Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Đoàn Thị Thu Trang

A. Mục tiêu:

* Kiến thức: Sau khi học song học sinh cần nắm được

 - Biết được thời vụ trồng rừng.

 - Biết cách đào hố trồng cây rừng.

 - Biết cách trồng cây gây rừng bằng cây con

 - Biết cách chăm sóc rừng sau khi trồng.

*Kỹ năng :

 - có những thao tác thành thạo trồng cây rừng và chăm sóc cây rừng.

 - Rèn luyện ý thức cẩn thận, chính xác và lòng hăng say lao động.

*Thái độ:

 - Có ý thức làm việc cẩn thận theo đúng quy trình.

B. Phương pháp:

 - Đặt và giải quyết vấn đề.

C.Chuẩn bị của GV - HS:

 - GV: Đọc SGK, tham khảo tài liệu thực tế địa phương, hình vẽ 41, 42 SGK và nghiên cứu nội dung bài 26

 - HS: Đọc SGK, liên hệ thực tế gia đình và địa phương.

 

doc88 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Đoàn Thị Thu Trang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20 Ngày soạn: 1/1/2012 Tiết: 28 Ngàu dạy: 3/1/2012 BÀI 25: Thực hành: GIEO HẠT VÀ CẤY CÂY VÀO BẦU ĐẤT A. Mục tiêu: * Kiến thức: Sau khi học song học sinh cần nắm được - Làm được các kỹ thuật gieo hạt và cấy cây vào bầu đất - Rèn luyện ý thức cẩn thận, chính xác và lòng hăng say lao động. - Có ý thức làm việc cẩn thận theo đúng quy trình. *Kỹ năng: - HS thành thạo các thao tác gieo hạt và cấy cây vào bầu đất ở vườn nhà * Thái độ: - Rèn luyện ý thức lao động,cẩn thận chính xác. B.Phương pháp: - Thực hành. C.Chuẩn bị của GV - HS: - GV: Đọc và nghiên cứu nội dung bài 25 - Chuẩn bị bầu đất, phân bón, xẻng, hạt giống. - HS: Đọc SGK xem cách cấy cây vào bầu đất ở địa phương. D. Tiến trình lên lớp:: 1. Ổn định tổ chức 2/: 2.Kiểm tra bài cũ(8’) Câu1: Em hãy cho biết các cách kích thích hạt giống cây rừng bằng đốt hạt và lực. Câu 2: Em hãy nêu thời vụ và quy trình gieo hạt cây rừng ở nước ta? 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức HĐ1.Tìm hiểu công việc thực hành.(3’) GV: Nêu mục tiêu bài thực hành GV: Kiểm tra vật liệu dụng cụ của học sinh, thời vụ gieo hạt, quy trình gieo hạt. GV: Nhắc nhở học sinh giữ gìn vệ sinh, khi tiếp xúc với đất, phân bón, an toàn lao động khi dùng dụng cụ. HĐ2.Tổ chức thực hành.(28’) GV: Hướng dẫn học sinh thao tác HS: Quan sát Bước1: Giáo viên giới thiệu quy trình gieo hạt vào bầu đấtbằng hình vẽ. GV: Làm mẫu các thao tác, trộn hỗn hợp đất và phân bón, đóng bầu đất, gieo hạt, che phủ và tưới nước luống bầu. Bước2: Cho hỗn hợp đất phân bón vào bầu. Bước 3: Gieo hạt Bước 4: Che phủ. HS: Quan sát tiến hành thao tác theo 4 bước. GV: Giới thiệu cách cấy cây con vào bầu đất sau đó thực hiện các thao tác mẫu. Bước 1: Giáo viên giới thiệu quy trình gieo hạt vào bầu đấtbằng hình vẽ. GV: Làm mẫu các thao tác, trộn hỗn hợp đất và phân bón, đóng bầu đất, gieo hạt, che phủ và tưới nước luống bầu. Bước 2: Cho hỗn hợp đất phân bón vào bầu. Bước 3: Cấy cây. Bước 4: Che phủ. HS: Thực hiện quy trình cấy cây vàầu đất. - I. Chuẩn bị. - Làm được các thao tác kỹ thuật theo quy trình gieo hạt vào bầu. II. Quy trình thực hành. 1.Gieo hạt vào bầu đất. Bước1: Trộn đất với phân bón tỉ lệ 88- 89% đất mặt. 10% phân hữu cơ ủ hoại và 1-2 % supe lân. Bước2: Cho hỗn hợp đất, phân vào bầu, nén chặt xếp thành hàng. Bước3: gieo hạt vào bầu ( 2-3 hạt) vào giữa bầu, lấp kín. Bước 4: Che phủ bằng rơm, rác mục, cắm cành lá tươi, tưới nước, phun thuốc. 2.Thực hành cấy cây con vào bầu đất. Bước 1: Trộn đất. Bước 2: Cho đất vào bầu Bước 3: Dùng dao tạo hốc giữa bầu đất, độ sâu, sâu hơn dễ, đặt bộ dễ thẳng đứng vào hốc - ép kín cổ dễ. Bước 4: Che phủ bằng giàn, cành lá tươi, cắm trên luống, tưới ẩm bằng hoa sen. 4.Kết thúc thực hành - HS: Thu dọ dụng cụ, vật liệu vệ sinh. - các nhóm đánh giá kết quả thực hành. - GV: Đánh giá kết quả của học sinh. - Tìm hiểu kỹ thuật trồng cây ở địa phương. 5. Hướng dẫn về nhà 1/: - Về nhà tiếp tục thao tác mẫu - Đọc và xem trước bài 26 chuẩn bị dụng cụ vật liệu cho bài sau. Tuần: 20 Ngày soạn: 1/1/2012 Tiết: 29 Ngàu dạy: 7/1/2012 BÀI 26,27: TRỒNG CÂY RỪNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG SAU KHI TRỒNG A. Mục tiêu: * Kiến thức: Sau khi học song học sinh cần nắm được - Biết được thời vụ trồng rừng. - Biết cách đào hố trồng cây rừng. - Biết cách trồng cây gây rừng bằng cây con - Biết cách chăm sóc rừng sau khi trồng. *Kỹ năng : - có những thao tác thành thạo trồng cây rừng và chăm sóc cây rừng. - Rèn luyện ý thức cẩn thận, chính xác và lòng hăng say lao động. *Thái độ: - Có ý thức làm việc cẩn thận theo đúng quy trình. B. Phương pháp: - Đặt và giải quyết vấn đề. C.Chuẩn bị của GV - HS: - GV: Đọc SGK, tham khảo tài liệu thực tế địa phương, hình vẽ 41, 42 SGK và nghiên cứu nội dung bài 26 - HS: Đọc SGK, liên hệ thực tế gia đình và địa phương. D.Tiến trình lên lớp:: 1. Ổn định tổ chức 2/: 2. Kiểm tra bài củ: ko 3. Bài mới; Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức HĐ1.Tìm hiểu về trồng cây rừng(20’) GV: Nêu mục tiêu của bài học để học sinh nắm vưỡng thời vụ trồng rừng, kỹ thuật làm đất trồng rừng GV: Các tỉnh miền bắc trồng rừng vào mùa đông và mùa hè có được không? tại sao? GV: Giới thiệu kích thước hố cây rừng, dựa trên hình vẽ trình bày các công việc đào hố trồng cây nơi đất hoang hoá. GV: Lưu ý .Đất màu trên mặt để riêng bên miệng hố. - Khi lấp cho lớp đất màu đã chộn phân xuống trước. GV: Tại sao khi đào hố phải phát quang ở miệng hố. HS: trả lời. GV: Khi lấp hố tại sao phải cho lớp đất màu đã chộn phân xuống dưới. HS: Trả lời GV: Cho học sinh quan sát hình 42 rồi giảng giải cách trồng rừng bằng cây con có bầu. GV: Tại sao trồng rừng bằng cây con có bầu được áp dụng phổ biến ở nước ta. HS: Trả lời GV: Tại sao trồng rừng bằng cách gieo hạt vào hố lại ít được áp dụng trong sản xuất? HS: Trả lời bị chim, côn trùng ăn GV: Tại sao vùng đồi núi trọc lâu năm nên trồng cây con có bầu hay dễ trần? Tại sao? HS: Trả lời ( Cây con có bầu vì trong bầu có dủ phân bón tơi xốp) HĐ2.Tìm hiểu những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng(20’) GV: Cần giải thích một số điểm. + Sau khi trồng rừng + Giảm chăm sóc rừng khi rừng khép tán GV: Tại sao khi trồng rừng từ 1-3 tháng phải chăm sóc ngay? HS: Trả lời. Gv: Tại sao việc chăm sóc lại giảm sau 3 đến 4 năm? HS: Do mức độ phát triển và khép tán của cây mà số lần chăm sóc/ năm giảm dần. GV: hướng dẫn cho học sinh tìm ra nguyên nhân làm cho cây rừng sau khi trồng sinh trưởng, phát triển chậm, thậm chí chết hàng loạt. HS: Cỏ dại chèn ép, đất khô, thiếu dinh dưỡng, thời tiết sấu GV: Hướng dẫn cho học sinh xem tranh nêu tên và mục đích của từng khâu chăm sóc. GV: Nêu lên một số chỉ tiêu kỹ thuật trong chăm sóc. - Mục đích và cách dào bảo vệ. - Cách phát quang và mục đích của nó. GV: Làm cỏ nhằm mục đích gì? làm như thế nào? HS: Trả lời GV: Nêu công việc xới đất, vun gốc cây – ý nghĩa? HS: Trả lời GV: Mục đích của việc bón phân là gì? HS: Trả lời GV: Tại sao phải tỉa, dặm cây? áp dụng như thế nào? HS: Trả lời A.Trồng cây rừng: I. Thời vụ trồng rừng. - Thời vụ gieo trồng thay đổi theo vùng khí hậu. Do đó mùa trồng rừng chính là: - Miền Bắc: Mùa xuân, mùa thu. - Miền trung và Miền nam: là mùa mưa. II. Làm đất trồng cây. 1.Kích thước hố. Loại Kích thước hố ( cm ) C. dài Crộng C. sâu 1 30 30 30 2 40 40 40 2.Kỹ thuật đào hố. - Vạc cỏ và đào hố, lớp đất màu để riêng nơi miệng hố III. Trồng rừng bằng cây con. 1.Trồng cây con có bầu. - Hình 42 (SGK). 2.Trồng cây con dễ trần. - Tạo lỗ trong hố - Đặt cây con - Lấp đất vào hố - Nén chặt đất - Vun gốc B.Chăm sóc rừng sau khi trồng: I. Thời gian và số lần chắm sóc. 1.Thời gian. - Sau khi trồng cây gay rừng từ 1 đến 3 tháng phải tiến hành chăm sóc cây. - Chăm sóc liên tục tới 4 năm. 2. Số lần chăm sóc. - Năm thứ nhất và hai mỗi năm chăm sóc 2- 3 lần. II. Những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng. * Mục đích: Tác động cho con người, nhằm tạo môi trường sống của cây, để cây có tỷ lệ sống cao được thể hiện qua nội dung chăm sóc sau: 1.Làm dào bảo vệ: - Trồng dứa, cây cốt khí bao quanh khu trồng rừng. 2.Phát quang. - Cây hoang dại chèn ép ánh sáng dinh dưỡng tạo thuận lợi cho cây sinh trưởng. 3.Làm cỏ. - Không để cỏ dại ăn mất màu - Làm sạch cỏ sung quanh gốc cây cách cây 0,6 đến 1,2 m. 4. Sới đất vun gốc cây. - Đất tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm cho đất. 5.Bón phân. - Bón ngay từ lần chăm sóc đầu, tăng thêm dinh dưỡng 6.Tỉa và dặm cây. - Tỉa bớt chỗ dày, dặm 4.Củng cố.(4’) GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. GV: Hệ thống tóm tắt bài học, học sinh nhắc lại. 5. Hướng dẫn về nhà 2/: - Học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK. - Đọc và xem trước bài 27 ( SGK ) tìm hiểu việc chăm sóc cây trồng ở địa phương ( Cây rừng, cây cảnh, cây ăn quả ). Tuần: 21 Ngày soạn: 8/1/2012 Tiết: 30 Ngàu dạy: 9/1/2012 Chương II: KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG. Bài: 28: KHAI THÁC RỪNG. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày được mục đích của việc khai thác rừng. - Nêu được đặc điểm của từng loại khai thác rừng, từ đó phân biệt từng loại khai thác rừng khác nhau, nêu được ưu nhược điểm của mỗi loại khai thác, điều kiện để thực hiện từng loại khai thác. - Trình bày được các biện pháp phục hồi rừng sau khai thác và vai trò của phục hồi rừng đối với việc bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. 2. Kĩ năng: - Từ đặc điểm và điều kiện của việc khai thác rừng, xác định được phương thức thích hợp để khai thác rừng trong điều kiện địa hình cụ thể mà phát triển tư duy lôgic và tư duy kĩ thuật của từng HS. 3. Thái độ: - Qua các biện pháp khai thác và phục hồi rừng mà học sinh có ý thức sử dụng hợp lí tài nguyên rừng hiện nay, đồng thời tăng thêm ý thức bảo vệ rừng. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án, bảng phụ, một số tranh ảnh về khai thác rừng. Tranh phóng to hình 45; 46; 47- SGK- 72 + 73. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Học bài, đọc trước bài mới - Tìm hiểu tài liệu và thực tế tình hình khai thác rừng ở Việt Nam (Loại khai thác gỗ, cường độ chặt hạ, tình hình rừng sau khi khai thác...) III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) a. Câu hỏi: Sau khi trồng ta cần chăm sóc cây rừng như thế nào? Trồng và chăm sóc rừng nhằm mục đích gì? b. Đáp án: * Sau khi trồng cần chăm sóc cây rừng bằng cách: +) Làm hàng rào bảo vệ +) Phát quang cây hoang dại. +) Làm cỏ quanh gốc cây trồng +) Xới đất, vun gốc +) Bón phân +) Tỉa và dặm cây * Trồng và chăm sóc rừng nhằm mục đích bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sản xuất, cung cấp lâm sản phục vụ đời sống con người. * Đặt vấn đề: (3’) Công việc khai thác rừng thời gian qua (Gỗ và các sản phẩm khác) đã làm cho rừng suy giảm mạnh cả về diện tích, chủng loại cây và chất lượng rừng. Nguyên nhân cơ bản là: Khai thác rừng bừa bãi, không đúng các chỉ tiêu kĩ thuật, khai thác rừng không chú ý tới tái sinh và phục hồi lại rừng. Muốn rừng luôn duy trì để bảo vệ môi trường, bảo vệ sản xuất, cung cấp đều đặn sản phẩm lâm sản cho con người. Vậy ta phải khai thác rừng như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp ta trả lời câu hỏi đó. 2. Bài mới: Phần hoạt động của thầy và trò Phần ghi bảng Hoạt động: Tìm hiểu các loại khai thác rừng GV:Người ta nói khai thác rừng là ta vào rừng chặt gỗ, lấy lâm sản cần thiết khác về dùng. Như vậy theo em đúng hay sai? Vì sao? HS:Đúng nhưng chưa đủ, chúng ta còn phải duy trì rừng. Kết luận và ghi bảng. GV: Bảng phụ bảng 2- SGK- 71, yêu cầu học sinh quan sát và tìm hiểu (T.g: 4’) HS:Nghiên cứu và tìm hiểu nội dung. GV:Khai thác dần có đặc điểm như thế nào? HS:Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 đến 4 lần khai thác, kéo dài từ 5 đến 10 năm. Rừng tự phục hồi bằng rừng tái sinh. GV:Khai thác chọn và khai thác trắng có đặc điểm như thế nào? Trả lời theo SGK. GV:Dựa vào bảng phân loại hãy chỉ ra các đặc điểm giống và khác nhau giữa các loại khai thác rừng? HS:-Giống: Đều là khai thác (Chặt cây), vẫn đảm bảo điều kiện phục hồi rừng. -Khác: Khai thác trắng là chặt hết cây trong 1 mùa chặt; Khai thác dần là chặt hết cây trong 3 đến 4 lần chặt, trong 5 đến 10 năm; Khai thác chọn là chọn chặt cây theo yêu cầu sử dụng. GV:Rừng ở nơi đất dốc lớn hơn 150, nơi rừng phòng hộ có khai thác trắng được không? Tại sao? HS:Trả lời, GV nhấn mạnh và ghi bảng. GV: Khai thác trắng mà không trồng rừng ngay có tác hại gì? HS: Nếu khai thác rừng mà không trồng rừng ngay sẽ có tác hại: diện tích rừng bị mất đi, đồi trọc phát triển sẽ không bảo vệ được môi truờng, bảo vệ sản xuất, không có sản phẩm lâm sản cung cấp cho con người. 2.Hoạt động: Tìm hiểu các điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam GV:Tình trạng rừng ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Yêu cầu học sinh: Thảo luận nhóm theo bàn (T.g: 5’) và trả lời. HS:Thảo luận và trả lời. Diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm mạnh, đồi trọc tăng nhanh, độ che phủ của rừng xanh ngày 1 thu hẹp, rừng phát triển chủ yếu trên đất dốc và ven biển. - Chất lượng rừng: Trước đây rừng rất nhiều cây gỗ tốt (Lim, táu, nghiến...) có đường kính lớn hơn 40cm chiếm 40-50% trữ lượng rừng. Rừng có trữ lượng gỗ khoảng 200- 300m3/ ha. Ngày nay hầu hết là rừng tái sinh, đã qua nhiều lần khai thác, cây gỗ tạp là thành phần chủ yếu và thấp bé, rừng có trữ lượng gỗ thường dưới 50m3/ ha. Rừng gỗ tốt và sản lượng cao chỉ còn ở đỉnh và dãy núi cao, dốc lớn. GV:Xuất phát từ tình hình rừng trên, việc khai thác rừng ở nước ta hiện nay nên theo các điều kiện nào? Chỉ ra các ĐK (SGK). GV ghi bảng. GV:Các điều kiện khai thác rừng trên đây nhằm mục đích gì? Suy nghĩ trả lời. Nhấn mạnh và ghi bảng. 3.Hoạt động: Tìm hiểu các biện pháp phục hồi rừng sau khai thác. GV:Theo em sau khi khai thác ta phải làm như thế nào để rừng sớm phục hồi và phát triển? GV:Sau khi khai thác trắng tình hình rừng như thế nào? HS:Cây gỗ không còn, cây tái sinh không nhiều, cây hoang dại phát triển. - Đất bị bào mòn, rửa trôi, rừng tự phục hồi khó khăn. GV:Sau khi khai thác dần và khai thác chọn tình hình rừng như thế nào? Cây gieo giống, cây con tái sinh nhiều, Đất vẫn được tán rừng che phủ, rừng có khả năng tự hồi phục. Qua đó hãy nêu các biện pháp phục hồi rừng sau khai thác? Nêu, giáo viên ghi bảng. I. Các loại khai thác rừng: - Khai thác rừng là thu hoạch lâm sản nhưng đồng thời phải đảm bảo điều kiện phục hồi rừng. - Các loại khai thác rừng: +) Khai thác trắng +) Khai thác dần +) Khai thác chọn Khai thác trắng rừng ở nơi đất có độ dốc lớn hơn 150 sẽ có tác hại là: Đất bị bào mòn, rửa trôi và thoái hoá. Về mùa mưa dòng chảy có khối lượng và tốc độ rất lớn nên gây ra lũ lụt. Việc trồng lại rừng gặp nhiều khó khăn. Rừng phòng hộ nhằm mục đích: Chống gió bão, điều hoà dòng chảy để chống lũ lụt, chống hnạ khô cho các dòng sông, chống gió và cố định cát ở vùng ven biển... Vì cậy rừng phòng hộ không được khai thác trắng. II. Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam: - Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng. - Rừng còn nhiều cây gỗ to, có giá trị kinh tế. - Lượng gỗ khai thác chọn < 35% lượng gỗ của rừng khai thác. * ĐK khai thác rừng trên đây nhằm mục đích: Duy trì, bảo vệ diện tích rừng hiện có, rừng có khả năng tự phục hồi và phát triển tốt, bảo vệ rừng đầu nguồn và bảo vệ đất, không phải trồng rừng lại. III.Phục hồi rừng sau khai thác - Sau khai thác trắng phải phục hồi rừng theo hướng nông, lâm kết hợp. - Sau khai thác dần và khai thác chọn phải phục hồi rừng theo hướng thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồi. 3. Củng cố và luyện tập: (5’) ? Qua bài em cần ghi nhớ những kiến thức gì? H. Phát biểu nội dung ghi nhớ. ? Yêu cầu 1- 2 học sinh đọc lại nội dung ghi nhớ. H. Thực hiện. 4. Hướng dẫn học ở nhà: (1’) - Học bài, trả lời theo câu hỏi cuối SGK - Đọc trước tiết 30: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng. - Tìm các ví dụ để minh hoạ cho tác hại của việc phá rừng và cháy rừng Tuần: 21 Ngày soạn: 8/1/2012 Tiết: 31 Ngày dạy: 14/1/2012 Bài 29: BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ và nuôi dưỡng rừng đối với việc giữ gìn và phát triển tài nguyên rừng. - Giải thích mục đích, biện pháp bảo vệ rừng. 2. Kĩ năng: - Nêu và giải thích được mục đích, đối tượng và biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng. - Nêu được mối quan hệ giữa bảo vệ và nuôi dưỡng rừng. 3. Thái độ: - Qua nội dung về bảo vệ, nuôi dưỡng rừng mà học sinh biết được cách bảo vệ, nuôi dưỡng rừng, đồng thời có ý thức bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Học bài, đọc trước bài mới - Tìm hiểu tài liệu về khoanh nuôi, phục hồi rừng, tác hại của việc phá rừng, nguyên nhân làm cho rừng suy giảm cả về số lượng và chất lượng. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) a. Câu hỏi: Nêu các loại khai thác rừng? Điều kiện khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam là gì? Các điều kiện khai thác đó nhằm mục đích gì? b. Đáp án: * Các loại khai thác rừng: +) Khai thác trắng +) Khai thác dần +) Khai thác chọn * Điều kiện khai thác rừng: - Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng. - Rừng còn nhiều cây gỗ to, có giá trị kinh tế. - Lượng gỗ khai thác chọn < 35% lượng gỗ của rừng khai thác. * ĐK khai thác rừng trên đây nhằm mục đích: Duy trì, bảo vệ diện tích rừng hiện có, rừng có khả năng tự phục hồi và phát triển tốt, bảo vệ rừng đầu nguồn và bảo vệ đất, không phải trồng rừng lại. * Đặt vấn đề: (3’) Rừng nước ta đang giảm nhanh về cả số lượng và chất lượng. Chính các hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu phá hoại rừng. Phá hoại rừng đã gây ra bao nhiêu khó khăn và thảm hoạ cho cuộc sống và sản xuất của xã hội. Bảo vệ và phát triển rừng, cũng có nghĩa là bảo vệ cuộc sống của cộng đồng dân cư. Vậy bảo vệ và khoanh nuôi rừng là làm như thế nào? Ta cùng nhau nghiên cứu nội dung bài hôm nay. Bài mới: Phần hoạt động của thầy và trò Phần ghi bảng Hoạt động tìm hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng GV: Nhắc lại tình hình rừng ở nước ta từ năm 1943 đến 1995 và nguyên nhân làm cho rừng suy giảm? HS: Diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm, diện tích đồi trọc còn quá lớn so với diện tích có thể trồng rừng. Năm 1943, rừng có trữ lượng gỗ 150m3/ha chiếm 70%, năm 1993 còn khoảng 10% diện tích rừng có trữ lượng 120m3/ha. Nguyên nhân: Do khai thác lâm sản tự do bừa bãi, khai thác kiệt nhưng không trồng rừng thay thế, đốt rừng làm nương, rẫy và lấy củi, phá rừng khai hoang,chăn nuôi . GV: Rừng bị phá hoại có tác hại gì đối với môi trường đất, nước, không khí, đối với việc bảo tồn giống nòi, đối với đời sống kinh tế và sản xuất? HS: Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, là một bộ phận quan trọng của môi trường sống, có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của xã hội. Những tác hại do phá rừng gây lũ lụt, dẫn đến tác hại ở nước ta trong những năm gần đây là rất lớn về kinh tế. Động, thực vật rừng ngày càng suy giảm và có nguy cơ bị tuyệt chủng, khí hậu ngày càng khác nghiệt, trái đất nóng lên. GV:Vậy việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng có ý nghĩa như thế nào? HS:Nêu ý nghĩa, giáo viên chốt lại và ghi bảng. Hoạt động: Tìm hiểu mục đích và các biện pháp bảo vệ rừng. GV:Bảng phụ bài tập: Những nội dung nào sau đây được coi là mục đích của bảo vệ rừng? a. Cấm hành động phá rừng b. Tổ chức định canh, định cư c. Giữ gìn tài nguyên thực vật d. Giữ gìn tài nguyên động vật e. Giữ đất rừng hiện có g. Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo bàn (T.g: 3’) HS:Các nhóm hoạt động, đại diện 1 nhóm trả lời, các nhóm khác bổ xung. GV:Chốt lại và tổng kết ghi bảng. GV:Muốn đạt được các mục đích trên ta phải áp dụng triệt để các biện pháp bảo vệ rừng. ?Theo em để bảo vệ rừng ta phải làm gì? Nêu theo ý hiểu. ?Những đối tượng nào được kinh doanh rừng? HS:Cơ quan lâm nghiệp của nhà nước, cá nhân hay tập thể được cơ quan chức năng giao đất, phải làm theo sự chỉ đạo của nhà nước. Chốt lại các biện pháp bảo vệ rừng. Hoạt động: Tìm hiểu khoanh nuôi rừng GV:Khoanh nuôi phục hồi rừng là 1 giải pháp lợi dụng triệt để khả năng tái sinh của rừng, kết hợp với các biện pháp bảo vệ, biện pháp kĩ thuật lâm sinh và trồng bổ sung để phục hồi rừng. Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm thảo luận về mục đích, đối tượng, biện pháp khoanh nuôi bảo vệ rừng (T.g: 6’) Hướng dẫn học sinh xác định đối tượng khoanh nuôi, phục hồi rừng. Các nhóm hoạt động, đại diện 1 nhóm trình bày kết quả. Chốt lại và ghi bảng. I. Ý nghĩa: Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, việc bảo vệ và khoanh nuôi phục hồi rừng có ý nghĩa sinh tồn đối với cuộc sống và sản xuất của nhân dân ta. II. Bảo vệ rừng: 1. Mục đích: - Giữ gìn tài nguyên động vật, thực vật và đất rừng hiện có. - Tạo điều kiện để phát triển rừng 2. Biện pháp bảo vệ rừng: - Tuyên truyền và xử lí những vi phạm luật bảo vệ rừng: Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy, lấn chiếm, mua bán lâm sản, săn bắn động vật rừng - Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng núi, phát triển kinh tế và tham gia tích cực bảo vệ rừng. - Cơ quan lâm nghiệp của nhà nước, cá nhân hay tập thể được cơ quan chức năng giao đất, phải làm theo sự chỉ đạo của nhà nước III. Khoanh nuôi phục hồi rừng 1. Mục đích: Tạo hoàn cảnh thuận lợi để các nơi đã mất rừng phục hồi lại rừng có sản lượng cao. 2. Đối tượng khoanh nuôi: Đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng còn khả năng phục hồi thành rừng, gồm có: +) Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang cond tính chất đất rừng +) Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30cm. 3. Biện pháp: Bảo vệ: Cấm chăn thả gia súc, chống chặt phá, tổ chức phòng cháy. - Phát dọn dây leo, bụi dậm, cuốc sới xung quanh gốc, trồng, dặm bổ xung. 3. Củng cố và luyện tập: (6’) ? Qua bài em cần ghi nhớ những kiến thức gì? H. Trả lời theo nội dung ghi nhớ- SGK- 77 G. Chốt lại kiến thức toàn bài như ND ghi nhớ ? Yêu cầu 1- 2 học sinh đọc lại nội dung ghi nhớ. H. Thực hiện. ? Yêu cầu 1 học sinh đọc mục có thể em chưa biết? H. Thực hiện. 4. Hướng dẫn học ở nhà: (1’) - Học bài, trả lời các câu hỏi cuối SGK- 77 - Đọc mục “ Có thể em chưa biết” - Làm đề cương ôn tập theo câu hỏi ôn tập - SGK- 79 - Đọc trước tiết 31: Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi. ************************************************** Ngày soạn: 16/01/2011 Ngày giảng: 18/01/2011. Lớp 7A1 Ngày giảng: 27/01/2011. Lớp 7A2 Phần III: CHĂN NUÔI. Chương I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI Tiết 31: VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu và nêu được vai trò của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân. 2. Kĩ năng: - Trình bày được một số nhiệm vụ phát triển chăn nuôi của nước ta trong thời gian tới. 3. Thái độ: - Có thái độ và ý thức học tập tốt nội dung kiến thức về kĩ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và vận dụng vào công việc chăn nuôi tại gia đình. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV, một số tài liệu minh hoạ về sản lượng sản phẩm chăn nuôi phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài mới III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: (0’) * Đặt vấn đề: (5’) Chăn nuôi là 1 trong 2 ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Chăn nuôi và trồng trọt luôn hỗ trợ nhau phát triển. Phát triển chăn nuôi toàn diện trên cơ sở đẩy mạnh chăn nuôi trang trại và gia đình để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thực phẩm ngày càng lớn của nhân dân và xuất khẩu. Chăn nuôi là một ngành sản xuất nông nghiệp có chức năng chuyển hoá những sản phẩm của trồng trọt và phế, phụ phẩm một số ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thành sản phẩm vật nuôi có giá trị cao. Vậy sản phẩm của ngành chăn nuôi bao gồm những gì? Trong chăn nuôi người ta thường nuôi những con vật nào? Nhằm mục đích gì? Liên hệ với địa phương? Trong thời gian tới, nhiệm vụ của ngành chắn nuôi nước ta phải làm những việc gì? Để trả lời cho các câu hỏi đó, ta cùng nhau tìm hiểu bài hôm nay. 2. Bài mới: Phần hoạt động của thầy và trò TG Phần ghi bảng ? H ? H ? H ? H ? H H G ? H ? H ? H G ? G ? H ? H ? H ? H ? H ? H Yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu mục I- SGK- 81? Thực hiện. Chăn nuôi cung cấp những loại thực phẩm gì? Cung cấp thịt, trứng, sữa...... Các sản phẩm này có vai trò gì trong đời sống? Làm thức ăn, thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hiện nay có còn cần sức kéo từ vật nuôi không? Em biết những loại vật nuôi nào có thể cho sức kéo? Trả lời. Ngoài vai trò về cung cấp thực phẩm, sức kéo thì chăn nuôi còn có vài trò gì khác nữa? Chăn nuôi cung cấp cho ngành trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi một số loài thuỷ sản .... số lượng phân bón rất lớn, chất lượng tốt. Chăn nuôi còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ các sản phẩm như: Lông gia cầm, sừng, da, ... Giới thiệu thêm: Con thỏ, chuột bạch... là những vật nuôi có giá trị trong nghiên cứu khoa học, tạo vắc xin, huyết thanh phục vụ cho ngành thú y và y tế.... Tóm lại chăn nuôi có các vai trò gì? Trả lời, giáo viên chốt lại và ghi bảng. Giữa ngành chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hỗ trợ nhau như thế nào? Chăn nuôi cung cấp phân bón, sức kéo cho trồng trọt, trồng trọt cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (Rau, thân, lá cây.....) Làm thế nào để giữ vệ sinh môi trường khi sử dụng phân chuồng bón ruộng? Trước khi bón phân vào ruộng ta phải ủ phân. Nói tóm lại chăn nuôi góp phần tăng thu nhập cho kinh tế gia đình, sử dụng hợp lí sức lao động (Trẻ em chăn trâu, bò...) Nước Việt Nam chúng ta đang là một nước nông nghiệp, vậy nhiệm vụ của ngành chăn nuôi nước ta trong những năm tới như thế nào? Bảng phụ sơ đồ 7- SGK- 82. Yêu cầu học sinh quan sát và tìm hiểu. Ngành chăn nuôi nước ta có mấy nhiệm vụ? Đó là những nhiệm vụ gì? Suy nghĩ và trả lời. Theo em phát triển chăn nuôi toàn diện là như thế nào? Đa dạng về loài vật nuôi, đa dạng về quy mô chăn nuôi: Nhà nước, trang trại (Tập thể hay tư nhân) và gia đình (Chăn nuôi nhỏ, tận dụng thức ăn

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_2_doan_thi_thu_t.doc