Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 34 (Bản hay)

I.Mục tiêu bài học:

 1.Kiến thức: Biết được lợi ích và phân biệt 2 PP thu hoạch tôm, cá để vận dụng vào thực tế.

 Chỉ ra những ưu điểm và vai trò của 3 phương pháp bảo quản sản phẩm TS.

 Nêu vai trò, ưu nhược điểm của phương pháp chế biến sản phẩm thủy sản.

 2. Kỹ năng: Rèn luyện những kỹ năng trong việc thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm TS.

 Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích và trao đổi nhóm.

 3. Thái độ: Vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.

II. Chuẩn bị:

 1. GV: H.86, 87 SGK, Ảnh chụp về sản phẩm thủy sản đồ hộp.

 2. HS: Sưu tầm Một số nhãn hiệu về sản phẩm thủy sản đồ hộp.

III. Các bước lên lớp:

 1. Ổn định tổ chức lớp: 1’

 2. Kiểm tra bài cũ

 3. Bài mới: Thu hoạch, bảo quản, chế biến là các khâu cuối cùng của quá trình sản xuất thủy sản làm không tốt các khâu này sẽ làm cho chất lượng sản phẩm giảm, giá trị kinh tế thấp. Do vậy chúng ta cần thực hiện tốt các yêu cầu kĩ thuật đề ra như sau

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 34 (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 Ngày soạn: 20/04/2013 Tiết 49 Ngày dạy:.. Bài 55: THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỦY SẢN I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Biết được lợi ích và phân biệt 2 PP thu hoạch tôm, cá để vận dụng vào thực tế. Chỉ ra những ưu điểm và vai trò của 3 phương pháp bảo quản sản phẩm TS. Nêu vai trò, ưu nhược điểm của phương pháp chế biến sản phẩm thủy sản. 2. Kỹ năng: Rèn luyện những kỹ năng trong việc thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm TS. Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích và trao đổi nhóm. 3. Thái độ: Vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. II. Chuẩn bị: 1. GV: H.86, 87 SGK, Ảnh chụp về sản phẩm thủy sản đồ hộp. 2. HS: Sưu tầm Một số nhãn hiệu về sản phẩm thủy sản đồ hộp. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định tổ chức lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: Thu hoạch, bảo quản, chế biến là các khâu cuối cùng của quá trình sản xuất thủy sản làm không tốt các khâu này sẽ làm cho chất lượng sản phẩm giảm, giá trị kinh tế thấp. Do vậy chúng ta cần thực hiện tốt các yêu cầu kĩ thuật đề ra như sau HĐGV HĐHS Nội dung HĐ1: Thu hoạch - Nêu vấn đề: sản phẩm thuỷ sản rất dễ bị ươn thối, vì vậy khi thu hoạch cần nhanh, gọn, thao tác nhẹ nhàng ? Thu hoạch phải đúng thời vụ có lợi gì? ?Nên thu hoạch tôm, cá vào thời gian nào? (Mùa khô, tháng cuối năm,ít nước,dễ tát, cá tôm bán dễ.) ?Có những phương pháp thu hoạch nào? ? Thu hoạch theo cách đánh tỉa thả bù là tiến hành ntn? ?Tác dụng của đánh tỉa, thả bù. ?Thu hoạch toàn bộ tôm, cá là tiến hành ntn? ?Cách thu hoạch tom, cá có gì khác. ?Nêu ưu và nhược điểm của 2 phương pháp thu hoạch trên. - Gợi ý: + Khả năng cung cấp thức phẩm + Năng suất + Chi phí -GVKL - Cá có kích cỡ nhất định, dễ bán và bán giá cao - Khi nuôi từ 4 – 6 tháng - Nêu được: + Đánh tỉa thả bù + Thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao. à Thu hoạch những con đạt chuẩn, thả thêm con giống vào để đảm bảo mật độ - Đánh gía tốc độ lớn của tôm, cá và chất lượng của nước nuôi TS và tăng thu hoạch /dtích à Là cách thu hoạch triệt để - Tôm có đóng chà nên tháu nước, dùng lưới vây quanhà dỡ chà để bắt tôm. - Nêu được + Đánh tỉa thả bù: cung cấp thực phẩm thường xuyên, năng suất tăng, chi phí cao + Thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao: có sản phẩm tập trung, chi phí ít, năng suất không cao. I. Thu hoạch 1. Đánh tỉa thả bù Thu hoạch những con đạt chuẩn, thả thêm con giống vào để đảm bảo mật độ 2. Thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao Là cách thu hoạch triệt để không để lại một con nào cả. *HĐ2: Bảo quản - Xem thông tin mục II sgk à trả lời câu hỏi: ? Bảo quản sản phẩm thủy sản nhằm mục đích gì? ? Các sản phẩm không được bảo quản sẽ như thế nào? -GVKL ? Bảo quản sản phẩm thủy sản có những phương pháp nào? ?Trong ba phương pháp bảo quản sản phẩm thủy sản, theo em phương pháp nào phổ biến ở địa phương em? Vì sao? ?Tại sao muốn bảo quản sản phẩm thủy sản lâu hơn phải tăng tỉ lệ muối? - GVKL: khi bảo quản cần chú ý: + Đảm bảo chất lượng: tôm, cá phải tươi, không bị nhiễm bệnh + Nơi bảo quản phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật: nhiệt độ, độ ẩm, ... - Cá nhân tự thu nhận thông tin và nêu được: à Nhằm giữ chất lượng sản phẩm đến khi tiêu dùng nước và xuất khẩu. à Nếu không bảo quản thì sản phẩm bị hư hỏng, tỉ lệ hao hụt cao. - Có 3 phương pháp: + Ướp muối + Làm khô + Làm lạnh - Làm khô vì dễ làm, thời gian bảo quản lâu - Vì muối làm cho vi sinh vật gây thối không hoạt động được II. Bảo quản 1. Mục đích Nhằm hạn giữ chất lượng của sản phẩm đến khi tiêu dùng và xuất khẩu. 2. Các phương pháp bảo quản: Có 3 phương pháp: - Ướp muối - Làm khô - Làm lạnh * HĐ3: Chế biến ? Chế biến nhằm mục đích gì? ? Có những phương pháp chế biến nào? - QS H.87 và ghi vào vở những sản phẩm đã được chế biến theo 2 phương pháp trên - GVKL - Nhằm tăng giá trị sử dụng thực phẩm đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. - Có 2 phương pháp: + PP thủ công +PP công nghiệp - Cá nhân tự xác định - PP thủ công tạo ra nước mắm, mắm tôm, tôm chua. - PP công nghiệp tạo ra các sản phẩm đồ hộp. III. Chế biến 1. Mục đích Nhằm nâng cao giá trị sử dụng và chất lượng sản phẩm. 2. Các phương pháp chế biến Có 2 phương pháp: - Phương pháp thủ - Phương pháp công nghiệp 4. Củng cố: 5’ Hãy chọn các cụm từ: Thu hoạch toàn bộ, thủ công, làm lạnh, đánh tỉa thả bù, làm khô, ướp muối để điền vào chổ trong các câu sau: a) Có 2 phương pháp thu hoạch.. b) Có 3 phương pháp bảo quản... c) Có 2 phương pháp chế biến. 5. Dặn dò: - Học bài à trả lời câu hỏi sgk - Xem bài 56: Tìm hiểu tại sao phải bảo vệ môi trường và nguồn lợi TS IV. Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 34 Ngày soạn : 20/04/ 2013 Tiết 50 Ngày dạy : BÀI 56: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu được ý nghĩa của bảo vệ môi trường thủy sản. - Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường thủy sản. - Biết cách bảo vệ nguồn lợi thủy sản. 2. Kỹ năng:- Có được những kỹ năng trong việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, thảo luận nhóm. 3. Thái độ: Vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. II. Chuẩn bị: GV: Sơ đồ 17 trang 154 SGK. 2.HS: - Học bài à trả lời câu hỏi sgk - Xem bài 56: Tìm hiểu tại sao phải bảo vệ môi trường và nguồn lợi TS III. các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Muốn có nhiều sản phẩm thủy sản chất lượng cao và phát triển nghề nuôi thủy sản bền vững, cần bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung * Hoạt động 1: Ý nghĩa của bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản. ? Ô nhiễm môi trường gây hại gì đối với nghề nuôi thuỷ sản và đối với sức khoẻ con người ? - Lấy ví dụ minh hoạ? ? Có những nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi trường nước ? Bảo vệ môi có ý nghĩa như thế nào đối với nghề nuôi thuỷ sản ? - GVKL - Môi trường thủ sản bị ô nhiễm có ảnh hưởng xấu đối với sinh vật thuỷ sinh và sức khoẻ của con người. - Liên hệ thực tế để lấy ví dụ - Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp - BVMT là để có những sản phẩm thuỷ sản sạch phục vụ đời sống con người và để ngành chăn nuôi thủy sản phát triển bền vững I. Ý nghĩa Để có sản phẩm thuỷ sản tươi sạch phục vụ đời sống con người và để ngành chăn nuôi thủy sản phát triển bền vững, có hàng hóa xuất khẩu. * Hoạt động 2: Một số biện pháp bảo vệ môi trường. - Xem thông tin sgk trả lời câu hỏi : ? Kể tên một số PP xử lí nguồn nước ? Biện pháp lọc nước nhằm mục đích gì. ? Biện pháp này có hạn chế gì trong việc làm sạch môi trường nước. ? Dùng hóa chất có ưu nhược điểm gì. ? Tại sao phải quy định nồng độ tối đa của hóa chất, chất độc có trong môi trường nuôi thủy sản? ? Trong 3 phương pháp xử lí nguồn nước, theo em nên chọn các phương pháp nào ? Vì sao ? - GVKL ? Để quản lí tốt môi trường nước phải thực hiện những biện pháp nào. ? Tại sao phải bón phân hữu cơ xuống ao phải ủ mục. - GVKL -HS đọc thông tin SGK. T.luận nhóm thống nhất ý kiến + HS trả lời + Giảm bớt tạp chất, rác bẩn,...Có trong nước. + Không diệt VK gây bệnh, các chất độc hòa tan trong nước. + Dễ kiếm, rẽ tiền, diệt VK rất cao→ hỗ trợ lọc nước + Để bảo vệ môi trường và cung cấp thực phảm sạch + Chọn phương pháp lắng (lọc) và dùng hoá chất. Vì 2 PP này đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả cao + Cấm phá hoại các sinh cảnh đặc trưng, hạn chế chất độc hại trong nước, S/dụng phân ủ mục, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lí. + Tiêu diệt VK, giun sán, phân hủy nhanh, giảm mùi hôi. II. Một số biện pháp bảo vệ môi trường 1. Các phương pháp xử lí nguồn nước - Lắng (lọc nước)  - Dùng hoá chất  2. Quản lí Bao gồm các biện pháp: - Cấm phá hoại các sinh cảnh đặc trưng. -Hạn chế chất độc. - Sử dụng phân bón hợp lí. * Hoạt động 3: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản - Để biết hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản của nước trong nước như thế nào à hoàn thành bài tập điền vào chỗ trống - QS sơ đồ 17 à trả lời câu hỏi : ? Em cho biết tại sao khi khai thác nguồn lợi thuỷ sản không hợp lí đều có ảnh hưởng xấu đến môi trường nuôi thuỷ sản ? ? Em hãy trình bày tóm tắt 1 số nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thuỷ sản ? ? Để khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ta cần thực hiện những biện pháp gì? ? Có nên dùng điện, thuốc nổ khai thác cá không. ? Chặt phá rừng đầu nguồn gây tác hại gì. - GVGDBVMT trong hoạt động sinh hoạt của con người, trong hoạt động của công-nông nghiệp hạn chế làm ô nhiễm môi trường và không chặt phá rừng đầu nguồn. - HS làm bài tập điền khuyết. à Nếu khai thác nguồn lợi thủy sản không hợp lí dẫn đến môi trường nước bị ô nhiễm, các sinh vật thủy sản chết. + Nêu 4 nguyên nhân như sơ đồ 17 - 4 bp như sgk + Không, hủy diệt tôm, cá, ĐV khác gây ô nhiễm môi trường. + Xói mòn, lũ lụt, phá hủy hệ sinh thái tự nhiên→ ảnh hưởng nguồn lợi TS. III. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản - Chống lại sự ô nhiễm của môi trường nước. - Đánh bắt hợp lí 4. Củng cố : Cho HS trả lời câu hỏi SGK 5. Dặn dò : Học bài, trả lời câu hỏi SGK, Soạn đề cương và học thuộc, tiết sau ôn tập. Duyệt tuần 34 25 /04/2013 Nguyễn Văn Hiếu IV. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................. ............................................................................................. ............................................................................................. ............................................................................................. .............................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_34_ban_hay.doc