Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 24: Khai thác rừng

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-Biết được các loại khai thác gỗ rừng

-Hiểu được các điều kiện khai thác gỗ rừng ở VN trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác

2. Kĩ năng:

-Từ đặc điểm và điều kiện của việc khai thác rừng, xác định được những phương thức thích hợp để khai thác rừng trong điều kiện địa hình cụ thể mà phát triển tư duy logic và tư duy kĩ thuật ở mỗi HS

3. Thái độ:

-Qua các biện pháp khai thác và phục hồi rừng mà HS có ý thức sử dụng hợp lí tài nguyên rừng hiện nay, đồng thời tăng thêm ý thức bảo vệ rừng

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Chuẩn bị nội dung:

-Đọc SGK, tham khảo các tài liệu về khai thác rừng và phục hồi rừng sau khi khai thác. Nếu có điều kiện thì tham quan thực tế các khu đang khai thác rừng

2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

-Phóng to H45; 46; 47 và sưu tầm thêm các tranh ảnh khác minh hoạ nội dung bài giảng

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 24: Khai thác rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: Khai thác và bảo vệ rừng Tiết 24: Bài 28: Khai thác rừng I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Biết được các loại khai thác gỗ rừng -Hiểu được các điều kiện khai thác gỗ rừng ở VN trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác 2. Kĩ năng: -Từ đặc điểm và điều kiện của việc khai thác rừng, xác định được những phương thức thích hợp để khai thác rừng trong điều kiện địa hình cụ thể mà phát triển tư duy logic và tư duy kĩ thuật ở mỗi HS 3. Thái độ: -Qua các biện pháp khai thác và phục hồi rừng mà HS có ý thức sử dụng hợp lí tài nguyên rừng hiện nay, đồng thời tăng thêm ý thức bảo vệ rừng II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị nội dung: -Đọc SGK, tham khảo các tài liệu về khai thác rừng và phục hồi rừng sau khi khai thác. Nếu có điều kiện thì tham quan thực tế các khu đang khai thác rừng 2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: -Phóng to H45; 46; 47 và sưu tầm thêm các tranh ảnh khác minh hoạ nội dung bài giảng III. Tổ chức HĐ dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: -Sau khi trồng ta cần chăm sóc cây rừng như thế nào? -Trồng và chăm sóc rừng nhằm mục đích gì? 3. Bài mới: Giới thiệu bài học: Muốn rừng luôn duy trì để bảo vệ môi trương, bảo vệ sản xuất, cung cấp đều đặn sản phẩm lâm sản cho con người ta phải khai thác như thế nào? Bài học hôm nay giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó a. HĐ1: Tìm hiểu các loại khai thác rừng BT: Rừng ở nơi đất dốc >150, nơi rừng phòng hộ không khai thác trắng được vì đất bị bào mòn, rửa trôi và toái hoá. Về mùa mưa dòng chảy có khối lượng và tốc độ rất lớn nên gây ra lũ lụt. Công việc trồng lại rừng sẽ gặp nhiều khó khăn... 2. HĐ2: Tìm hiểu điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở VN BT: Điền chỗ trống -Rừng còn gỗ khai thác củ yếu ở nơi đất có độ dốc.................... -Rừng còn gỗ khai thác thuộc loại rừng đang có tác dụng.................. c. HĐ3: Tìm hiểu biện pháp phục hồi rừng sau khai thác -Thảo luận: Theo em sau khi khai thác ta phải làm thế nào để rừng sớm được hồi phục và phát triển? Gợi ý: Khai thác trắng, khai thác dần, khai thác chọn phải chăm sóc thế nào để rừng tái sinh tốt? d. HĐ4: Vận dụng, củng cố, luyện tập BT: Đúng hay sai ? a/ Khai thác dần là mỗi ngày chặt bớt 1 số cây sau 1 số năm sẽ khai thác tiếp b/ Khai thác trắng là chặt đến đâu hết đến đó, để sau 1 số năm sẽ khai thác hết c/ Khai thác dần tạo thuận lợi cho rừng tái sinh tự nhiên tốt hơn khai thác trắng I. Các loại khai thác rừng -KN: Khai thác rừng là thu hoạch lâm sản nhưng đồng thời đảm bảo điều kiện phục hồi rừng Bảng 2: Phân loại khai thác rừng (SGK-71) II. Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở VN -Chỉ được khai thác chọn không được khai thác trắng -Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế -Lượng gỗ khai thác chọn < 35% lượng gỗ của khu rừng khai thác III. Phục hồi rừng sau khai thác 1. Rừng đã khai thác trắng: -Trồng rừng để phục hồi lại rừng. Trồng xen cây công nghiệp với cây rừng 2. Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn: -Thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồi bằng các biện pháp: +Chăm sóc cây gieo giống: Làm cỏ, xới đất, bón phân quanh gốc cây. Trong khai thác dần giữ lại 40-50 cây giống tốt /1ha +Phát dọn cây cỏ hoang dại để hạt dễ nảy mầm và cây con sinh trưởng thuận lợi +Dặm cây hay gieo hạt vào nơi ít cây tái sinh và nơi không có cây gieo giống IV. Luyện tập: Đáp án: a: Đ b: S c: Đ IV. HD học ở nhà: -Đọc “Ghi nhớ “ và “Có thể em chưa biết” -Trả lời các câu hỏi trong bài học và làm BT trong SGK -Chuẩn bị bài 29 SGK và tìm các VD minh hoạ cho tác hại của việc phá rừng và cháy rừng -Tìm hiểu rừng nào đã được khoanh nuôi tốt

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_24_khai_thac_rung.doc