Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Trường THCS Hòa Trạch

I- Mục tiêu bài dạy:

 Học xong bài này học sinh phải nắm được:

 Trình bày được khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

 Phân biệt được các đặc điểm của quá trình sinh trưởng, phát dục của vật nuôi.

 Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát dục của vật nuôi, từ đó có thể vận dụng vào thực tiển chăn nuôi gia đình .

II- Chuẩn bị:

 1- Chuẩn bị nội dung :

- Nghiên cứu SGK, sách giáo viên bài 32.

- Các tài liệu liên quan đến ngành chăn nuôi.

 2 - Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

 - Sơ đồ 8 phóng to.

 - Các bảng số liệu tham khảo

 - Phiếu học tập phục vụ dạy học và kiểm tra.

III- Hoạt động dạy học:

 1. ổn định tổ chức lớp

 2. Kiểm tra bài củ :

 - Em hãy cho biết vai trò của chăn nuôi trong nền kinh tế nước ta ?

 - Thế nào là giống vật nuôi ? Giống có vai trò như thế nào ?

 3. Bài mới :

 GV nêu vấn đề : Sự phát triển của vật nuôi từ lúc còn là hợp tử đến khi thành cá thể non đến trưởng thành rồi già cổi diển ra rất phức tạp nhưngtuân theo những quy luật nhất định. Bài hôm nay chúng ta sẻ tìm hiểu những kiến thức cơ bản về quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi và mối quan hệ khăng khít giữa sinh trưởng và phát dục .

 

doc37 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Trường THCS Hòa Trạch, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: - 01 - 2011 Ngày giảng: - 01 - 2011 Phần II: chăn nuôi Chương I : đai cương về kĩ thuật chăn nuôi Tiết:31 - 32: Bài 30.Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi Bài 31 . giống vật nuôi I- Mục tiêu bài dạy: Học xong bài này học sinh phải: Nêu được vai trò của nghành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân và kinh tế địa phương. Trình bày được một số nhiệm vụ phát triển chăn nuôi của nước ta trong thời gian tới. Có thái độ và ý thức học tập tốt nội dung kiến thức về kỷ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm và vận dụng vào công việc chăn nuôi tại gia đình. Nêu được khái niệm của giống vật nuôi, điều kiện đẻ công nhận là một giống vật nuôi, cơ sở khoa học để phân loại giống vật nuôi. Xác định được vai trò và tầm quan trọng của giống vật nuôi đối với năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. II- Chuẩn bị: 1- Chuẩn bị nội dung : Nghiên cứu SGK, sách giáo viên bài 30,31 Các tài liệu liên quan đến ngành chăn nuôi. 2 - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Phóng to sơ đồ 7 SGK - Hình vẽ , tranh ảnh về các giống gia súc,gia cầm phổ biến . III- Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp 2. Bài mới: GV giới thiệu : Chăn nuôi là một nghành sản suất nông nghiệp có chức năng chuyển hóa những sản phẩm của trồng trọt và phế phụ phẩm một số nghành công nghiệp chế biến thực phẩm thành sản phẩm vật nuôi có giá trị cao.Vậy sản phẩm của nghành chăn nuôi bao gồm những gì? người ta thường nưôi những vật nuôi nào ? nhiệm vụ của nghành chăn nuôi nước ta là gì ? Bài hôm naychúng ta sẻ nghiên cứu nội dung này. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Vai trò của chăn nuôi GV nêu câu hỏi : Hãy nêu vai trò của chăn nuôi ? GV kết luận: - Giữa nghành chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ nào? Hỗ trợ nhau thế nào ? - Quan sát hình 50 để xác định vai trò của chăn nuôi. Nghành chăn nuôi cung cấp: Thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người ( thịt, trứng, sữa ) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Cung cấp nguyên liệu cho nghành công nghiệp nhẹ ( lông gia cầm, sừng, da,xương, ché biến thịt, trứng sữa ,vắc xin). Cung cấp phân bón (số lượng tốt , chất lượng tốt) cho nghành trồng trọt,lâm nghiệp và chăn nuôi một số loài thủy sản. - Cung cấp sức kéo cho trồng trọt( cày, bừa) và giao thông vận tải( trâu bò kéo) thể thao( ngựa) Chăn nuôi góp phần tăng thu nhập cho kinh tế gia đình, sử dụng hợp lí sức lao động( trẻ em chăn trâu bò) Tận dụng được sản phẩm của nghành trồng trọt( rau, thân lá cây, cám, rơm rạ . . .) Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ phát triển của nghành chăn nuôi trong thời gian tới Gv theo sơ đồ 7 hướng dẩn học sinh quan sát và tìm hiểu: - Nghành chăn nuôi có mấy nhiệm vụ ? - Nội dung cụ thể của những nhiệm vụ đó là gì ? HS quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi : - Có 3 nhiệm vụ cơ bản của nghành chăn nuôi: Nhiệm vụ 1: Phát triển chăn nuôi toàn diện . Đa dạng về loại vật nuôi . Đa dạng về quy mô chăn nuôi Nhiệm vụ 2 : Chuyển giao tiến bộ kỷ thuật cho nhận dân. . Thức ăn hổn hợp . Giống nhập ngoại . Thuốc phòng bệnh cho vật nuôi Nhiệm vụ 3 : Tăng cường đầu tư nghiên cứu và quản lí. . Đào tạo cán bộ phục vụ cho nghành chăn nuôi như bác sỉ thú y, kỷ sư chăn nuôi,... . Cho nhân dân vay vốn để phát triển chăn nuôi theo vùng, theo quy hoạch chung của địa phương và cả nước Hoạt động 3. Tìm hiểu thế nào là giống vật nuôi và vai trò của chúng - Thế nào là giống vật nuôi ? - Các giống vật nuôi có đặc điểm gì về nguồn gốc xuất xứ ? Đặc điểm ngoại hình ,thể chất và tính năng sản xuất của những con vật khác giống như thế nào ? - Vật nuôi được phân loại như thế nào ? - Để được công nhận là giống vật nuôi cần phải có điều kiện gì ? - Vậy giống có vai trò như thế nào ? - Quan sát tranh vẽ và điển từ vào các mạnh đề còn thiếu để biết được khái niệm về giống vật nuôi. - HS trả lời: Giống vật nuôi là những con vật có cùng nguồn gốc về đặc điểm di truyền, có cùng đặc điểm ngoại hình, thể chất và tính năng sản xuất. - Được phân loại theo các tiêu chí sau : + Theo địa lí + Theo hình thái ngoại hình + Theo múc độ hoàn thiện giống + Theo hướng sản xuất - Để được công nhận là giống vật nuôi cần : . Có chung nguôn gốc . Có đặcđiểm ngoại hình và năng xuất giống nhau . Có đặc điểm di truyền ổn đinh. - Giống vật nuôi quyết định năng suất ( số lương) và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. 3. Tổng kết bài học : _ Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK, trang 82 - Dùng phiếu học tập để đánh giá cuối giờ học Hãy đánh dấu X vào thể hiện các nhiệm vụ của nghành chăn nuôi. Cung cấp thịt trứng , sửa cho con người Tăng cường đầu tư cho nghiên và quản lí Cung cấp nguyên liệu cho nghành công nghiệp nhẹ Phát triển chăn nuôi toàn diện. 4. Công việc về nhà : - Yêu cầu HS đọc trước bài 32 SGK. - Trả lời câu hỏi trong SGK và vỡ bài tập. - Làm bài tập ở nhà : Hãy tìm hiểu đặc điểm một số giống vật nuôi ở que hương em theo bảng mẩu sau: Tên giống vật nuôi Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất ( Sản phẩm chăn nuôi) ------------------------------ Rút kinh nghiệm giờ dạy : .............................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: - 01 - 2011 Ngày giảng: - 01 - 2011 Tiết:33 Bài 32 . Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi I- Mục tiêu bài dạy: Học xong bài này học sinh phải nắm được: Trình bày được khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Phân biệt được các đặc điểm của quá trình sinh trưởng, phát dục của vật nuôi. Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát dục của vật nuôi, từ đó có thể vận dụng vào thực tiển chăn nuôi gia đình . II- Chuẩn bị: 1- Chuẩn bị nội dung : Nghiên cứu SGK, sách giáo viên bài 32. Các tài liệu liên quan đến ngành chăn nuôi. 2 - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Sơ đồ 8 phóng to. - Các bảng số liệu tham khảo - Phiếu học tập phục vụ dạy học và kiểm tra. III- Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài củ : - Em hãy cho biết vai trò của chăn nuôi trong nền kinh tế nước ta ? - Thế nào là giống vật nuôi ? Giống có vai trò như thế nào ? 3. Bài mới : GV nêu vấn đề : Sự phát triển của vật nuôi từ lúc còn là hợp tử đến khi thành cá thể non đến trưởng thành rồi già cổi diển ra rất phức tạp nhưngtuân theo những quy luật nhất định. Bài hôm nay chúng ta sẻ tìm hiểu những kiến thức cơ bản về quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi và mối quan hệ khăng khít giữa sinh trưởng và phát dục . Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi GV: Treo bảng 28 SGK và hướng dẩn HS cùng đọc nội dung số liệu . GV kết luận : - Nhìn vào hình 54 mào con ngan lớn nhất có đặc điểm gì ? - GV kết luận : a. Khái niệm về sự sinh trưởng: HS: Đọc nội dung mục 1 trang 86 SGK Quan sát hình 54 trong SGK Phát biểu ý kiến tranh luận với nhau. - Sinh trưởng là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của cơ thể và các bộ phận của cơ thể con vật. Sinh trưởng do cơ chế phân chia tế bào. Tế bào được sinh ra giống tế bào đã sinh ra nó. b. Khái niệm về phát dục: HS: Quan sát hình 54 và đọc mục 2 trang 87 SGK để trả lời câu hỏi của giáo viên: - Mào rỏ hơn con thứ 2 và có màu đỏ, đó là đặc điểm con ngan đã thành thục sinh dục. - Các đặc điểm đó thể hiện sự phát dục của con vật . ở con cái cùng với sự phát triển của cơ thể, buồng trứng sinh trưởng đến lúc trưởng thành,đó là sự phát dục bưồng trứng. HS: Làm bài tập trang 87 SGK vào vỡ bài tập hoặc lên bảng. Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - GV treo bảng 29 lên cho học sinh đọc. - Nêu ví dụ về sự sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn của con gà ? - Treo bảng 30, hướng dẩn HS đọc. a. Sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn - HS đọc sơ đồ 8 trang 87 SGK - Phôi trong trứng Phát triển phôi khin ấp trứng(21 ngày) gà con ( 1-6 tuần)gà dò(7-14 tuần) Gà trưởng thành . b. Sinh trưởng phát dục không đồng đều: Đọc sơ đồ sau đó kết luận : -Trong quá trình phát triển của vật nuôi, sự sinh trưởng và phát dục không đồng đều về : . Khả năng tăng trọng . Không đồng đều về sự phát triển các cơ quan bộ phận . Không đồng đều về khả năng tích lũy mỡ. . . Hoạt động 3. Tìm hiểu các yếu tố tác động đén sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Treo bảng 28 SGK - Hỏi:Muốn chăn nuôi đạt năng suất cao cần làm gì? Gv kết luận: Năng suất chăn nuôi là quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - Muốn chăn nuôi đạt năng suất cần phải có giống tốt và kỷ thuật nuôi tốt. 4. Tổng kết bài học : - Cho HS đọc nội dung phần ghi nhớ. - Trả lời câu hỏi ở cuối bài 5. Công việc về nhà : - Làm bài tập vào vỡ bài tập - Xác định đặc điểm sinh trưởng và phát dục của con vật: a. Con bò b. Con gà --------------------------------- Rút kinh nghiệm tiết dạy: ....................................................................................................... Ngày soạn: - 01 - 2011 Ngày giảng: - 01 - 2011 Tiết:34 Bài 33 . một số phương pháp chọn lọc Và quản lí giống vật nuôi I- Mục tiêu bài dạy: Học xong bài này học sinh phải nắm được: Giải thích được khái niệm về chọn lọc giống vật nuôi. Nêu được phương pháp chọn lọc hàng loạt và kiểm tra cá thể để chọn giống vật nuôi. Trình bày được ý nghĩa, vai trò và các biện pháp quản lí tốt giống vật nuôi. Có thể vận dụng chọn một số vật nuôi ở địa phương để gia đình chăn nuôi. II- Chuẩn bị: 1- Chuẩn bị nội dung : Nghiên cứu SGK, sách giáo viên bài 33. Các tài liệu liên quan đến ngành chăn nuôi. 2 - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - GV tham khảo một vài biểu bảng về tiêu chuẩn vật nuôi. - Phiếu học tập phục vụ dạy học và kiểm tra. III- Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài củ : - GV kiểm tra kết quả làm bài tập ở nhà. 3. Bài mới : GV giới thiệu: Muốn chăn nuôi đặt kết quả cao, người chăn nuôi phải duy trì công tác chọn lọc để giữ lại những con tốt nhất đóng góp tối đa cho thế hệ sau và loại bỏ những con có nhược điểm, việc đố gọi là chọn giống. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm” Thế nào là chọn giống vật nuôi” GV: Chọn giống là hình thức chọn lọc nhân tạo do con người tiến hành, nhằm giữ lại những vật nuôi tốt nhất, phù hợp yêu cầu sản xuất để làm giống. GV hỏi: Mục đích chọn giống vật nuôi để làm gì ? - Muốn chọn Lợn, Gà tốt thì chọn như thế nào ? - GV kết luận : HS: Lắng nghe giáo viên giới thiệu , và trả lời câu hỏi. - Chọn những con có ngoại hình, thể chất và khả năng sản xuất cao,đáp ứng được mục đích của người chăn nuôi. - HS quan sát bảng 32, 33 để tìm hiểu ghép nội dung theo yêu cầu . Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những con vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi . Hoạt động 2: Tìm hiểu một số phương pháp chọn giống vật nuôi GV:Căn cứ mục đích sản xuất,chỉ tiêu kỷ thuật của vật nuôi từng thời kỳ rồi chọn giống và nuôi đồng loạt. GV phát phiếu cho HS: GV kết luận: Sau khi HS chọn lợn xong, GV kết luận : a, Thế nào là chọn lọc hàng loạt: - Đọc suy nghĩ rồi ghép nội dung cho các mục,1,2,3,4,5 với nội dung các mục a,b,c,d,e. - Báo cáo kết quả hoạt động của mình. Căn cứ tiêu chuẩn từng giống Lợn trong đàn lợn những con nào đạt tiêu chuẩn thì chọn để nuôi đồng loạt. b, Tìm hiểu phương pháp kiểm tra năng suất: Qua ví dụ trong phiếu học tập HS vừa tham gia chọn giống những con giống được chọn sẻ nuôi dưỡng một thời gian khoảng 6 tháng, với điều kiện như nhau rồi căn cứ tiêu chuẩn lợn giống chọn và giử lại những con tốt nhất để làm giống giọ là kiểm tra năng suất. -Phương pháp kiểm tra năng suất có độ chính xác cao hơn phương pháp chọn lọc hàng loạt, nhưng khó thực hiện hơn phương pháp chọn lọc hàng loạt. Hoạt động 3: Tìm hiểu mục đích và những công việc quản lí giống vật nuôi Hỏi:Quản lí giống vật nuôi nhằm mục đích gì?Các biện pháp quản lí giống vật nuôi. HS trả lời , tranh luận với nhau và kết luận : - Mục đích quản lí giống vật nuôi là để giữ vửng và nâng cao chất lượng giống vật nuôi. - Nội dung gồm có các biện pháp trong sách đã nêu. HS nhắc lại các biện pháp đó. 4 . Tổngkết bài học : - HS đọc lại phần ghi nhớ. - Củng cố thông qua câu hỏi ở cuối bài. 5 . Công việc về nhà: - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa vào vỡ. - Đọc trước bài 34 SGK. - Làm bài tập ở vở bài tập. - Hỏi ông , bà , cha , mẹ : Chọn trâu tốt theo kinh nghiệm : “ Sừng cánh ná,dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, tai lá mít, đích lông bàn”. Câu này có ý nghĩa gì ? --------------------------------- Rút kinh nghiệm tiết dạy : ............................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: -02-2011 Ngày giảng: - 02 -2011 Tiết:35 Bài 34 . nhân giống vật nuôi I- Mục tiêu bài dạy: Học xong bài này học sinh phải nắm được: Giải thích được khái niệm chọn đôi giao phối, nêu được mục đích và các phương pháp chọn đôi giao phối trong chăn nuôi gia súc gia cầm. Nêu được mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng. Phân biệt được một số phương pháp nhân giống trong thực tế chăn nuôi ở địa phương . II- Chuẩn bị: 1- Chuẩn bị nội dung : Nghiên cứu SGK, sách giáo viên bài 34 Các tài liệu liên quan đến ngành chăn nuôi. 2 - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ một số giống gia súc gia cầm quen thuộc. - Phiếu học tập phục vụ dạy học . III- Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài củ : - Cho học sinh trả lời câu hỏi trong SGK hoặc trình bày vấn đề “chọn trâu tốt” các học sinh đã chuẩn bị ở nhà. 3. Bài mới : GV giới thiệu bài: Trong chăn nuôi muốn duy trì và phát huy đặc điểm tốt củng như số lượng cácgiống vật nuôi, người căn nuôi phải cọn con đực tốt cho lai với những con cái tốt có thể cùng giống hay khác giống sử dụng con con lai để chăn nuôi lấy sản phẩm hoặc tiếp tục tạo giống mới ... gọi là nhân giống vật nuôi. Một trong những việc làm đầu tiên của người chăn nuôi trong nhân giống là chọn phối. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chọn phối . Phân biệt phương pháp chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống Gv hỏi : Muốn đàn vật nuôi con có những đặc điểm tốt của giống thì vật nuôi bố mẹ phải như thế nào ? - Làm thế nào để phát hiện con giống tốt ? - Sau khi chọn được người chăn nuôi phải tiết tục làm gì để tăng về số lượng vật nuôi ? GV kết luận : - Yêu cầu HS đọc phần 2 trang 91 SGK . Hỏi: - Khi đã có một giống vật nuôi tốt , làm thế nào để tăng số lượng cá thể của giống đó lên? Gv kết luận: HS đọc mục 1 trang 91 SGK.và trả lời câu hỏi: - Vật nuôi bố mẹ phải là giống tốt. - Chúng ta phải chọn lọc. - Sau khi chọn được con đực và con cái tốt , cần ghép đôi cho sinh sản để tăng số lượng vật nuôi. Người chăn nuôi chọn con đực tốt ghép đôi với con cái tốt cho sinh sản gọi là chọn phối. HS:Tìm ví dụ chọn phối gà , lợn , ngan , ngỗng - Cho con đực và con cái đó giao phối để sinh con nhằm tăng nhanh về số lượng cá thể. Trong chăn nuôi có các phương pháp chọn phối: Chọn phối cùng giống là chọn và ghiép đôi những con cùng giống cho sinh sản nhằm tăng về số lượng cá thể . Chọn phối khác giống nhằm mục đích tạo ra những giống mới mangđặc điểm của cả hai giống khác nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu mục điách và phương pháp nhân giống thuần chủng GV yêu cầu học sinh đọc mục II trang 91 SGK và hỏi : -Nhân giống thuần chủnglà gì ? - Mục đích của nhân giống thuần chủng ? - Phương pháp nhân giống thuần chủng ? - Kết quả nhân giống thuần chủng ? HS đọc xong thảo luận và trả lời câu hỏi của GV: - NHân giống thuần chủng là hình thức chọn phối cùng giống. - Nhằm tăng số lượng cá thể. - Củng cố đặc điểm tốt của giống. + Chọn cá thể đực cái tốt của giống + Cho giao phối để sinh con + Chọn con tốt trong đàn con nuôi lớn. - Tăng số lượng cá thể, củng cố chất lượng giống 4. Tổng kết bài học : - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. - HS trả lời các câu hỏi ở cuối bài - Làm bài tập trang 92 SGK và vở bài tập 5 . Công việc ở nhà : - Đọc trước bài 35 SGK - Sưu tầm tranh ảnh các giống vật nuôi phục vụ bài thực hành. + Gà, vịt, ngan, ngỗng. + Lợn ( Nội , ngoại ) + Trâu , bò và các vật nuôi khác mà địa phương em có nhiều. ------------------------ Rút kinh nghiệm tiết dạy : .............................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: 15 -02 -2011 Ngày giảng: 17 - 02 - 2011 Tiết:36 Bài 37 . thức ăn vật nuôi I- Mục tiêu bài dạy: Học xong bài này học sinh phải nắm được: Xác định được tên một số loại thức ăn quen thuộc với gia súc gia cầm. Xác định được nguồn gốc một số loại thức ăn quen thuộc của gia súc, gia cầm. Gọi được tên các thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi . II- Chuẩn bị: 1- Chuẩn bị nội dung : Nghiên cứu SGK, sách giáo viên bài 37 Các tài liệu liên quan đến ngành chăn nuôi. 2 - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ 63,64,65 phóng to. III- Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài củ : - Gọi HS lên trả lời các câu hỏi về cách đo các chiều để kiểm tra ngoại hình của gà và lợn. 3. Bài mới : GV giới thiệu bài: Thức ăn vật nuôi là nguồn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng când thiết cho mọi hoạt động sống của con vật như sinh trưởng, phát triển, và sản xuất ra sản phẩm: thịt , trứng , sữa. Vậy thức ăn vật nuôi là gì ? Nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu . Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm khái niệm thức ăn vật nuôi Gv hỏi : - Vật nuôi đang ăn gì ? Sau khi HS trả lời GV chốt lại: HS Quan sát hình 63 để trả lời câu hỏi: - Con trâu đang ăn rơm, con gà đang ăn thóc, con lợn đang ăn cám , thức ăn tổng hợp... Mổi con vật chỉ ăn được loại thức ăn phù hợp với đặc điểm hệ tiêu hóa của chúng: + Gà thích ăn ngô lúa, sâu bọ . . . +Trâu ,Bò chỉ ăn thức ăn thực vật +Lợn là động vật ăn tạp( ăn cả thực vật lẩn động vật) +Trâu bò không ăn thịt cá như Lợn. Lợn lại không ăn được rơm khô như trâu bò. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguồn gốc thức ăn vật nuôi Gv yêu cầu HS đọc nội dung mục 2. - GV kết luận: HS đọc nội dung múc 2 và quan sát hình 64. Từ hai nguồn thông tin đó làm bài tập sau: Bảng 42. Phân loại thức ăn theo nguồn gốc Nguồn gốc Tên các loại thức ăn Thực vật Động vật Chất khoáng - Học sinh báo cáo kết quả Căn cứ vào nguồn gốc, chia thức ăn vật nuôi thành 3 loại: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc thực vật, thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ động vật và thức ăn vật nuôi có nguồn gốc là các chất khoáng. Hoạt động 3: Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của thức ăn - Sau khi HS làm xong bài tập báo cáo kết quả GV chốt lại : HS đọc mục II Trang 100 và 101 SGK Quan sát hình 65 đọc bảng 4 và làm bài tập. Ký hiệu hình tròn Tên thức ăn vật nuôi Hình tròn a Hình tròn b Hình tròn c Hình tròn d Hình tròn e + Thành phần dinh dưỡng thức ăn vật nuôi gồm 5 thành phần chủ yếu: Protein,lipít,gluxit, nước, khoáng và vitamin. + Mổi loại thức ăn có tỉ lệ thành phần này khác nhau 4 . Tổng kết bài học: - GV cho học sinh đọc phần ghi nhớ ở SGK. - Trả lời các câu hỏi ở cuối bài. 5 . Công việc về nhà: - Làm bài tập ở vỡ bài tập. - Đọc trước bài 38 - Hoàn thành viết nội dung trả lời câu hỏi cuối bài vào vỡ bài tập. ---------------------------- Rút kinh nghiệm tiết dạy : .............................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: 19 - 02- 2011 Ngày giảng: 21 - 02 - 2011 Tiết:37 Bài 38 . vai trò của thức ăn đối với vật nuôi I- Mục tiêu bài dạy: Học xong bài này học sinh phải nắm được: Trình bày được quá trình tiêu hóa và hấp thụ các thành phần dinh dưỡng của thức ăn trong ống tiêu hóa của vật nuôi. Nêu được vai trò quan trọng của thức ăn đối với quá trình sinh trưởng phát dục và tạo ra sản phẩm chăn nuôi của gia súc gia cầm. II- Chuẩn bị: 1- Chuẩn bị nội dung : Nghiên cứu SGK, sách giáo viên bài 38 Các tài liệu liên quan đến ngành chăn nuôi. 2 - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Phóng to bảng 5 và bảng 6 SGK III- Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài củ : - Em hãy cho biết thức ăn vật nuôi có nguồn góc như thế nào? - Thành phần chủ yếu của thức ăn cho vật nuôi là gì? 3. Bài mới : GV giới thiệu bài: Sau khi tiêu hóa thức ăn, cơ thể vật nuôi sử dụng để tạo nên các cơ quan trong cơ thể, tạo năng lượng duy trì nhiệt độ và các hoạt động, tạo ra sản phẩm chăn nuôi ... Vậy thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào? Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi ra sao ? Đó chính là nội dung bài học hôm nay . Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn vật nuôi GV yêu cầu HS đọc kĩ bảng 5 SGK và hỏi : -Cầm 1 Kg thịt Lợn trong tay em hãy cho biết prôtein thuộc phần nào ? - Vậy các chất đó khi vào dạ dày và ruột tiêu hóa biến đổi thành gì ? - Em hãy tìm một số thức ăn vật nuôi là gluxit ? - GV hướng dẩn HS quan sát bảng 5 để thấy kết quả của sự tiêu hóa thức ăn: - Các thành phần như nước, chất khoáng,vitamin biến đổi như thế nào ? - Sau khi tiêu hóa thức ăn các thành phần dinh dưỡng hấp thu như thế nào ? HS đọc nội dung 1 và 2 trang 102 SGK thảo luận và trả lời: -Phần thịt nạc là phần Protein còn phần Lipít là phần thịt mỡ. - Lipít ---------> Glyxêrin + Axit béo - Protein ----------> Axit amin - Gluxit -----------> Glucô - Thức ăn có nhiều gluxit có ở gạo, ngô, khoai, sắn . . . Bảng 18 Thành phần dinh dưỡng thức ăn Chất dinh dưỡng sau khi tiêu hóa Protein axit amin Lipit Glyxêrin + axit béo Gluxit Glucô - Các chất này không biến đổi. - Sau khi tiêu hóa thức ăn các thành phần dinh dưỡng hấp thu qua thành ruột vào máu và được chuyển đến từng tế bào. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi vật nuôi GV hỏi: - Các loại thức ăn sau khi hấp thụ vào cơ thể được sử dụng để làm gì ? GV kết luận: - HS đọc nôi dung mục II SGK trang 103 - Cơ thể sử dụng để tạo ra năng lượng và cung cấp các chất dinh dưỡng để tạo ra sản phẩm chăn nuôi . Thức ăn cung cấp năng lượng chủ yếu cho vật nuôi là các chất gluxit, protein,lipít,khoáng, vitamin, nước cung cấp vật chất cho vật nuôi sinh trưởng,phát triển và tạo ra các sản phẩm chăn nuôi. - HS làm bài tập trang 103. 4 . Tổng kết bài học : - GV Sơ đồ hóa kiến thức bài học: Vật nuôi sinh trưởng và phát dục Thức ăn vật nuôi Chất đơn giản Cung cấp vật chất & năng lượng Tạo sản phẩm chăn nuôi - HS đọc phần ghi nhớ. 5 . Công việc về nhà: - Trả lời câu hỏi 1,2 trang 103 SGK. - Làm bài tập ở vỡ bài tập. - Đọc trước bài 39 SGK. ------------------------------- Rút kinh nghiệm tiết dạy: Ngày soạn: 22 - 02 - 2011 Ngày giảng: 24 - 02 - 2011 Tiết:38 Bài 39 . chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi I- Mục tiêu bài dạy: Học xong bài này học sinh phải nắm được: Trình bày được mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn. Chỉ ra được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn. Có ý tiết kiệm, biết cách bảo quản một số thức ăn vật nuôi trong gia đình.Giúp đỡ ông bà, cha mẹ chhé biến các thức ăn đơn giản. II- Chuẩn bị: 1- Chuẩn bị nội dung : Nghiên cứu SGK, sách giáo viên bài 39 Các tài liệu liên quan đến ngành chăn nuôi. 2 - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Phóng to hình 66 trang 105 SGK III- Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài củ : - Em hãy cho biết thức ăn vật nuôi khi vào cơ thể được chuyển hóa như thế nào ? - Em hãy nêu vai trò của thức ăn đối với vật nuôi? 3. Bài mới : GV giới thiệu bài: Năng suất vật nuôi do hai yếu tố là giống và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc quyếtđịnh. Một công việc chăm sóc vật nuôi là chế biến và dự trữ thức ăn để vật nuôi luôn đủ thức ăn về số lượng và chất lượng trong suốt thời gian nuôi dưỡng. Mục đích và các phương pháp chế biến dự trữ thức ăn cho vật nuôi như thế nào , đó là trọng tâm bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích chế biến và dự trữ thức ăn GV hỏi : - Người nuôi lợn thường nấu chín các loại thức ăn nhằm mục đích gì ? - Khi cho gà vịt ăn thường phải thái nhỏ nhằm mục đích gì ? GV kết luận về mục đích của việc chế biến thức ăn cho vật nuôi: GV hỏi: - Vào mùa giặt người nông dân đánh đống rơm rạ nhằm mục đích gì ? - Để có thóc, ngô, khoai, sắn ... cho vật nuôi ăn quanh năm vào mùa thu hoạch người nông dân cần làm gì ? GV Kết luận: HS đọc nội dung 1 trang 104 SGK để trả lời câu hỏi của GV: - Nấu chín thức ăn nhằm mục đích giảm thể tích thức ăn, diệt các loại mầm bệnh, tạo mùi thơm, phá hủy các chất độc trong thức ăn. - Thái nhỏ nhằm phù hợp với các loại gia c

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_2_truong_thcs_ho.doc