Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 22: Làm đất gieo ươm cây rừng - Nguyễn Duy Lâm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được

- Các điều kiện tối thiểu để chọn địa điểm lập vườn gieo ươm.

- Kĩ thuật cơ bản trong quy trình làm đất, khai hoang ( dọn vệ sinh, làm cho đất tơi xốp ).

- Kĩ thuật tạo nền đất để gieo ươm cây rừng.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng lập kế hoạch xây dựng vườn ươm và làm bầu ươm cây.

 3. Thái độ: Rèn HS phát triển tư duy kinh tế, yêu thích trồng cây biết tự xây dựng vườn ươm cây, biết bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Sơ đồ 5 SGK/ 58, hình 36/ 59.

2. Học sinh: Đọc trước thông tin bài, nghiên cứu và soạn bài theo câu hỏi SGK

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

 Đàm thoại gợi mở, Trực quan, thảo luận, diễn giảng.

IV. TIẾN TRÌNH :

1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 22: Làm đất gieo ươm cây rừng - Nguyễn Duy Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 22 LÀM ĐẤT GIEO ƯƠM CÂY RỪNG Ngày dạy : I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được - Các điều kiện tối thiểu để chọn địa điểm lập vườn gieo ươm. - Kĩ thuật cơ bản trong quy trình làm đất, khai hoang ( dọn vệ sinh, làm cho đất tơi xốp ). - Kĩ thuật tạo nền đất để gieo ươm cây rừng. 2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng lập kế hoạch xây dựng vườn ươm và làm bầu ươm cây. 3. Thái độ: Rèn HS phát triển tư duy kinh tế, yêu thích trồng cây biết tự xây dựng vườn ươm cây, biết bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Sơ đồ 5 SGK/ 58, hình 36/ 59. Học sinh: Đọc trước thông tin bài, nghiên cứu và soạn bài theo câu hỏi SGK III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đàm thoại gợi mở, Trực quan, thảo luận, diễn giảng. IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi 1. Rừng có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất ? (9đ) (Sai mỗi ý -2đ) Đáp án Trình bày sạch đẹp, viết đúng chính tả, chuẩn bị bài đầy đủ. - Bảo vệ môi trường: làm sạch môi trường không khí; Điều hòa tỉ lệ oxi và khí cacbonic; Điều tiết dòng nước chảy trên bề mặt và độ ẩm của đất. - Phòng hộ: Chắn gió, cát, bụi bay; Hạn chế tốc độ dòng nước chảy, chống rửa trôi, xói mòn đất; Chống lũ lụt. - Phát triển kinh tế: Cung cấp nguyên liệu cho lâm sản phục vụ cho gia đình, giao thông, xã hội; Làm công cụ sản xuất, nguyên liệu sản xuất, xuất khẩu. cát bay, bảo vệ, cải tạo đất. - Trồng rừng đặc dụng: Nghiên cứu khoa học, văn hóa, lịch sử, du lịch, bảo tồn thiên nhiên. Điểm 1đ 3đ 2đ 2đ 2đ 3. Giảng bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài Trong trồng trọt việc tạo giống tốt đóng vai trò rất quan trọng. Vậy làm thế nào để có được cây giống tốt? Bài học hôm nay sẽ giới thiệu khâu đầu tiên là làm đất để gieo ươm cây: “ Làm đất gieo ươm cây rừng” Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 2: Tìm hiểu biện pháp lập vườn gieo ươm cây rừng. - GV thông báo: Vườn ươm là nơi sản xuất cây giống phục vụ trực tiếp cho việc trồng rừng. - GV nêu vấn đề: Để vườn ươm có tỉ lệ cây sinh trưởng tốt ta cần chọn nơi đặt vườn ươm cây thỏa mản các yêu cầu nào?   HS đọc thông tin SGK/57 tìm hiểu trả lời. ? Vườn ươm đặt nơi đất sét có được không? Tại sao? (Không vì đất sét chặt bí, dễ đóng váng, ngập úng sau khi mưa, rễ cây khó phát triển) - Vì sao phải đặt vườn ươm gần nguồn nước và nơi trồng cây rừng ? ( để dễ vận chuyển cây con và giảm công chi phí ) - GV hệ thống các điều kiện HS chọn, cho HS ghi bài ? Nếu đất có độ chua nhiều, loại đất thịt đó ta làm thế nào để đạt yêu cầu gieo trồng? ( Phải cải tạo đất) - GV treo sơ đồ   HS nêu các kí hiệu trong sơ đồ (1 Khu gieo hạt, 2 khu cấy cây, 3 khu đất dự trữ, 4 khu kho, nơi chứa vật liệu và dụng cụ) - GV giới thiệu sơ lược lại các khu vực trong vườn gieo ươm. ? Vì sao vườn ươm phải phân chia thành các khâu như thế? (Việc phân chia đất vườn ươm thuận lợi cho việc đi lại và sản xuất) - GV chốt ý   HS nhắc lại nội dung * Hoạt động 3: Tìm hiểu kĩ thuật làm đất gieo ươm cây rừng.   HS quan sát sơ đồ 1.II SGK/58 mô tả các bước thực hiện để có luống đất gieo hạt từ khu đất hoang dại? - GV hệ thống lại kiến thức   HS quan sát hình 36 SGK/59 và đọc thông tin SGK trảlời ? Chất liệu hình dạng, kích cở bầu như thế nào? (Vỏ làm bằng nilông hình ống hở 2 đầu) ? Ruột bầu gồm có các thành phần nào? (80% đất tơi xốp, 10% phân hữu cơ hoai, 1 - 2 % phân supelân) - GV hệ thống kiến thức ghi bảng Ÿ Liên hệ: ? Vỏ bầu có thể làm bằng nguyên liệu nào? ( lá dừa, dứa ...) I. Lập vườn gieo ươm cây rừng 1. Điều kiện lập vườn gieo ươm Để cây giống có tỉ lệ sống cao và chất lượng tốt , nơi đặt vườn ươm cần phải đủ các điều kiện: - Đất cát pha hay thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh. - Đất có độ pH từ 6 - 7 - Mặt đất bằng hay hơi dốc 2 - 4o - Gần nguồn nước và nơi trồng cây rừng. 2. Phân chia khu đất trong vườn gieo ươm Kí hiệu các khu đất, mục đích từng khu, đường đi lại thuận tiện cho việc chăm sóc quản lí. II. Làm đất gieo ươm cây rừng 1. Kĩ thuật dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp để gieo ươm cây rừng. - Dọn cây hoang dại: Thu dọn đốt - Cày lật đất: Máy, trâu, bò. - Bừa đập đất : (bón vôi nếu cần) - Lên luống: Theo hướng Bắc -Nam. Luống cao 0,15 - 02m, rộng 0,8 -1m, dài 10 - 15m, luống cách luống 0,5m. - Bón phân lót: Gạt lớp đất mặt luống sang hai bên rắc phủ đều phân. 2. Kĩ thuật làm bầu đất. - Vỏ bầu hình ống, hở 2 đầu, làm bằng nilông sẫm màu. - Ruột bầu: Chứa từ 80% trở lên là đất tơi xốp với 10% phân hữu cơ hoai và 1 – 2 % supelân. 4. Củng cố và luyện tập - 1 HS đọc ghi nhớ SGK/59 - Điền chữ Đ vào câu trả lời đúng chữ S vào câu trả lời sai trước các câu sau: a) Đất vườn ươm độ pH từ 3 - 4 b) Đất vườn ươm phải gần nguồn nước. c) Hướng luống gieo ươm phải theo hướng Đông – Tây để đảm bảo đủ nắng. d) Khoảng cách giữa 2 luống là 0,5m 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học bài dựa vào câu hỏi SGK/ 59 - Chuẩn bị: đọc trước thông tin bài “Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng” ( Trả lời các câu hỏi cuối bài (SGK/62) vào vở bài tập hoặc vở bài soạn) V. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_22_lam_dat_gieo_uom_cay_rung_ng.doc
Giáo án liên quan