I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Hiểu được mục đích và yêu cầu của các phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, kĩ năng quan sát tìm tòi
3. Thái độ
Có ý thức tiết kiệm, tránh làm hao hụt, thất thoát trong thu hoạch
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh phóng to hình 31, 32 SGK
- HS: Nghiên cứu trước nội dung mới ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Mục đích của làm cỏ và vun xới là gì?(Diệt cỏ dại, Làm cho đất tơi xốp, Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn, Chống đổ).
? Cho biết các phương pháp tới được dùng trong nông nghiệp? (Tưới theo hàng, vào gốc cây; Tưới thấm; Tưới ngập; Tưới phun mưa)
3.Bài mới
Giới thiệu bài:Thu hoạch, bảo quản, chế biến là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất cây trồng. Khâu kĩ thuật này làm không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cây trồng, tới chất lượng sản phẩm và giá trị hàng hoá
84 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình học kì 2 (Bản hay), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/10/2013
Ngày giảng: 30/10/2013
Tiết: 18 CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được ý nghĩa, quy trình và nội dung của các khâu kĩ thuật chăm sóc cây trồng như làm cỏ, vun xới, tưới nước, bón phân thúc
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế
3.Thái độ
- Có ý thức lao động có kĩ thuật, tinh thần chịu khó , cẩn thận
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh phóng to các hình 29, 30 SGK và sưu tầm các tranh vẽ khác có liên quan đến bài học
- HS: Đọc trước nội dung bài 19
III. Tiến trình dạy học
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động1: Tìm hiểu kĩ thuật làm cỏ, vun xới, tỉa, dặm cây
?: Mục đích của việc vun xới là gì?
Hướng dẫn HS lựa chọn các mục đích đã được ghi trong SGK. Trong 5 mục đích , chỉ có mục đích “ diệt sâu, bệnh hại” là không đúng
HS: Ghi vào vở các mục đích
GV: nhấn mạnh 1 số điểm cần lưu ý khi làm cỏ, vun xới cho cây:
+ Làm cỏ, vun xới phải kịp thời
+ Không làm tổn thương cho cây và bộ rễ
+ Cần kết hợp với các biện pháp bón phân, bấm ngon, tỉa cành, trừ sâu bệnh
Hoạt động 2: Tìm hiểu kĩ thuật tưới, tiêu nước
GV: Nhấn mạnh
+ Mọi cây trồng đều rất cần nước để vận chuyển chất dd đi nuôi cây, nhưng mức độ yêu cầu về nước khác nhau đối với từng cây và các thời kì sinh trưởng
?: Em hãy nêu ví dụ về 1 số loại cây yêu cầu về nước có mức độ?
+ Cây cần nước nhưng quá nhiều nước cũng gây tác hại. Do vậy phải kết hợp tưới và tiêu nước bằng hệ thống kênh mương hợp lí.
? Em nêu ví dụ về hệ thống kênh mương ở địa phương em?
+ Về phương pháp tưới cần giới thiệu cho HS nắm được cách tưới. Sau đó quan sát các hình trong SGK, ghi đúng tên các phương pháp tưới phổ biến trong sản xuất vào vở hình 30a : tưới ngập, hình 30b : tưới vào gốc cây, hình 30c : tưới thấm, hình 30d : tưới phun mưa
HS: Tự rút ra kết luận
Hoạt động 3: Giới thiệu cách bón phân cho cây trồng
Em háy nêu các cách bón phân mà em đã học?
GV nhấn mạnh về quy trình bón thúc phân và giải thích vì sao phải bón phân hoai ( chất dd được phân giải ở dạng dễ tiêu, cây hút dễ dàng đáp ứng kịp thời sự sinh trưởng, phát triển)
I. Tỉa, dặm cây
- Tỉa bỏ các cây yếu, bị sâu, bệnh và dặm cây khoẻ vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết để đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng
II .Làm cỏ, vun xới
- Diệt cỏ dại
- Làm cho đất tơi xốp
- Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn
- Chống đổ
III. Tưới tiêu nước
1. Tưới nước
- Tưới nước đầy đủ và kịp thời
2. Phương pháp tưới
- Tưới theo hàng, vào gốc cây
- Tưới thấm
- Tưới ngập
- Tưới phun mưa
3. Tiêu nước
Tiêu nước kịp thời, nhanh chóng bằng các biện pháp thích hợp
IV. Bón thúc phân
- Bón thúc bằng phân hữu cơ hoai mục và phân hoá học theo quy trình sau:
+ Bón phân
+ Làm cỏ, vun xới vùi phân vào đất
4. Củng cố
- Mục đích của làm cỏ, vun xới là gì?
- Hãy cho biết ưu, nhược điểm của các phương pháp tưới nước cho cây
5.Dặn dò
- Học bài , trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK/ 46
- Đọc trước bài 20
Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 2/11/2012
Ngày giảng:4/11/2013
Tiết 19
THU HOẠCH, BẢO QUẢN, VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Hiểu được mục đích và yêu cầu của các phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, kĩ năng quan sát tìm tòi
3. Thái độ
Có ý thức tiết kiệm, tránh làm hao hụt, thất thoát trong thu hoạch
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh phóng to hình 31, 32 SGK
- HS: Nghiên cứu trước nội dung mới ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Mục đích của làm cỏ và vun xới là gì?(Diệt cỏ dại, Làm cho đất tơi xốp, Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn, Chống đổ).
? Cho biết các phương pháp tới được dùng trong nông nghiệp? (Tưới theo hàng, vào gốc cây; Tưới thấm; Tưới ngập; Tưới phun mưa)
3.Bài mới
Giới thiệu bài:Thu hoạch, bảo quản, chế biến là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất cây trồng. Khâu kĩ thuật này làm không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cây trồng, tới chất lượng sản phẩm và giá trị hàng hoá
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động1: Tìm hiểu cách thu hoạch nông sản
? : Nêu 1 số ví dụ cụ thể ở địa phương như việc thu hoạch lúa quá sớm hoạch quá muộn
? Để đảm bảo chất lượng nông sản và sản lượng thu hoạch cần có yêu cầu gì?
HS: Đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi và rút ra kết luận
* Về phương pháp thu hoạch
GV: Hướng dẫn HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
? Hãy nêu các phương pháp thu hoạch trong trồng trọt?
( Hái, nhổ, đào, cắt )
GV: Cần lưu ý so sánh phương pháp thu hoạch thủ công với thu hoạch bằng cơ giới( máy)
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách bảo quản nông sản
? Mục đích của việc bảo quản nông sản là gì?
HS: Trả lời
GV nhận xét và phân tích 2 khía cạnh: hao hụt về số lượng và thay đổi chất lượng của sản phẩm
VD: không bảo quản hay bảo quản không tốt, các nông sản dễ bị mọt, mốc phá hại. Rau, quả, hoa sẽ bị thối
GV: Nêu ra các điều kiện để bảo quản tốt, khi trình bày từng điều kiện, cần giải thích kĩ nội dung và nêu các ví dụ minh hoạ với sự tham gia thảo luận của HS và rút ra kết luận
Hoạt động 3:Tìm hiểu cách chế biến nông sản
GV: Nêu lên sự cần thiết của việc chế biến nông sản cho HS thảo luận. Sau khi trả lời,
GV kết luận và nhấn mạnh đặc điểm của nông sản sau khi thu hoạch phần lớn ở dạng tươi, dễ biến đổi về chất lượng, vì thế` phải qua khâu chế biến để làm cho chất lượng được nâng cao, hiệu quả kinh tế lớn hơn, đồng thời giữ cho sản phẩm không bị hỏng trong một thời gian nhất định.
? Em hãy nêu vd về các cách chế biến nông sản mà em biết?
+ Thông qua các ví dụ cụ thể để minh hoạ như: mía chế biến thành đường, rau, quả được đóng thành hộp
HS: Ghi nhớ kiến thức và trả lời câu hỏi, rút ra kết luận
I.Thu hoạch
1. Yêu cầu
Thu hoạch đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận
2. Thu hoạch bằng phương pháp nào?
Mỗi loại cây trồng đều có phương pháp thu hoạch phù hợp
II. bảo quản
1. Mục đích
Hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút chất lượng của nông sản
2. Các điều kiện để bảo quản tốt
- Đối với các loại hạt, cần được phơi hay sấy khô
- Đối với rau, quả phải sạch sẽ, không giập nát
- Kho bảo quản phải xây dựng nơi cao ráo, thoáng khí
3. Phương pháp bảo quản
- Bảo quản thông thoáng
- Bảo quản kín
- Bảo quản lạnh
III. Chế biến
1. Mục đích
Làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản
2. Phương pháp chế biến
Có nhiều phương pháp chế biến khác nhau tuỳ từng loại nông sản
+ Sấy khô
+ Chế biến thành bột mịn hay tinh bột
+ Muối chua
+ Đóng hộp
4. Củng cố
- Nêu các phương pháp để thu hoạch nông sản?
- Nêu các phương pháp bảo quản và chế biến nông sản?
5. Dặn dò
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK/49
- Nghiên cứu trước nội dung bài 21 SGK/50
Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 3/11/2013
Ngày giảng: 6/11/2013
Tiết 20
LUÂN CANH , XEN CANH, TĂNG VỤ
Mục tiêu:
1.Kiến thức
- Hiểu được thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ trong sản xuất trồng trọt
- Hiểu được tác dụng của các phương pháp canh tác này
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống trong sản xuất trồng trọt
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh phóng to hình 33 SGK/51
- HS: Đọc trước nội dung bài học ở nhà, sưu tầm tài liệu có liên quan đến bài học
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định:
2. kiểm tra bài cũ:
? Tại sao phải thu hoạt đúng lúc, nhanh, gọn và cẩn thận? (để đảm bảo năng suất, chất lượng của nông sản)
? Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và bằng cách nào? (Hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút chất lượng của nông sản; Bảo quản thông thoáng; Bảo quản kín; Bảo quản lạnh)
3.Bài mới:
So với độc canh; luân canh, xen canh là những phương thức canh tác tiến bộ có tác dụng hạn chế được sâu, bệnh phá hại, tăng thêm độ phì nhiêu của đất. Do vậy mạng lại hiệu lại hiệu quả kinh tế cao. Chúng ta cùng nhau nghiên cứu để nắm vững và áp dụng trong sản xuất
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động1: Tìm hiểu khái niệm về luân canh
GV: nêu 1 số câu hỏi cho HS trả lời câu hỏi:
? Trên ruộng nhà em đang đang trồng cây gì? (lúa mùa) . Sau khi gặt lúa sẽ trồng tiếp cây gì nữa?( ngô). Thu hoạch ngô sẽ trồng cây gì? ( lúa xuân). Từ đó rút ra nhận xét: trong 1 năm, trên mảnh ruộng đã luân phiên trồng lúa mùa – ngô – lúa
HS: Trả lới rút ra kết luận
? Luân canh có lợi ích gì về kinh tế ,kĩ thuật?( Luân canh làm cho đất giữ cân đối độ phì nhiêu và tăng tổng sản lượng thu hoạch)
? Người ta có thể tiến hành các loại luân canh nào?
HS: trả lời câu hỏi GV nhận xét và rút ra kết luận
Hoạt động 2: Tìm hiểu về xen canh
GV: treo hình vẽ 33 và giới thiệu đây là công thức xen canh giữa ngô và đậu tương
? Hãy cho ví dụ khác về xen canh ở địa phương mà em biết?
HS: Trả lời câu hỏi GV chỉnh sửa và ghi đáp án đúng
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tăng vụ
? Thế nào là tăng vụ? ( Tăng thêm số vụ gieo trồng trong năm trên cùng diện tích, nhằm tăng thêm sản lượng thu hoạch)
? Hãy nêu 1 số ví dụ về tăng vụ mà em biết? Vì sao gọi đó là tăng vụ?
HS: Trả lời câu hỏi GV nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận
Hoạt động 4: Tìm hiểu về tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ
GV: Yêu cầu HS lựa chọn các từ cho sẵn trong ngoặc điền vào chỗ trốngđể hoàn thành bài tập SGK /51
HS: Đọc nội dung bài tập và lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
GV: Nhận xét, bổ sung và rút ra đáp án
+ Luân canh làm cho đất tăng độ phì, điều hoà dinh dưỡng và giảm sâu bệnh
+ Xen canh, sử dụng hợp lí đất đai, ánh sáng và giảm sâu bệnh
+ Tăng vụ góp phần tăng thên sản phẩm thu hoạch
I. Luân canh, xen canh, tăng vụ
1. Luân canh
Luân canh là trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng diện tích trong 1 năm
2. Xen canh
Trên cùng một diện tích, trồng 2 loại hoa màu cùng 1 lúc hoặc cách nhau 1 thời gian không lâu để tận dụng diện tích, chất dinh dưỡng, ánh sáng
3. Tăng vụ
Là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất
II. Tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ
- Luân canh làm cho đất tăng độ phì, điều hoà dinh dưỡng và giảm sâu bệnh
- Xen canh, sử dụng hợp lí đất đai, ánh sáng và giảm sâu bệnh
- Tăng vụ góp phần tăng thêm sản phẩm thu hoạch
4. Củng cố
Chọn câu trả lời đúng nhất?
a/ Luân canh có tác dụng:
Tăng chất lượng sản phẩm
Tăng độ phì nhiêu
Giảm sâu bệnh gây hại
Tận dụng được ánh sáng
Điều hoà dinh dưỡng, giảm sâu, bệnh
5. Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK
Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 9/11/2013
Ngày giảng:11/11/2013
PHẦN 2: LÂM NGHIỆP
CHƯƠNG I: KĨ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RỪNG
Tiết 21 VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG RỪNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Biết được vai trò quan trọng của rừng
- Hiểu rõ nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta
2.Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh và thu nhận kiến thức từ hình vẽ
II. Chuẩn bị:
- GV: tranh phóng to hình 34, 35 SGK/ 55, 56
- HS: đọc trước nội dung bài học ở nhà, sưu tầm các tài liệu có liên quan đến rừng
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức: Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Giảng bài mới:
Phá rừng là nguyên nhân cơ bản nhất gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho trái đất như : ô nhiễm môi trường, đất đai bị xói mòn, khô hạn, bão lụt, nước biển ngày một dâng cao, nhiệt độ trái đất tăng dần, nhiều loài động vật và thực vật bị tiêu diệt Do đó loài người phải có nhận thức đúng đắn về vai trò tác dụng của rừng trong cuộc sống và sản xuất, tích cực bảo vệ rừng, phủ xanh trái đất
HOẠT ĐỘNG CỦA GV THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu vai trò của rừng
GV: treo tranh hình vẽ vai trò của rừng và nêu câu hỏi
? Rừng có vai trò như thế nào?
(bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, phục vụ nhu cầu văn hoá xã hội)
HS: trả lời câu hỏi
GV thông báo những tác hại do phá rừng gây lũ lụt, dẫn
đến tác hại ở nước ta trong những năm qua rất lớn về kinh tế
GV: Có người nói rừng được phát triển hay bị tàn phá cũng không có ảnh hưởng gì đến đời sống của những người sống ở thành phố hay vùng đồng bằng xa rừng. Điều đó đúng hay sai? Vì sao?( ảnh hưởng của rừng đến khu vực toàn cầu, không phải phạm vi hẹp, câu nói trên là sai)
? Vì sao có rừng thì nước mưa không chảy tràn trên mặt đất?
? Vì sao rừng phát triển hạn chế lũ lụt?
? Vì sao rừng làm cho không khí trong lành?
HS: trả lời câu hỏi và rút ra kết luận
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tình hình rừng của nước ta hiện nay
GV: treo tranh hình 35 SGK lên bảng, giới thiệu tình hình rừng của nước ta từ 1943 đến 1995( chưa có số liệu đến năm 2003) . GV giải thích “ diện tích rừng tự nhiên” là rừng tự nhiên ( không phải rừng trồng) mọc trên đất rừng.” Độ che phủ của rừng” là diện tích có cây rừng che phủ so với tổng diện tích của cả nước
? Nếu nước ta có diện tích là khoãng 33 triệu ha thì năm 1995 ta có diện tích rừng là bao nhiêu? ( 33 triệu ha x 28%)
HS: trả lời câu hỏi và rút ra kết luận
GV: giải thích tiếp “ Diện tích đồi trọc” là diện tích đồi chưa được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp
? Quan sát đồ thị ở hình 35, các em có thể kết luận như thế nào về sự biến động của diện tích rừng, độ che phủ và diện tích đồi trọc, từ năm 1943 đến 1995? ( diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm, diện tích đồi trọc còn quá lớn so với diện tích có thể trồng rừng)
HS: trả lời câu hỏi GV nhận xét và thông báo thêmnăm 1943, rừng có trữ lượng gỗ 150m3/ha chiếm 70%, năm 1993 còn khoảng 10% diện tích rừng có trữ lượng 120m3/ha
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nhiệm vụ trồng rừng
GV: Hướng dẫn HS tự nghiên cứu SGK, yêu cầu:
Đọc SGK mục” 2 nhiệm vụ của trồng rừng “và cho biết phải trồng thêm để luôn phủ xanh bao nhiêu ha rừng so với năm 1995?( 19,8 triệu ha – 33 triệu ha x 28%)
? Trồng những loại rừng nào? Nói rõ đặc điểm của mỗi loại rừng đó( 3 loại, như nội dung ở mục 2)
HS: báo cáo kết quả GV chốt lại
+ tổng diện tích phải trồng thêm
+ Nêu 3 loại rừng và đặc điểm từng loại, chú ý 2 loại: rừng đầu nguồn và rừng ven biển
I. Vai trò của rừng và trồng rừng
- Bảo vệ môi trường
+ Điều hoà tỉ lệ O2 và CO2
+ Làm sạch không khí
+ Điều tiết dòng chảy trên bề mặt và độ ẩm của đất
+ Chống rửa trôi, xói mòn
+ Giảm tốc độ gió, chống cát bay
- Phát triển kinh tế
+ Cung cấp nguyên liệu lâm sản phục vụ đời sống
+ Xuất khẩu
- Phục vụ nhu cầu văn hoá xã hội
+ Phục vụ nghiên cứu
+ Phục vụ du lịch, giải trí
II. Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta
1. Tình hình rừng ở nước
ta
- Bị tàn phá nghiêm trọng - Diện tích và độ che phủ của rừng giảm nhanh
- Diện tích đồi trọc, đất hoang ngày càng tăng
2. Nhiệm vụ của trồng rừng
- Trồng rừng để phòng hộ
- Trồng rừng sản xuất
- Trồng rừng đặc dụng
4. Củng cố
- GV gọi 1 hoặc 2 HS đọc phần ghi nhớ
- GV hệ thống và tóm tắt bài học và cho HS nhắc lại
? Em cho biết rừng có vai trò gì trong đời sống sản xuất của xã hội?
5. Dặn dò
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, SGK/ 57
- Đọc trước nội dung bài 23
Rút kinh nghiệm
----------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 10/11/2013
Ngày giảng:13/11/2013
Tiết 22
LÀM ĐẤT GIEO ƯƠM CÂY RỪNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Hiểu được các điều kiện khi lập vườn gieo ươm
- Hiểu được các công việc cơ bản trong quy trình làm đất hoang (dọn và làm đất tơi xốp)
- Hiểu được cách tạo nền đất để gieo ươm cây
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống, sản xuất
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh phóng to sơ đồ 5 hình 36 SGK
- HS: Chuẩn bị bài trước ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy cho biết vai trò của rừng và trồng rừng ở nước ta
3.Bài mới:
Đất lâm nghiệp thường có đặc điểm: khô cứng, nhiều cây cỏ hoang dại, chua và nhiều ổ sâu, bệnh. Do đó làm đất gieo ươm là khâu kĩ thuật rất quan trọng trong khâu tạo cây giống, làm đất gieo ươm bao gồm việc chọn đất, xử lí thực vật hoang dại, cày bừa làm nhỏ đất, khử chua và diệt ổ sâu, bệnh, tạo nên đất gieo ươm
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách lập vườn gieo ươm cây rừng
* Yêu cầu nơi đặt vườn gieo ươm
GV: yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi:
? Vườn ươm đặt ở nơi đất sét có được không? tại sao? (không được vì đất sét chặt bí, dễ bị đóng váng. Và ngập úng sau khi mưa, rễ cây con phát triển chậm)
? Vậy nơi đặt vườn gieo ươm cần phải đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật gì ?( nơi đặt vườn gieo ươm phải là:
+Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại
+Độ PH từ 6 đến 7( trung tính hay ít chua)
+Mặt đất bằng hay hơi dốc( từ 2 đến 4 độ)
+Gần nguồn nước và nơi trồng rừng
HS trả lời câu hỏi
GV nhận xét và rút ra kết luận
* Phân chia đất vườn gieo ươm
Dựa trên sơ đồ 5 SGK, GV giới thiệu các khu vực trong vườn gieo ươm
? Vườn gieo ươm thường bị trâu ,bò thả rong, thú hoang dã và con người gây tổn hại. Do đó chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ vườn gieo ươm? (trồng xen dày kín nhiều cây phân xanh, , cây dứa dại.cũng có thể đào hào rộng để chống trâu bò thú phá hoại.
Hoạt dộng 2: Tìm hiểu cách làm đất gieo ươm cây rừng
* Dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp theo qui trình kĩ thuật
GV giới thiệu một số đặc điểm của đất lâm nghiệp: chủ yếu là đồi trọc hay đất hoang có cây hoang dại mọc rậm , nhiều ổ sâu, bệnh.
HS trả lời câu hỏi:
? Trình bày qui trình làm đất hoang dại và làm đất tơi xốp?( SGK)
GV nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận
* Tạo nền đất gieo ươm cây rừng
GV giới thiệu trong sản suất lâm nghiệp thường có 2 cách tạo nền đất gieo ươm là: lên luống và đóng bầu đất
GV treo hình 36 SGK, mô tả kích thước luống đất và bầu đất, bón lót phân, cấu tạo của vỏ bầu và ruột bầu
? Vỏ bầu còn có thể làm bằng nguyên liệu nào? ( có thể làm bằng lá dừa, ống nứa, ống nhựa)
? Gieo hạt trên bầu đất có ưu điểm gì so với gieo hạt trên luống? ( phân bón và đất trong bầu không bị rửa trôi nên cây con luôn đủ thức ăn, đem bầu đất đi trồng không phải đánh cây nên bộ rễ không bị tổn thương, cây mầm có tỉ lệ sống và phát triển nhanh.)
HS trả lời câu hỏi GV nhận xét và rút ra kết luận
I.Lập vườn gieo ươm cây rừng
1. Điều kiện lập vườn gieo ươm
- Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại
- Độ PH từ 6 đến 7 (trung tính hay ít chua)
- Mặt đất bằng hay hơi dốc (từ 2 đến 4 độ)
- Gần nguồn nước và nơi trồng rừng
2. Phân chia đất trong vườn gieo ươm
( SGK)
II.Làm đất gieo ươm cây rừng
1. Dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp theo qui trình kĩ thuật sau:
Đất hoang hay
đã qua sử dụng
Dọn cây hoang dại
( dọn vệ sinh)
Cày sâu, bừa kĩ,
khử chua diệt ổ sâu,
bệnh hại
Đập và san phẳng đất
Đất tơi xốp
2. Tạo nền đất gieo ươm cây rừng
- Luống đất
- Bầu đất
4. Củng cố
- HS đọc ghi nhớ
- Nơi đặt vườn gieo ươm cây rừng cần có những đặc điểm gỉ?
- Từ đất hoang để có được đất gieo ươm, cần phải làm những công việc gì?
- Nêu cách tạo nền đất gieo ươm cây rừng?
5. Dặn dò
- Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK
- Chuẩn bị bài 24 SGK , ôn lại kiến thức bài 16
Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 16/11/2013
Ngày giảng:18/11/2013
Tiết 23 GIEO HẠT VÀ CHĂM SÓC VƯỜN GIEO ƯƠM CÂY RỪNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Biết cách kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm
- Hiểu được thời vụ, quy trình gieo hạt cây rừng
- Hiểu rõ công việc chăm sóc vườn gieo ươm
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống, sản xuất.
3. Thái độ
Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh phóng to hình 37, 38 SGK
- HS: Chuẩn bị bài trước ở nhà
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy cho biết làm vườn ươm phải chọn đất thế nào để cây non sinh trưởng tốt, giảm công vận chuyển?
? Làm thế nào biến đổi từ khu đất hoang thành vườn gieo ươm cây sinh trưởng tốt?
3. Bài mới:
Sau khi làm đất ở vườn ươm xong, cần gieo ươm và chăm sóc cây con như thế nào? Bài hôm nay sẽ giúp ta trả lời câu hỏi trên
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động1: Tìm hiểu các biện pháp kích thích hạt cây rừng nảy mầm
GV: yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Hạt nảy mầm được cần những điều kiện gì? (hút nước, hút ôxi, nhiệt độ mt thích hợp:
Thông báo: hạt cây rừng thường có vỏ cứng, dày rất khó hút nước
? Có cách nào làm cho hạt dễ hút nước để nảy mầm tốt?
HS: Đọc SGk trả lời trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận
? Lấy ví dụ có loại hạt nào ngâm ở 1000C mầm vẫn không chết và dễ nảy mầm? keo lá tràm, gấc)
? Cho 1 vài ví dụ để minh hoạ cho biện pháp xử lí hạt bằng nước ấm? (hạt dưa leo, hạt bí, hạt bầu)
? Mục đích cơ bản của biện pháp kĩ thuật xử lí hạt giống trước khi gieo? (làm mềm vỏ dày và cứng để dễ thấm nước và mầm dễ chui qua vỏ hạt, kích thích mầm phát triển nhanh và đều, diệt trừ mầm móng sâu, bệnh.
Hoạt động 2: Tiến hành gieo hạt
a/ thời vụ gieo trồng
GV: thông báo gieo hạt đúng thời vụ có tầm quan trọng quyết định tới số lượng cây mầm thu được
? Gieo hạt vào tháng nắng, nóng và mưa to (tháng 6 – ) có tốt không, tại sao? (không vì có nhiều hạt chết do khô héo, hạt bị rữa trôi, tốn công che nắng, che mưa, tốn công làm cỏ xơi đất)
? Tại sao ít khi gieo hạt vào các tháng giá lạnh?
b/ Quy trình gieo hạt
GV: cho HS quan sát hình 27 SGK nhắc lại các cách gieo hạt đã học ở phần trồng trọt
Hướng dẫn HS hiểu rõ hơn về mục đích của từng bước kĩ thuật:
? Tại sao phải sàng đất lấp hạt? (nhằm chống nắng, nóng, ngăn chặn rửa trôi hạt, chống chim ăn hạt, giữ ẩm cho đất)
? Bảo vệ luống gieo nhằm mục đích gì? (sau khi gieo hạt phải phun thuốc quanh luống gieo và vật liệu che phủ. Nhằm phòng trừ sâu, bệnh, chống chuột và côn trùng ăn hạt và hại cây mầm)
Hoạt động 3: Chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng
GV: cho HS quan sát hình 38a, b, c, d
? hãy cho biết những công việc chăm sóc ở vườn gieo ươm cây rừng là gì? Tác dụng của việc làm đó? (làm giàn che: giảm bớt ánh nắng; tưới nuớc: cây con đủ ẩm; xới xáo làm cỏ: đất tơi xốp, diệt cỏ;phun thuốc trừ sâu,bệnh)
? Hạt đã nứt nanh đem gieo nhưng tỉ lệ nảy mầm thấp, em có thể cho biết do những nguyên nhân nào?
I. Kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm
- Hạt giống cây rừng trước khi gieo trồng thường được kích thích bằng nước ấm, đốt, hoặc tác động bằng lực lên vỏ hạt
II. Gieo hạt
- Mùa gieo hạt cây rừng ở các tỉnh miền bắc từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, các tỉnh miền trung từ tháng 1 đến tháng 2 và các tỉnh miền nam từ tháng 2 đến tháng 3
- Quy trình gieo hạt: gieo hạt, lấp đất, che phủ, tưới nước và bảo vệ luống gieo
III. Chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng
- Công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng gồm: che mưa, nắng, tưới nước, bón phân, làm cỏ, xới đất, phòng trừ sâu, bệnh, tỉa cây để điều chỉnh mật độ
4. Củng cố và luyện tập
- Nêu các biện pháp kích thích hạt nảy mầm?
- Nêu các công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng?
5. Dặn dò
- Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK
- Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ như bài thực hành/63
Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 23/11/2013
Ngày giảng: 25/11/2013
Tiết 24 TRỒNG CÂY RỪNG.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết được thời vụ trồng rừng, kĩ thuật đào hố trồng cây rừng, quy trình trồng cây rừng bằng cây con
- Biết được thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng trồng cây rừng, chăm sóc và bảo vệ cây rừng
3. Thái độ:
- ý thức được nhiệm vụ của trồng rừng và bảo vệ rừng
II. Chuẩn bị:
- GV: tranh phóng to hình 41 – 44 SGK
- HS: nghiên cứu trước nội dung bài học trước ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy nêu các công việc chăm sóc cườn gieo ươm sau khi trồng?
3. Giảng bài mới:
GV giới thiệu bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: xác định thời vụ trồng rừng
GV thông báo: thời vụ trồng rừng ở các tỉnh phía Bắc là mùa Xuân và mùa Thu; Thời vụ trồng rừng ở các tỉnh miền Trung và miền Nam là mùa mưa
? Theo em cơ sở quan trọng để xác định thời vụ trồng rừng là gì?( khí hậu, thời tiết)
? Vì sao thời vụ trồng rừng ở phía Bắc và phía Nam lại khác nhau?( khí hậu, thời tiết khác nhau)
HS: trả lời câu hỏi ,Gv nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận
HĐ2: Tìm hiểu kĩ thuật làm đất trồng cây rừng
GV: yêu cầu HS nghiên cứu bảng số liệu ở trang 65 SGK, hãy cho biết, người ta thường đào hố trồng cây rừng có kích thước như thế nào?(30x30x30 hay 40x40x40 cm)
? kĩ thuật làm đất ở hố trồng cây như thế nào? HS: quan sát hình 41, đọc nội dung mục 2/66, trả lời câu hỏi , GV nhận xét bổ sung và rút ra kết luận
Hoạt động 3: Tìm hiểu kĩ thuật trồng rừng bằng cây con
GV: treo tranh 42 lên bảng và hỏi
? Trồng cây có bầu, người ta thực hiện theo quy trình như thế nào? (thực hiện quy trình 6 bước như hình vẽ)
? vì sao cần rạch bỏ vỏ bầu? (Rễ cây phát triển thuận lợi)
? Vì sao phải nén đất 2 lần? (đảm bảo chặt góc cây)
? Vì sao đất ở mặt hố cao hơn mặt đất? (khi tưới cây hay mưa, đất lún xuống là bằng mặt đất)
HS: quan sát hình 42 và trả lời câu hỏi, GV nhận xét, bổ sung và rút ra kiến thức
GV: tiếp tục cho HS quan sát hình 43 và nêu câu hỏi:
? Quy trình trồng cây con có bầu giống và khác quy trình trồng cây con không có bầu như thế nào? (Giống nhau: trồng trong hố có đất sẵn các bước làm giống nhau. Khác nhau: cây rễ trần không rạch vỏ, nén đất phải chú ý không làm đứt rễ, khi vun đất, giữ cây sao cho cây đứng, rễ không bị cong ngư
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_2_ban_hay.doc