Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 21, Bài 24: Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây trồng

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-Nêu được các biện pháp xử lí để hạt nảy mầm và giải thích được vì sao phải làm như vậy

-Trình bày được thời vụ và quy trình gieo hạt cây rừng

-Trình bày được các biện pháp chăm sóc vườn sau khi gieo ươm cây rừng

2. Kĩ năng:

-Tham gia cùng gia đình xử lí hạt giống và gieo hạt giống xoan hoặc 1 số cây rừng khác để có tỉ lệ nảy mầm và sống cao

3. Thái độ:

-Có ý thức tiết kiệm hạt giống, làm việc cẩn thận đúng quy trình

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Chuẩn bị nội dung:

-Nghiên cứu bài giảng trong SGK, tham khảo nội dung gieo hạt ở phần trồng trọt, tìm hiểu công việc gieo hạt trong thực tế sản xuất ở địa phương

2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

-Phóng to H37; H38 SGK và tham khảo thêm các tranh ảnh khác về xử lí hạt, các cách gieo hạt, qui trình gieo hạt, phim và đèn chiếu (nếu có điều kiện), tranh ảnh về chăm sóc vườn ươm cây rừng

III. Tổ chức HĐ dạy học:

1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra:

-Điều kiện để lập vườn gieo ươm? Đạt được những điều kiện đó, cây giống sẽ có những đặc điểm gì? Theo em xung quanh vườn gieo ươm có thể dùng biện pháp nào để ngăn chặn trâu, bò phá hại?

-Các bước để làm đất tơi xốp từ đất hoang hay đã qua sử dụng? Kích thước của luống đất và bầu đất?

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 21, Bài 24: Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21: Bài 24: Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Nêu được các biện pháp xử lí để hạt nảy mầm và giải thích được vì sao phải làm như vậy -Trình bày được thời vụ và quy trình gieo hạt cây rừng -Trình bày được các biện pháp chăm sóc vườn sau khi gieo ươm cây rừng 2. Kĩ năng: -Tham gia cùng gia đình xử lí hạt giống và gieo hạt giống xoan hoặc 1 số cây rừng khác để có tỉ lệ nảy mầm và sống cao 3. Thái độ: -Có ý thức tiết kiệm hạt giống, làm việc cẩn thận đúng quy trình II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị nội dung: -Nghiên cứu bài giảng trong SGK, tham khảo nội dung gieo hạt ở phần trồng trọt, tìm hiểu công việc gieo hạt trong thực tế sản xuất ở địa phương 2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: -Phóng to H37; H38 SGK và tham khảo thêm các tranh ảnh khác về xử lí hạt, các cách gieo hạt, qui trình gieo hạt, phim và đèn chiếu (nếu có điều kiện), tranh ảnh về chăm sóc vườn ươm cây rừng III. Tổ chức HĐ dạy học: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: -Điều kiện để lập vườn gieo ươm? Đạt được những điều kiện đó, cây giống sẽ có những đặc điểm gì? Theo em xung quanh vườn gieo ươm có thể dùng biện pháp nào để ngăn chặn trâu, bò phá hại? -Các bước để làm đất tơi xốp từ đất hoang hay đã qua sử dụng? Kích thước của luống đất và bầu đất? 3. Bài mới: Giới thiệu bài học: Sau khi làm đất ở vườn ươm xong, cần gieo ươm và chăm sóc cây con như thế nào? Bài hôm nay giúp chúng ta trả lời câu hỏi trên a. HĐ1:Tìm hiểu các biện kích thích hạt cây rừng nảy mầm BT: VD:Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm như ngô ngâm với nhiệt độ 400C; thóc ngâm với nhiệt độ 540C -Mục đích cơ bản của các biện pháp kĩ thuật xử kí hạt giống trước khi gieo là: Làm mềm lớp vỏ dày và cứng để dễ thấm nước và mầm dễ chui qua vỏ hạt, kích thích mầm phát triển nhanh và đều, trừ mầm mống sâu bệnh b. HĐ2: Tìm hiểu thời vụ và qui trình gieo hạt Gieo hạt vào tháng nắng nóng và mưa to (T6-7) có tốt không? Tại sao? (Không tốt vì có nhiều hạt chết do khô héo, hạt bị rửa trôi, tốn công che nắng mưa, tốn công làm cỏ xới đất) Tại sao ít khi gieo hạt vào các tháng giá lạnh?Tại sao phải sàng đất, lấp hạt? (Nhằm chống nắng nóng, ngăn chặn rửa trôi hạt, chống chim ăn hạt, giữ ẩm cho đất...) c. HĐ3: Tìm hiểu kĩ thuật chăm sóc vườn gieo ươm BT: Ha: Làm giàn che: giảm bớt ánh nắng Hb: Tưới nước: cây con đủ ấm Hc: Diệt cỏ: Phun thuốc trừ sâu bệnh Hd: Xới xáo, làm cỏ: Đất tơi xốp -Cần phải có biện pháp chăm sóc khác: Bón thúc phân, tỉa và cấy cây... -Hạt đã nứt nanh đêm gieo nhưng tỉ lệ nảy mầm thấp, nguyên nhân: +Thời tiết xấu: Nắng, nóng, khô hạn... +Sâu bệnh: Côn trùng cắn hỏng hạt hay ăn hạt, bệnh làm thối hạt và thối dễ mầm +Chăm sóc chưa đạt yêu cầu: Che, tưới, phòng trừ sâu bệnh....) e. HĐ5: Vận dụng, củng cố, luyện tập: I. Kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm 1. Đốt hạt: áp dụng đối với hạt vỏ dày như lim, dẻ, xoan... nhưng hkoong làm cháy hạt. Sau khi đốt, trộn hạt với tro để ủ, hàng ngày vảy nước cho hạt ẩm 2. Tác động bằng lực: áp dụng đối với hạy vỏ dày và khó thấm như trẩu, lim...nhưng không làm hại phôi: gõ hoặc khía cho nứt vỏ, chặt 1 đầu hạt. Sau đó ủ hạt trong tro hay cát ẩm. 3. Dùng nước ấm: Biện pháp phổ biến II. Gieo hạt 1. Thời vụ gieo hạt -Mục đích: Gieo đúng thời vụ -->giảm công chăm sóc và hạt có tỉ lệ nảy mầm cao -Một số VD mùa gieo hạt cây rừng: +MBắc: tháng 11-tháng 2 +M Trung: tháng1- tháng2 +MNam,: tháng 2- tháng3 2. Qui trình gieo hạt -Có thể gieo trên bầu hay trên luống -Các bước qui trình: gieo hạt, lấp đất, che phủ, tưới nước, phun thuốc trừ sâu, bệnh, bảo vệ luống gieo III. Chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng Mục đích: Tạo hoàn cảnh sống thích hợp để hạt nảy mầm nhanh và cây sinh trưởng tốt IV. HD về nhà: -Trả lời các câu hỏi BT trong bài học -Đọc “Ghi nhớ” và “Có thể em chưa biết” -Chuẩn bị bài 25 – SGK, phân công HS chuẩn bị hạt giống và cây giống, đất màu và phân bón, túi bầu, dụng cụ, vật liệu che phủ ...và tìm hiểu công việc gieo hạt hay cấy cây trong vườn ươm có ở địa phương

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_21_bai_24_gieo_hat_va_cham_soc.doc
Giáo án liên quan