Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 10: Sâu bệnh hại cây trồng

I. Mục tiêu:

- Kiến thức: Sau khi học song học sinh biết được tác hại của sâu bệnh hiểu được khái niệm về côn trùng bệnh cây. Biết được các dấu hiệu của cây khi bị sâu bệnh phá hoại.

- Có ý thức chăm sóc bảo vệ cây trồng thường xuyên để hạn chế tác hại của sâu bệnh

II.Chuẩn bị của thầy và trò:

- GV: Đọc SGK, tài liệu tham khảo, Tranh hình 18,19 SGK.

- HS: Đọc bài 12 SGK,

III. Tiến trình dạy học:

1. ổn định tổ chức

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 10: Sâu bệnh hại cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 22/09/2009 Tiết 10: Sâu bệnh hại cây trồng I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sau khi học song học sinh biết được tác hại của sâu bệnh hiểu được khái niệm về côn trùng bệnh cây. Biết được các dấu hiệu của cây khi bị sâu bệnh phá hoại. - Có ý thức chăm sóc bảo vệ cây trồng thường xuyên để hạn chế tác hại của sâu bệnh II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Đọc SGK, tài liệu tham khảo, Tranh hình 18,19 SGK. - HS: Đọc bài 12 SGK, III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng 2.Kiểm tra bài cũ: GV: Sản xuất giống cây trồng bằng hạt được tiến hành theo trình tự nào? 3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới: GV: Giới thiệu bài học HĐ1.Tìm hiểu tác hại của sâu bệnh. GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK. GV: Sâu bệnh có ảnh hưởng NTN đến đời sống cây trồng? HS: Trả lời GV: Có thể yêu cầu học sinh nêu ra các ví dụ để minh hoạ cho tác hại của sâu bệnh. HĐ2.Khái niệm về côn trùng và bệnh cây. GV: Trong vòng đời của côn trùng trải qua giai đoạn sinh trưởng phát triển nào? HS: Trả lời GV: Giảng giải cho học sinh hiểu rõ hơn điều kiện sống thuận lợi và khó khăn của sâu bệnh hại cây trồng? HĐ3.Giới thiệu một số dấu hiệu của cây khi bị sâu bệnh phá hại. GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 20 và trả lời câu hỏi: GV: ở những cây bị sâu, sâu bệnh phá hại ta thường gặp những dấu hiệu gì? HS: Trả lời GV: Khái quát rút ra kết luận 4.Củng cố. GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ sgk. - Nêu câu hỏi củng cố bài học. + Sâu bệnh có tác hại như thế nào đối với cây trồng? + Côn trùng là loại sinh vật có lợi hay hại đối với cây trồng? + Cây bị bệnh có biểu hiện ntn? - Từ hạt giống phục tráng chọn lọc theo quy trình. - Năm thứ nhất: Gieo hạt - Năm thứ hai: Hạt của mỗi cây gieo thành dòng - Năm thứ ba: Từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng. I. Tác hại của sâu bệnh. - Sâu bệnh có ảnh hưởng sấu đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. - Cây trồng bị biến dạng chậm phát triển, màu sắc thay đổi. - Khi bị sâu bệnh phá hại, năng xuất cây trồng giảm mạnh. - Khi sâu bệnh phá hoại, năng xuất cây trồng giảm mạnh, chất lượng nông sản thấp. II.Khái niệm về côn trùng và bệnh cây. 1.Khái niệm về côn trùng. 2.Khái niệm về bệnh của cây. - Bệnh của cây là trạng thái không bình thường dưới tác động của vi sinh vật gây bệnh và điều kiện sống không thuận lợi. 3.Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu bệnh hại. - Khi bị sâu bệnh phá hại cây trồng thường thay đổi. + Cấu tạo hình thái: Biến dạng lá, quả gãy cành, thối củ, thân cành sần sùi. + Màu sắc: Trên lá, quả, có đốm đen, nâu vàng. Trạng thái: Cây bị héo rũ. 5. Hướng dẫn về nhà : - Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài - Đọc và xem trước bài 13 SGK cách phòng trị sâu bệnh hại ------------------------------------------------------------------------ Soạn ngày: 29/092009 Tiết 12: Phòng trừ sâu bệnh hại I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sau khi học song học sinh hiểu được những nguyên tắc và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại. - Biết vận dụng những biện pháp đã học vào việc phòng trừ sâu bệnh tại vườn trường hay ở gia đình. - Có ý thức chăm sóc bảo vệ cây trồng thường xuyên để hạn chế tác hại của sâu bệnh II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Đọc SGK, tài liệu tham khảo, Tranh hình 21,22,23 SGK. - HS: Đọc bài 13 SGK, III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức : Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng 2.Kiểm tra bài cũ: GV: Em hãy nêu tác hại của sâu bệnh hại cây trồng. 3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới. HĐ1.Tìm hiểu nguyên tắc phòng trừ sâu bênh. Gv: Cho học sinh đọc các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại ( SGK) sau đó phân tích từng nguyên tắc mỗi nguyên tắc lấy 1VD - Trong nguyên tắc “Phòng là chính” gia đình, địa phương đã áp dụng biện pháp tăng cường sức chống chịu của cây với sâu bệnh NTN? GV: Lợi ích áp dụng “ Nguyên tắc chính” là gì? HĐ2.Giới thiệu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh. GV: Nhấn mạnh tác dụng phòng trừ sâun bệnh hại của 5 biện pháp đã nêu trong SGK. GV: Phân tich khía cạnh chống sâu bệnh của các khâu kỹ thuật. GV: Hướng dẫn học sinh ghi vào bảng SGK GV:Cho học sinh đọc SGK nhận xét ưu, nhược điểm của biện pháp này. GV: Đi sâu giảng giải cho học sinh hiểu ưu, nhược điểm. HS: Hiểu khái niệm và tác dụng GV: Giải thích việc phòng trừ sâu bệnh hại cần coi trọng vận dụng tổng hợp các biện pháp. 4. Củng cố. GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK - Hệ thống lại các nội dung bài học về cách phòng trừ sâu bệnh hại. HS: Nhắc lại. - Sâu bệnh ảnh hưởng sấu đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng làm giảm năng xuất chất lượng nông sản. I.Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại. - Bón phân hữu cơ, làm cỏ, vun sới, trồng giống cây chống sâu bệnh, luân canh - ít tốn công, cây sinh trưởng tốt, sâu bệnh ít giá thành thấp. II. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại. 1.Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại. - Vi sinh – Làm đất- Trừ mầm mống sâu bệnh nơi ẩn nấp. - Gieo trồng- tránh thời kỳ sâu bệnh phát sinh. - Luân phiên- thay đổi thức ăn điều kiện sống của sâu. 2.Biện pháp thủ công. - ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả. - Nhược điểm: Tốn công. 3.Biện pháp sinh hoá học. 4.Biện pháp kiểm dịch thực vật. 5. Hướng dẫn về nhà : - Về nhà học bài trả lời các câu hỏi cuối bài - Đọc và xem trước bài 14 SGK. Chuẩn bị một số nhãn thuốc trừ sâu.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_10_sau_benh_hai_cay_trong.doc