? Biện pháp này tiến hành vào lúc nào? Biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM là gì? Bao gômg những biện pháp nào? Trong đó lấy biện pháp nào làm trung tâm? Giới thiệu bài mới (3’) Chúng ta đã nghiên cứu kỹ về đất trồng, về phân bón, về giống cây trồng và cách phòng trừ sâu bệnh hại. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật dùng trong trồng trọt qua bài thực hành số 8 và 14. Các hoạt động dạy - học TG NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 7’ I.Quy trình thực hành phân biệt một số loại phân bón hoá học thông thường. 1.Phân biệt nhóm phân bón hoà tan và nhóm ít hoặc không hoà tan -SGK 2.Phân biệt phân đạm với kali -SGK 3.Phân biệt phân lân với vôi. -SGK HĐ1. Tìm hiểu về quy trình thực hành phân biệt một số loại phân hoá học thông thường Treo sơ đồ quy trình thực hành nhận biết một số loại phân hoá học thông thường như bên dưới đây: Hướng dẫn HS quan sát sơ đồ và làm mẫu từng bước cho HS thấy rõ. Nêu lại quy trình thực hành theo sơ đồ và theo các bước thao tác mẫu của giáo viên. 10’ II.Quy trình thực hành phân biệt một số loại thuốc và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu bệnh hại 1.Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu bệnh hại a.Phân biệt độ độc -SGK b.Tên thuốc c.Quan sát một số dạng thuốc -Bột thấm nước -Bột hoà tan trong nước -Dạng sữa -Nhũ dầu HĐ2. Tìm hiểu về quy trình thực hành phân biệt một số loại thuốc và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu bệnh hại Treo bảng độ độc của các loại thuốc trừ sâu bệnh hại cho HS xem như SGK Đưa ra một vài mẫu yêu cầu HS nhận xét độ độc Từ mẫu thuốc sẵn có, hướng dẫn HS cách gọi tên thuốc, xem hàm lượng chất tác dụng, dạng thuốc. Yêu cầu HS đọc các dạng thuốc trong SGK 3’ HĐ3. Tổ chức thực hành Kiểm tra sự chuẩn bị của HS Phân nhóm thực hành Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm Giao vật liệu- dụng cụ thực hành cho các nhóm Giao phiếu thực hành cho các nhóm 10’ HĐ4. Thực hành theo nhóm Theo dõi, uốn nắn, chỉnh sửa những bước HS chưa thực hiện tốt Mỗi nhóm HS tự thực hành dưới sự hướng dẫn của GV Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên, thư ký ghi nội dung thực hành. 5’ HĐ5. Tổng kết đánh giá Đánh giá kết quả thực hành của mỗi nhóm Đánh giá tinh thần thái độ tham gia thực hành, sự chuẩn bị của mỗi nhóm HS Thu phiếu thực hành và ghi điểm từng nhóm Hoàn thành phiếu thực hành Thu dọn vệ sinh sau thực hành Nộp lại phiếu thực hành cho GV Quan sát màu Đốt Khai Không khai Trắng xám Nâu Trắng Hoà nước Mẫu phân hoá học Không tan Đạm hoặc Kali Tan Lân hoặc Vôi Đạm Kali Lân nung chảy Supe lân Vôi BẢNG PHÂN BIỆT ĐỘ ĐỘC CỦA THUỐC TRỪ SÂU BỆNH HẠI Rất độc, có vạch màu đỏ ở dưới cùng nhãn Độc cao, có vạch màu vàng ở dưới cùng nhãn Cẩn thận, có vạch màu xanh nước biển ở dưới cùng nhãn PHIẾU THỰC HÀNH TRƯỜNG THCS THẠNH NGÃI LỚP: Tên HS trong nhóm: Thực hành: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN HOÁ HỌC THÔNG THƯỜNG NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ NHÃN HIỆU CỦA THUỐC TRỪ SÂU BỆNH HẠI Mẫu phân số Hoà tan Đốt Màu sắc Kết luận Có Không Khai Không 1 2 3 4 Mẫu thuốc số Tên thuốc Hàm lượng chất tác dụng Dạng thuốc Độ độc 1 2 3 4 5 Công việc về nhà 1. Làm đầy đủ các bài tập trong vở bài tập 2. Nghiên cứu trước bài 15,16 Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_814_thuc_hanh_nhan_biet_mot_so_l.doc