I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Củng cố kiến thức đa học về trồng trọt.
2/ Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp, so sánh, phân tích.
3/ Thái độ:
- Chăm chỉ, nghiêm túc.
4/ Tích hợp bảo vệ môi trường: có ý thức bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường đất và các nguồn gen cây trồng quý.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1/ Chuẩn bị của giao viên:
- Hệ thống câu hỏi ôn tập.
2/ Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn tập lại oàn bộ kiến thức đã học về trồng trọt.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 17: Ôn tập - Nguyễn Thị Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17 Ngày soạn: 30/11/2013
Tiết: 17 Ngày dạy: 03/12/2013
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Củng cố kiến thức đa học về trồng trọt.
2/ Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp, so sánh, phân tích.
3/ Thái độ:
- Chăm chỉ, nghiêm túc.
4/ Tích hợp bảo vệ môi trường: có ý thức bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường đất và các nguồn gen cây trồng quý.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1/ Chuẩn bị của giao viên:
- Hệ thống câu hỏi ôn tập.
2/ Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn tập lại oàn bộ kiến thức đã học về trồng trọt.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 7A1
7A2
7A3
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong toàn bộ kiến thức phần trồng trọt, để củng cố kiến thức và chuẩn bị nội dung thi học kì I. Hôm nay, chung ta tiến hành ôn tập phần trồng trọt.
b/ Các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ÔN TẬP LẠI CÁC KIẾN THỨC CẦN NHỚ
- GV yếu cầu HS nhắc lại toàn bộ kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
+ Cho biết dựa vào độ pH chia đất làm mấy loại?
-GV: Nêu vai trò của đất trồng và thành phần của đất trồng?
- GV: Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt?
- GV: Có mấy nhóm phân bón ? Cho ví dụ?
- GV: Nêu căn cứ vào thời kỳ có mấy cách bón phân? Cho biết cách bón phân từng loại?
- GV: Nêu các hình thức bón phân?
- GV: Có mấy biện pháp chọn tạo giống cây trồng?
- GV: Thế nào là độ phì nhiêu của đất?
- GV: Nêu tác dụng của phân bón?
- GV: Nêu các biện pháp cải tạo đất
- GV: Thế nào là sâu bệnh hại cây trồng, nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh.
- GV: Các công việc làm đất và cách bón phân lót
- HS vẽ sơ đồ tư duy hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học.
- HS trả lời câu hỏi:
HS: Căn cứ vào độ PH chia đất làm 3 loại :
+ Đất chua pH <6,5
+ Đất kiềm pH >7,5
+ Đất trung tính pH = 6,6 -7,5.
- HS: Đất trồng cung cấp nước, oxi, chất dinh dưỡng giúp cho cây đứng vững.
- Thành phần đất trồng: phần rắn, phần lỏng, phần khí.
- HS: Vai trò của trồng trọt là cung cấp lương thực thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Nhiệm vụ của trồng trọt: đảm bảo lương thực thực phẩn cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- HS: có 3 nhóm phân bón: phân hữu cơ, phân vi sinh, phân hóa học.
- HS: Căn cứ vào thời kì bón có bón lót và bón thúc.
- HS: Bón rãi, bón theo hàng, bón theo hốc, phun trên lá.
- HS: Có 4 phương pháp: chọn lọc, lai, nuôi cấy mô, gây đột biến.
- HS: Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp nước, oxi, chất dinh dưỡng và các chất cần thiết cho cây trồng, đảm bảo cây trồng có năng suất cao.
- HS: Phân bón có tác dụng: tăng độ phì nhiêu cho đất, giúp cây trồng có năng suất cao và chất lượng tốt.
- HS: Trả lời
Hoạt động 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ
- GV nêu câu hỏi HS trả lời:
+ Ở địa phương em có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại nào? Biện pháp nào vừa phòng, trừ được sâu bệnh hại mà không gây ô nhiễm môi trường?
+ Ở địa phương đã làm đất và bón phân lót bằng cách nào
- HS trả lời theo hiểu biết thực tế tại địa phương.
3/ Nhận xét – Dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, thái độ học tập của HS.
- Yêu cầu HS về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học chuẩn bị thi học kì I.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_17_on_tap_nguyen_thi_thu.docx