I. MỤC TIÊU:
- Xác định được mục đích, yêu cầu của công việc thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản.
- Trình bày được phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản đảm bảo mục đích, yêu cầu đề ra.
- Vận dụng vào việc chế biến, bảo quản một số sản phẩm trồng trọt của gia đình để bảo quản, sử dụng được lâu dài, thực hiện tốt thao tác thu hoạch một số sản phẩm.
- Từ mối quan hệ giữa thu hoạch bảo quản và chế biến mà hình thành một hệ thống, đồng bộ trong sản xuất.
II. CHUẨN BỊ:
- Phóng to H 31 Sgk/47
- Ảnh chụp phóng to: ruộng lúa chín, ruộng lúa xanh, ruộng ngô non, già.
- Hình vẽ về dây chuyền chế biến vải, dứa hoặc loại quả nào đó.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1, Ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ.
? Mục đích của làm cỏ, vun xới là gì.
? Hãy cho biết ưu, nhược điểm của các phương pháp tưới nước cho cây.
3, Bài mới.
* Giới thiệu bài:
Năng suất cao và phẩm chất tốt của cây trồng là mục tiêu đạt tới của ngành trồng trọt, ngoài yếu tố giống và kĩ thuật canh tác, thì thu hoạch, bảo quản là khâu cuối cùng quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Vậy thu hoạch bảo quản, chế biến thế nào có hiệu quả nhất, ta nghiên cứu bài học hôm nay.
31 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 16-28 - Lâm Thị Ngọc Anh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng 19
Các biện pháp chăm sóc
Nội dung từng biện pháp
Vai trò từng biện pháp
1- Tỉa cây
2- Dặm cây
3- Làm cỏ
4- Vun xới
5- Tưới nước
6- Tiêu nước
7- Bón thúc
- Bỏ các cây yếu, sâu, bệnh
- Trồng vào chỗ cây chết,...
- Diệt hết cỏ mọc xen với...
- Thêm đất màu ...
- Cung cấp nước làm ...
- Tháo nước bớt đi ...
- Cung cấp thêm phân để cây trồng đủ chất d2.
- Làm bỏ cây bệnh, .......
- Đảm bảo mật độ.
- Loại bỏ cây dại ...........
- Giữ cho cây vững ...
- Đảm bảo đủ nước ...
- Cây không bị thiếu ôxy.
- Bổ sung kịp thời chất dinh dưỡng.
Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung các biện pháp chăm sóc cây trồng
? Hãy quan sát hình vẽ, đọc SGK và bằng hiểu biết của mình, xác định nội dung của từng biện pháp, vai trò của từng biện pháp rồi ghi tiếp vào cột 2, 3 của bảng.
- Từng học sinh phát biểu, đúng ghi vào cột tương ứng.(SGV/89)
4, Củng cố:
- HS đọc ghi nhớ
- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
5, Dặn dò:
- Học bài, xem trước bài 20.
Tuần: 16 Ngày soạn: 13- 12- 2007
Tiết : 16
Bài 20:
Thu hoạch bảo quản và chế biến nông sản
I. mục tiêu:
- Xác định được mục đích, yêu cầu của công việc thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản.
- Trình bày được phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản đảm bảo mục đích, yêu cầu đề ra.
- Vận dụng vào việc chế biến, bảo quản một số sản phẩm trồng trọt của gia đình để bảo quản, sử dụng được lâu dài, thực hiện tốt thao tác thu hoạch một số sản phẩm.
- Từ mối quan hệ giữa thu hoạch bảo quản và chế biến mà hình thành một hệ thống, đồng bộ trong sản xuất.
II. chuẩn bị:
- Phóng to H 31 Sgk/47
- ảnh chụp phóng to: ruộng lúa chín, ruộng lúa xanh, ruộng ngô non, già...
- Hình vẽ về dây chuyền chế biến vải, dứa hoặc loại quả nào đó.
III. hoạt động dạy và học:
1, ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ.
? Mục đích của làm cỏ, vun xới là gì.
? Hãy cho biết ưu, nhược điểm của các phương pháp tưới nước cho cây.
3, Bài mới.
* Giới thiệu bài:
Năng suất cao và phẩm chất tốt của cây trồng là mục tiêu đạt tới của ngành trồng trọt, ngoài yếu tố giống và kĩ thuật canh tác, thì thu hoạch, bảo quản là khâu cuối cùng quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Vậy thu hoạch bảo quản, chế biến thế nào có hiệu quả nhất, ta nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
Tìm hiểu yêu cầu và phương pháp thu hoạh nông sản
- GV đưa ra 1 ví dụ minh họa: Lúa ở các giai đoạn.
a/ Hạt vừa và chắc.
b/ Hạt chín vàng đều.
c/ Hạt chín, bông rủ.
? Nên thu hoạch ở giai đoạn nào sẽ có năng suất và chất lượng tốt nhất.
? Vì sao không nên thu hoạch ở các giai đoạn khác.
? Thu hoạch nông sản cần đảm bảo thế nào.
- GV treo H.31 SGK
? Quan sát hình và bằng hiểu biết của mình, hãy cho biết ta có thể thu hoạch bằng cách nào? Bằng dụng cụ gì.
? Thu hoạch nông sản nào dùng kéo, dùng liềm, dùng xẻng hay cuốc, loại nào dùng tay.
- GV kết luận ( SGK/ 49 )
1/ Yêu cầu:
- HS quan sát thu nhận thông tin.
Trả lời : + Phương án b
+ Non hay già đều giảm chất lượng và sản lượng.
+ Đúng độ chín, nhanh gọn.
2/ Thu hoạch bằng phương pháp nào.
- Trả lời: + Hái, đào, cắt nhổ bằng tay, giao, liềm, kéo, cuốc...
+ Hoa, trái dùng kéo liềm; khoai tây, khoai lang dùng quốc hay xẻng; cà rốt và cải củ, búp trè dùng tay.
- Ghi vở
Hoạt động 2:
Tìm hiểu mục tiêu và phương pháp bảo quản
- Nhắc lại mục đích bảo quản ( SGK/48 )
? Để đạt mục tiêu trên cần có phương pháp bảo quản ntn vời những sản phẩm nào sau đây: Cỏ tươi để làm thức ăn cho gia súc, lúa làm lương thực tích trữ, quả để ăn tươi.
- GV kết luận và bổ sung các kiến thức qua các câu hỏi gởi ý.
? Vì sao loại hạt phải phơi khô, để nơi kín.
? Vì sao loại cây xanh cần làm giảm tỷ lệ nước và để nơi thiếu ô xy.
? Vì sao quả tươi lại để kho lạnh.
? Qua các cách bảo quản khác nhau, em thấy cơ sở chung của việc bảo quản nông sản là gì.
? Em nào có thể nêu thêm nhứng cách bảo quản khác.
- Ghi vở: SGK/48
- Trả lời:(Dựa vào các thông tin SGK)
- Ghi vở
Trả lời: + Hạn chế hđ sinh lý, hạnh chế sự pt nấm vi sinh vật, sâu hại.
+ Hạn chế hđ sinh lý và vi khuẩn hiếu khí phá hoại.
+ Hạn chế hoạt động sinh lý và pt nấm, vi sinh vật.
+ Hạn chế hoạt động sinh lý, sinh hóa, sự phá hoại của nấm, vi sinh vật và côn trùng gây hại.
- HS trả lời dựa vào hiểu biết thực tế
Hoạt động 3:
Tìm hiểu mục đích và phương pháp chế biến nông sản
- GV thông báo mục đích của việc chế biến nông sản.
? Em nào lấy vd chứng minh, nhờ chế biến mà tăng giá trị và kéo dài thời gian bảo quản.
? Em biết có những phương pháp chế biến nông sản nào, lấy ví dụ.
? ở địa phương em có cách chế biến nông sản nào.
- HS ghi vở ( SGK/48 )
Trả lời: + Mận, mơ... chế biến thành Xirô hoặc dứa, vải chế biến đóng hộp sẽ tắng chất lượng sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản so với giữ ở dạng tươi.
+ Trả lời dựa vào thông tin SGK/48-49 ( sấy khô, chế thành bột, chế xirô, muối chua, đóng hộp ).
+ Ghi vở
4, Củng cố:
- Học sinh trả lời câu hỏi cuối bài.
5, Dặn dò:
- Học bài, ôn tập chuẩn bị cho tiết ôn tập tới.
- Trả lời câu hải phần ôn tập trang 53.
Tuần: 17 Ngày soạn: 20- 12- 2007
Tiết : 17
Ôn tập
I. mục tiêu:
- Giúp cho học sinh củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học.
- Từ đó học sinh có khả năng vận dụng vào thực tế sản xuất.
II. chuẩn bị:
Vẽ phóng to sơ đồ 4 SGK/52
III. hoạt động dạy và học:
1, ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ.
GV kiểm tra việc làm câu hỏi ở phần ôn tập của học sinh.
3, Bài mới.
* Giới thiệu bài:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tóm tắt kiến thức phần trồng trọt
GV treo hình vẽ SĐ 4
GV đưa các câu hỏi dựa vào câu hỏi phần ôn tập để học sinh trả lời
- Sau cùng GV tập hợp lại các kiến thức, kỹ năng cần nắm vứng theo sơ đồ 4/52
HS quan sát sđ.
Trả lời câu hỏi của GV dựa vào phần đã làm ở nhà.
- Ghi nhớ các kiến thức.
Hoạt động 2: Ôn tập theo câu hỏi
GV yêu cầu học sinh ngồi tại lớp làm lại các câu hỏi trang 53.
Giải đáp các thắc mắc của học sinh.
Làm câu hỏi
Hỏi các vấn đề chưa rõ trong phần Trồng trọt đã được học.
4, Củng cố:
GV hệ thống lại các kiến thức cần nhớ.
5, Dặn dò:
HS ôn tập ở nhà chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kỳ I.
Tuần: 18 Ngày soạn: 25- 12- 2007
Tiết : 18
Kiểm tra học kỳ 1
I. mục tiêu:
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập và nhận thức của học sinh.
- HS tự đánh giá được ý thức, kết quả học tập của mình, để có cách điều chỉnh học cho tốt hơn.
- Rèn kỹ năng học nhớ, đúc kết, tóm tắt, vận dụng kiên thức đã học vào bài làm
II. chuẩn bị:
+ Đề bài.
+ Đáp án.
III. hoạt động dạy và học:
1, ổn định lớp.
2, Bài mới.
A. Đề bài ( có bản kèm theo )
B. Đáp án.
Câu 1:3 điểm ( mỗi câu đúng 0,5 điểm )
A 4. C
C 5. B
D 6. B
Câu 2: 2 điểm ( mỗi câu đúng 0,5 điểm )
a) Hái c) Cuốc
b) Nhổ d) Cắt
Câu 3 : 2 điểm ( mỗi câu đúng 0,25 điểm )
1...lương thực... xuất khẩu.
2...không...sống...
3...tăng...cơ cấu...
4...kịp thời...yêu cầu...
Câu 4 : 1,5 điểm.
- Sử lý hạt giống nhằm mục đích:
+ Cho hạt nảy mầm nhanh.
+ Dệt trừ sâu bệnh có hại. ( 1 điểm )
- ở địa phương em có tiến hành sử lý hạt giống, thường sử lý bằng nhiệt độ. ( 0,5 điểm )
Câu 5: 1,5 điểm.
- Người ta thường chế biến nông sản bằng những cách:
+ Sấy khô : Như vải, chuối, mít...
+ Chế biến thành bột mịn hoặc tinh bột : Như sắn, ngô...
+ Muối chua : Như hành, cải bẹ, cải bắp...
+ Đóng hộp : Như vải, hạt dẻ...
3.Thu bài, nhận xét.
4. Dặn dò.
Xem trước bài 21
Tuần: 19 Ngày soạn: 2- 1- 2008
Tiết : 19
Bài 21:
Luân canh, Xen canh, tăng vụ
I. mục tiêu:
- HS hiểu được thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ trong sản xuất Trồng trọt.
- Hiểu được tác dụng của các phương pháp này.
- Vận dụng kiến thức, đề xuất kế hoạch luân canh, xen canh, tăng vụ trên đất Trồng trọt gia đình.
II. chuẩn bị:
- Phóng to H.33/ 51
- Phóng to hình chụp một số khu ruộng, đồi trống xen canh.
III. hoạt động dạy và học:
1, ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ.
? Tai sao phải thu hoạch đúng lúc nhanh, gọn và cận thận.
? Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và bằng cách nào.
3, Bài mới.
* Giới thiệu bài:
Một trong những nhiệm vụ của trồng trọt là tăng số lượng và chất lượng của sản phẩm, một trong nhưng cách tăng số lượng, chất lượng sản phẩm là luân canh, xen canh, tăng vụ. Vậy luân canh, xen canh, tăng vụ là làm thế nào? Bài hôm nay giúp ta giải quyết vấn đề này.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
Tìm hiểu các khái niệm về luân canh, xen canh, tăng vụ
GV :
? Trên ruộng của nhà em đang gieo trồng cây gì.
? Sau khi gặt lúa sẽ trồng tiếp cây nào nữa.
? Thu hoạch ngô sẽ trồng cây gì.
- Từ đó giáo viên rút ra nhận xét: Trong 1 năm, trên mảnh ruộng đã luôn phiên trồng Lúa mùa - Ngô - Lúa xuân. Đó chính là hình thức luân canh.
- GV nêu nên 1 số hình thức luân canh ( SGK/50 )
- GV treo H.33 SGK và giới thiệu đây là hình thức xen canh giữa ngô và đậu tương.
? Em nào cho VD khác về xen canh.
- GV nhận xét và kết luận ( SGK/50 ).
? Em hãy lấy VD về tăng vụ mà em biết, vì sao gọi là tăng vụ?
? Thế nào gọi là tăng vụ.
- GV tổng kết cho học sinh ghi.
1/ Luân canh.
- Trả lời : + Lúa mùa
+ Ngô
+ Lúa xuân
- Ghi vở
2/ Xen canh.
- Quan sát
- Trả lời
- Ghi vở.
3/ Tăng vụ
Trả lời : + Tăng thêm số vụ trong một năm trên cùng diện tích.
+ SGK/51
- Ghi vở
Hoạt động 2:
Tìm hiểu về tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ
- Nêu câu hỏi về tác dụng của các phương thức canh tác.
- Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập SGK/51
- Trả lời và hoàn thành bài tập .
+...tăng độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng và giảm sâu bệnh.
+...đất đai, ánh sáng và giảm sâu bệnh.
+...sản phẩm thu hoạch.
4, Củng cố:
Học sinh đọc phần ghi nhớ.
GV nêu câu hỏi, củng cố từng phần và gọi học sinh trả lời.
5, Dặn dò:
Trả lời câu hỏi của bài, học bài
Xem trước bài 22.
Tuần: 19 Ngày soạn: 2- 1- 2008
Tiết : 20
Phần 2: Lâm nghiệp
Chương I: Kĩ thuật gieo trồng và chăm sóc cây rừng
Bài 22:
Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng
I. mục tiêu:
Qua bài này hs phải :
- Trình bày được vai trò của rừng đối với môi trường sống, đối với rừng sống, đối với kinh tế, đối với sản xuất và xã hội.
- Trình bày được thực trạng rừng, đất rừng của nước ta hiện nay.
- Xác định nhiệm vụ phát triển, bảo vệ từng loại rừng: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
- Từng vài trò và thực trạng của rừng mà hs có ý thức trong việc bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường hiện nay.
- Qua quan sát hình vẽ, đồ thị tập khái quát, để nêu nhận xét, kết luận khoa học.
II. chuẩn bị:
Hình 34/SGK – Phóng to.
Hình 35/SGK – Phòng to.
Hình vẽ khu rừng chống cát bay.
Hình vẽ ngập mặn chống nở đất, chắn sóng.
Hình vẽ khu đồi trọc sói mòn.
III. hoạt động dạy và học:
1, ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ.
3, Bài mới.
* Giới thiệu bài:
Như chúng ta đã biết, rừng có vai trò rất lớn đối với đời sống, sản xuất kinh tế của mỗi gia đình và mỗi quốc gia. Hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu từng vai trò của rừng, thực trạng của rừng chúng ta hiện nay, từ đó thấy được mỗi chúng ta cần hành động thế nào để phát triển rừng, phục vụ tốt cho cuộc sống của mỗi con người.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
Tìm hiểu vai trò của rừng
GV treo các hình vẽ về vai trò của rừng và nêu câu hỏi.
? Quan sát hình vẽ và bằng hiểu biết của mình, em nào cho biết, rừng có vai trò như thế nào.
GV thông báo: Những tác hại do phá rừng gây lũ lụt, dẫn đến tác hại ở nước ta trong những năm qua là rất lớn về kinh tế.
? Có người nói rừng được phát triển hay bị tàn phá cũng không bị ảnh hưởng gì đến đời sống của những người sống ở thành phố hay vùng đồng bằng xa rừng. điều đó đúng hay sai ? Vì sao?
HS trả lời :
+ Bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, phục vụ nhu cầu văn hoá xã hội.
+ ảnh hưởng của rừng đến khu vực toàn cầu, không phải phạm vi hẹp câu nói trên là sai
Hoạt động 2:
Tìm hiểu về tình hình rừng của nước ta hiện nay
GV treo hình 35/SGK lên bảng, giới thiệu tình hình rừng của nước ta từ 1943 đến 1995.
? Nếu nước ta có diện tích là khoảng 33 triệu ha thì năm 1995 ta có diện tích rừng là bao nhiêu.
Chú ý: Trong H.35/SGK diện tích độ che phủ của rừng cộng với diện tích đồi trọc, khác với diện tích từng tự nhiên. Theo số liệu điều tra năm 1993, diện tích nước ta có 33,099 triệu ha, diện tích nông nghiệp 7,348 triệu ha, đất lâm nghiệp 9,641 triệu ha, đất chưa sử dụng 14,217 triệu ha còn lại là đất không sử dụng được.
? Quan sát đồ thị H.35 em có thể kết luận như thế nào về sự biến động của diện tích rừng, độ che phủ và diện tích đồi trọc từ năm 1943 đến 1995.
- Quan sát, nghe thông tin
Trả lời:
+ 33 triệu ha x 28%
- HS chú ý nghe thông tin.
+ Diện tích rừng ngày càng giảm, diện tích đồi trọc còn quá lớn so với diện tích có thể trồng rừng.
Hoạt động 3:
Tìm hiểu về nhiệm vụ trồng rừng
GV hướng dẫn HS tự nghiên cứu SGK.
? Phải trồng thêm để luôn phủ xanh bao nhiêu ha rừng so với năm 1995
? Trồng những loại rừng nào, nói rõ đặc điểm của mỗi loại rừng đó
Đọc sách giáo khoa mục 2 – Nhiệm vụ của trồng rừng.
Trả lời :
+ 19,8 triệu ha – 33 triệu ha x 28%
+ 3 loại ( như nội dung ở mục 2 )
4, Củng cố:
GV nêu câu hỏi, củng cố từng phần và gọi học sinh trả lời.
5, Dặn dò:
Trả lời câu hỏi của bài, học bài
Xem trước bài 23.
Tuần: 20 Ngày soạn: 12- 1- 2008
Tiết : 21
Bài 23:
Làm đất gieo ươm cây rừng
I. mục tiêu:
Học xong bài này học sinh phải:
- Trình bày được những điều kiện tối thiểu để chọn địa điểm lập vườn ươm, đó là điều kiện tự nhiên, và đk kinh doanh.
- Trình bày được quy hoạch của vườn ươm.
- Trình bày được quy hoạch xây dựng và kỹ thuật làm đất vườn ươm, như đất luống và đất bầu.
- Từ những hiểu biết cơ bản về vườn ươm có thể lập kế hoạch xây dựng vườn ươm và làm bầu vườn ươm cây hay hạt.
- Qua quy hoạch vườn ươm mà phát triển tư duy kinh tế, nghĩa là xây dựng vườn ươm thế nào để có hiểu quả kinh tế.
II. chuẩn bị:
- Phóng to sơ đồ 5 trang 58/SGK.
- Phóng to hình 36 trang 59/SGK.
- Mẫu bầu bằng ni lông màu.
- Phòng to chụp vườn ươm và luống ươm hạt.
III. hoạt động dạy và học:
1, ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy cho biết vai trò và nhiệm vụ của trồng rừng.
3, Bài mới.
* Giới thiệu bài:
Trong trồng trọt nói chung, trong lâm nghiệp nói riêng, việc tạo cây giống tốt đòng vai trò rất quan trọng. Vâỵ làm thế nào có được cây giồng tốt. Bài hôm nay sẽ giới thiệu khâu đầu tiên, đó là đất để gieo ươm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
Tìm hiểu biện pháp lập vườn ươm
? Hãy đọc mục I.1 của bài và cho biết, vườn ươm cần thoả mãn những điều kiện gì ? Vì sao.
? Nếu đất có độ chua nhiều, đất thịt ta làm thế nào để đạt yêu cầu gieo trồng.
? Quan sát sơ đồ 5, hãy cho biết các ký hiệu trong sơ đồ là thế nào ? Vườn ươm nên phân chia thành các khu vực như thế nào ? Vì sao phải làm như vậy
HS đọc và trả lời:
+ Thoả mãn điều kiện : Đất cát pha hay thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh hại ; đất có độ pH từ 6 – 7 ; mặt đất bằng hay hơi dốc 20-40 ; gần nguồn nứơc và nơi trồng rừng.
+ Phải cải tạo đất.
+ Chỉ được ký hiều các khu đất, mục đích từng khu, đường đi lại, thuận tiện cho chăm sóc quản lý.
Hoạt động 2:
Tìm hiểu quy trình và kỹ thuật làm đất vườn ươm
GV : Nêu đựơc quy trình làm đất từ đất hoang đến thành luống gieo trồng được và kỹ thuật thực hiện trong từng bước.
? Sau khi chọn địa điểm rào xung quanh xong, cần thực hiện những công việc gì để từ khu đất hoang, tạo thành luống gieo trồng hạt được
- Thu nhận thông tin.
+ Có 5 bước:
B1 : Dọn cây hoang dại bằng cách thu don, đốt.
B2 : Cày lật đất bằng máy hay trâu, bò.
B3 : Bừa, đập đất ( bón vôi nếu cần )
B4 : Lên luống theo hướng bắc - nam, luống cao 0,15 đến 0,2 m, rộng 0,8 đến 1,0 m, dài 10 đến 15m, luống cách luống 0,5m.
B5 : Bón phân lót, gạt lớp đất mặt luống sang hai bên mép luống, rắc phân chuồng ủ hoai từ 4-5 kg/1m2, rắc tiếp từ 40-100g supe lân/1m2.
Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật làm bầu đất
? Quan sát H.36b và đọc mục b/59 SGK và cho biết :
? Chất liệu, hình dạng, kích cơ bầu như thế nào
? Đất trong bầu có thành phần như thế nào
- Làm cách nào để có đất như vậy.
Trả lời :
+ Cách làm: cần 890g đất nhỏ tơi xốp và 100g phân hữu cơ ủ hoai với 1-2g supe lân, chộn đều, ta có đất bầu đạt tỷ lệ cần thiết
4, Củng cố:
GV nêu câu hỏi cuối để học sinh trả lời.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
5, Dặn dò:
Trả lời câu hỏi cuối bài, học bài.
Xem trước bài 24.
Tuần: 20 Ngày soạn: 12- 1- 2008
Tiết : 22
Bài 24:
Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây trừng
I. mục tiêu:
Qua bài học này hs phải :
- Nêu được các biện pháp sử lý để hạt nảy mầm và giải thích được vì sao phải làm như vậy.
- Trình bày được thời vụ và quy trình gieo hạt cây trồng.
- Trình bày được các biện pháp chăm sóc vườn sau khi gieo ươm cây giống.
- Tham gia cùng gia đình sử lý hạt giống và gieo hạt giống xoan hay một số cây rừng khác để có tỉ lệ nảy mầm và sống cao.
II. chuẩn bị:
- Phóng to H.37,38/SGK.
- ảnh chụp phòng to vườn ươm có nhiều luống, có sử dụng các cách tưới nước khác nhau.
III. hoạt động dạy và học:
1, ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy nêu quy trình và kĩ thuật làm đất vườn ươm
3, Bài mới.
* Giới thiệu bài:
Sau khi làm đất của vươn ươm xong cần gieo ươm và chăm sóc cây con như thế nào? Bài hôm nay giúp chúng ta trả lời câu hỏi trên.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
Tìm hiểm các biện pháp kích thích hạt cây rừng nảy mầm
? Em nào cho biết, hạt nảy mầm được cần những điều kiện gì.
GV : Hạt cây rừng thường vỏ cứng, dầy rất khó hút nước.
? Em có cách nào làm cho hạt dễ hút nước để nảy mầm tốt.
? Lấy vd có loại hạt nào gâm ở 100o C mầm vẫn không chết và dễ nảy mầm.
Trả lời : + Hút nước, hút ô xy, nhiệt độ môi trường thích hợp.
+ Tác động bằng nhiệt : đốt hoặc gâm nước nóng với hạt có vỏ cứng.
+ Tác động bằng lực : Xát mỏng vỏ hoặc đập nhẹ lên vỏ để vỏ mỏng hay có vết nứt, nước dễ thấm. VD : Trẩu, trám...
Hoạt động 2:
Tìm hiểu thời vụ và quy trình gieo hạt
? Hãy đọc mục II trong sách giáo khoa cho biết :
- Thời vụ gieo hạt ở nước ta vào tháng nào.
- Để hạt có tỷ lệ nảy mầm cao khi gieo hạt cần làm những việc gì ? Vì sao
sau khi hs nêu được đủ ý, gv kết luận:
Trả lời : sau khi hs nêu được đủ ý, gv Kết luận: (ghi vở)
B1 : Gieo : vãi đều hạt trên mặt luống.
B2 : Lờp đất để hạt giữ được độ ẩm, tránh côn trùng ăn.
B3 : Che phủ : giữ ẩm cho đất và hạt.
B4 : Tưới nước, cung cấp độ ẩm cho hạt.
B5 : Phun thuốc, diệt trừ côn trùng ăn hạt, nấm mốc phá hoại.
Hoạt động 3:
Tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc vườn gieo ươm
- Y/c HS nhận ra mục đíc của chăm sóc vườn gieo ươm...
GV treo hình 38 và hỏi
? Quan sát hình 38 a, b, c, d hãy cho biết những công việc chăm sóc ở vườn ươm cây rừng là gì ? Tác dụng của việc làm đó.
- Nhận biết từ Sgk.
Trả lời :
+ Làm giàn che , giảm bớt ánh nắng, tưới nước, cây con đủ ẩm ;xới xáo làm cỏ, đất tơi xốp, giệt cỏ ; phun thuốc trừ sâu bệnh.
4, Củng cố:
GV nhắc qua lại những ý chính của bài.
GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời
5, Dặn dò:
Trả lời câu hỏi cuối bài.
Nghiên cứu kĩ bài 25 SGK để chuẩn bị thực hành.
Tuần: 21 Ngày soạn: 20- 1- 2008
Tiết : 23
Bài 25: Thực hành
Gieo hạt và cấy cây vào bầu đất
I. mục tiêu:
Qua bài thực hành này HS phải :
- Chọn được vỏ bầu có kích cỡ và chất liệu phù hợp với cây giống sẽ gieo cây.
- Pha trộn được đất bầu theo tỉ lệ các thành phần phù hợp.
- Tạo được túi bầu đúng quy cách để chuận cho việc gieo cấy.
- Thực hiện theo đúng thao tác kỹ thuật gieo hạt, cấy cây vào bầu đất bảo đảm tỉ lệ nảy mầm và tie lệ sống cao.
- Chủ động tham gia cùng gia đình từ khâu chuận bị đến khi gieo cấy vào bầu, bảo quản, chăm sóc để có tỉ lệ cây sống cao.
- Có kỹ năng tạo bầu và ươm, cấy cây rừng.
II. chuẩn bị:
- Hình 40/SGK phóng to.
- Túi bầu bằng nilông 1 chiếc trên một học sinh.
- Đất mặt tơi xốp loại đất thịt hay cát pha. Đập nhỏ: 50kg cho cả lớp.
- Phân chuồng ủ hoai: 5kg cho cả lớp.
- Supelân từ 0,5 – 1 kg cho cả lớp.
- Cây giống 1 cây/ 1 hs.
- Giàn che: Đủ diện tích che đủ bầu cây cho cả lớp.
- Xẻng 2 chiếc, giao cấy cây 1 con/ 1 đến 2 hs.
- Bình tưới nhỏ 1 bình/ 5 đến 6 hs.
- Một khay đất bột cho cả lớp.
III. hoạt động dạy và học:
1, ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ.
3, Bài mới.
* Giới thiệu bài:
Như ta đã học ở bài trước về gieo hạt chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng. Hôm nay ta tập làm để có thể giúp gia đình chuẩn bị tốt một số cây trồng ở vườn, đồi.
Mỗi em phảI chuận bị được bầu và cây con vào bầu với khả năng cây sồng cao nhất.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
GV hướng dẫn kỹ thuật thực hiện trong buổi thực hành
B1: Tạo đất ruột bầu.
Đọc nội dung b1 trong SGK và cho biết.
? Có 50 kg đất bột, cần chộn thêm bao nhiêu kg phân chuồng hoai mục ? và bao nhiêu G supelân.
? Làm thế nào để đất và phân được chộn đều với nhau.
B2: Tạo bầu đất
GV vừa thông báo vừa làm mẫu.
B3: Gieo hạt hoặc cấy cây vào bầu đất.
GV vừa thông báo, vừa hướng dẫn và làm mẫu.
- Gieo hạt
- Cấy cây con : Treo H40/SGK lên bảng. Giời thiệu hình và làm mẫu, cho học sinh quan sát.
GV gọi HS thao tác lại cho cả lớp quan sát.
GV nhận xét và bổ sung.
B4: Bảo vệ, chăm sóc.
GV thông báo :
Xếp bầu đã gieo hạt hay cây cấy thằng hàng trên trên đất bằng hay luống đất.
Phun nước ẩm.
Che phủ bằng giàn che ( có thể bằng cành cây căm trên luống ).
HS chú ý các bước Gv hướng dẫn
Trả lời :
-> Ta đã có 45 kg đất bột, trộn thêm khoảng 5kg phân chuồng hoai và 1g supe lân. Dùng xẻng trộn đều 2 đến 3 lần ( xem hình 39a/SGK)
HS quan sát.
HS quan sát.
HS thao tác lại cho cả lớp quan sát.
Hoạt động 2: Học sinh thực hành
GV giao nhiệm vụ : Mỗi hs cấy được 1 cây vào bầu, ghi tên đeo vào gốc cây để theo dõi. Đảm bảo cây sống.
Cử 2 HS trộn đất, các HS khác chuận bị dụng cụ, tự làm bầu gieo cây, 2 HS làm đất sau chuyển sang hướng dẫn xếp bầu vào các luống.
Mỗi hs tự thực hiện, GV kiểm tra, đánh giá.
Hoạt động 3:
Học sinh xếp bầu vào khu đất bằng phẳng
GV yêu cầu xếp thẳng hàng, đứng bầu, phun đủ ẩm.
- Xếp bầu, phun nước đủ ẩm.
4, Củng cố:
GV căn cứ vào kết quả làm bầu, cấy cây mà cho điểm HS.
Nhận xét.
5, Dặn dò:
Xem trước bài 26.
Tuần: 21 Ngày soạn: 20- 1- 2008
Tiết : 24
Bài 26+ 27
Trồng cây rừng
Chăm sóc rừng sau khi trồng
I. mục tiêu:
Qua bài học này HS phải :
- Xác định được thời vụ trồng cây lâm nghiệp.
- Nêu được yêu cầu kỹ thuật của hố trồng cây.
- Trình bày được quy trình trồng cây con có bầu, cũng như trồng cây rễ trần.
- Qua quy trình kĩ thuật đào hố, trồng cây có bầu và trồng cây rễ trần mà hình thành được kĩ thuật và kĩ năng trồng cây rừng có tỉ lệ sống cao.
- Tham gia trồng cây lấy gỗ hay cây ăn quả ở địa phương hay gia đình có kết quả.
- Trình bày được thời gian chăm sóc cây rừng sau khi trồng.
- Nêu những công việc và yêu cầu, nội dung của từng việc phải đạt sau khi trồng.
- Từ hiện tượng nhiều cây dại mọc nhanh, mạnh vượt lên cây rừng trồng, làm cây rừng trồng cằn cỗi mà nhận ra được vai trò, và có ý thức bảo vệ cây rừng trồng.
II. chuẩn bị:
Phóng to các H. 41,42,43, 44 SGK.
III. hoạt động dạy và học:
1, ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ.
? Người ta đã làm thế nào để có được cây con tốt đem trồng rừng.
? Vi sao có khi trồng cây xong, các cây bị chết hàng loạt.
3, Bài mới.
* Giới thiệu bài:
GV giới thiệu bài học bằng các câu trả lời nêu trên, GV nêu vấn đề.
Làm thế nào để trồng cây rừng có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt ?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Xác định thời vụ trồng cây
GV thông báo.
Thời vụ trồng rừng ở các tỉnh phía Bắc là mùa Xuân và mùa Thu.
Thời vụ trồng rừng ở các tỉnh miền Trung và Nam là mùa mưa.
? Theo em cơ sở quan trọng để xác định thời vụ trồng rừng là gì.
? Vì sao thời vụ trồng rừng ở phía Bắc và phía nam lại khác nhau.
- Cập nhận thông tin từ GV.
Trả lời :
+ Khí hậu, thời tiết.
+ Khí hậu, thời tiết khác nhau.
Hoạt động 2:
Tìm hiểu kĩ thuật làm đất trồng cây rừng
? Nghiên cứu bảng số liệu ở trang 65/SGK, hãy cho biết, người ta thường đào hố trồng cây rừng có kích thước như thế nào.
? Kĩ thuật làm đất ở hố trồng cây như thế nào
Trả lời : + 30 x 30 x30 hay 40 x 40 x 40 cm.
- Trả lời dựa Sgk
- Dãy cỏ.
- Theo kích thước đào lớp đất màu để một bên hố, lớp đất dưới để một bên.
- Trôn lớp đất màu vời 1kg phân hữu cơ hoai, 100gam supe lân, 100 gam NPK.
- Lấp lớp đất đã trộn phân bón xuống dưới hố.
- Lấy đất màu xung quanh, làm sạch cỏ, lấp tiếp cho đầy hố.
Hoạt động 3:
Tìm hiểu kĩ thuật trồng rừng bằng cây con.
GV treo H. 42 lên bảng và hỏi.
? Trồng cây có bầu, người ta thực hiện theo quy trình như thế nào.
? Vì sao cần rạch bỏ vỏ bầu.
? Vì sao phải nén đất 2 lần.
? Ví sao đất ở mặt hố cao hơn mặt đất.
GV treo H. 43 lên bảng và nêu câu hỏi.
? Quy trình trồng cây con rễ trần giống và khác quy trình trồng cây con có bầu ntn.
? Điều cơ bản nhất khi trồng cây con rễ trần có tỉ lệ sống cao là gì.
- Quan sát, trả lời :
+ Thực hiện quy trình 6 bước như hình vẽ.
+ Rễ cây phát triển thuận lợi.
+ Đảm bảo chặt gốc cây.
+ Khi tưới nước hay mưa, đất lún xuống là bằng mặt đất.
+ Giống nhau : Trồng trong hố có đất sẵn các bước làm giồng nhau.
+ Khác nhau : Cây rễ trần nên không phải rạch vỏ, nên đất phải chú ý không làm đứ
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_16_28_lam_thi_ngoc_anh.doc