I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu và biết:
- Xác định được thời vụ trồng rừng, cách đào hố, qui trình trồng rừng bằng cây con có bầu và cây con có rễ trần.
- Thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng.
- Nội dung cơ bản các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng.
2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng trồng cây rừng và chăm sóc rừng sau khi trồng: Làm rào, phát quang, làm cỏ, xới đất, vun gốc, bón phân, tỉa và dặm cây.
3. Thái độ: Rèn HS có ý thức
- Biết tham gia trồng cây lấy gỗ, bóng râm hay cây ăn quả ở địa phương cũng như gia đình.
- Chịu khó, cẩn thận, an toàn trong lao động.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Hình 41, 42 SGK/ 65, 66
2. Học sinh: Đọc trước thông tin bài.
Nghiên cứu và soạn bài theo câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK/ 68 và 1, 2 SGK/70
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại gợi mở, Trực quan, thảo luận, diễn giảng.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 25: Trồng cây rừng. Chăm sóc rừng sau khi trồng - Trường THCS Hảo Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 25 TRỒNG CÂY RỪNG.
CHĂM SÓC RỪNG SAU KHI TRỒNG
Ngày dạy :
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu và biết:
- Xác định được thời vụ trồng rừng, cách đào hố, qui trình trồng rừng bằng cây con có bầu và cây con có rễ trần.
- Thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng.
- Nội dung cơ bản các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng.
2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng trồng cây rừng và chăm sóc rừng sau khi trồng: Làm rào, phát quang, làm cỏ, xới đất, vun gốc, bón phân, tỉa và dặm cây.
3. Thái độ: Rèn HS có ý thức
- Biết tham gia trồng cây lấy gỗ, bóng râm hay cây ăn quả ở địa phương cũng như gia đình.
- Chịu khó, cẩn thận, an toàn trong lao động.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Hình 41, 42 SGK/ 65, 66
Học sinh: Đọc trước thông tin bài.
Nghiên cứu và soạn bài theo câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK/ 68 và 1, 2 SGK/70
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại gợi mở, Trực quan, thảo luận, diễn giảng.
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ : (Không)
3. Giảng bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Để có được cây con tốt trước khi trồng người ta phải làm gì? (gieo hạt và chăm sóc vườn ươm ). Vì sao cây sau khi trồng bị chết hàng loạt? (trồng cây không đúng kĩ thuật). Sau vài tháng cây rừng đã lớn muốn cây mau phát triển, cho tán lá rộng ta phải làm gì? ( Chăm sóc rừng sau khi trồng ).
Vậy làm thế nào để cây rừng phát triển tốt. Ta cùng nhau đi vào tìm hiểu bài: “Trồng cây rừng. Chăm sóc rừng sau khi trồng”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 2: Tìm hiểu thời vụ trồng rừng.
HS tìm hiểu thông tin trả lời các câu hỏi:
? Thời vụ trồng rừng ở các tỉnh phía Bắc?
(mùa xuân, mùa thu)
? Thời vụ trồng rừng ở các tỉnh miền Trung? ( mùa mưa)
? Theo em cơ sở quan trọng để xác định thời vụ trồng rừng là gì?(khí hậu, thời tiết)
? Vì sao thời vụ trồng rừng ở phía Bắc và niềm Nam lại khác nhau? (khí hậu, thời tiết khác nhau)
- GV nêu tóm tắt lý do trồng rừng thay đổi giữa các miền
* Hoạt động 3: Tìm hiểu kĩ thuật làm đất trồng cây.
HS đọc thông tin SGK/65
? Có mấy loại kích thước hố? (2 loại)
? Kích thước hố của từng loại ?
? Làm đất đào hố trồng cây như thế nào cho đúng kĩ thuật?
- GV: Treo tranh hình 41/65 khái quát lại
* Hoạt động 4: Tìm hiểu kĩ thuật chăm sóc vườn gieo ươm.
- GV treo tranh hình 42 /66
? Trồng cây có bầu người ta thực hiện theo quy trình nào? ( 6 bước)
- GV chỉ vào tranh hỏi khắc sâu kiến thức.
? Vì sao khi trồng phải racïh vỏ bầu? ( rễ cây phát triển thuận lợi)
? Vì sao phải nén đất 2 lần? ( Đảm bảo gốc cây được chặt)
? Tại sao phải lấp đất ở mặt hố cao hơn mặt đất? ( Khi tưới nước hoặc mưa đất sẽ lún xuống bằng mặt đất)
- GV treo tranh hình 43/67.
? Trồng cây có rễ trần người ta thực hiện theo qui trình nào?
- GV bổ sung cho HS ghi bài.
Chú ý: Khi trồng cây con có rễ trần
+ Đặt cây không để rễ bị cong ngược lên.
+ Khi nén đất không làm đứt rễ.
+ Khi nén đất, vun gốc giữ cho cây thẳng đứng.
HS so sánh qui trình trồng cây con có bầu và cây con có bầu:
+ Giống: Trồng cây trong hố có đất sẵn
+ Khác: Cây rễ trần không phải rạch vỏ bầu, khi trồng chú ý bộ rễ.
GV nhấn mạnh: Để cây con có rễ trần đạt tỉ lệ sống cao cần đảm bảo bộ rễ ở trạng thái tự nhiên.
* Hoạt động 5: Tìm hiểu về thời gian và số lần chăm sóc.
? Vì sao sau khi trồng rừng 1-3 tháng phải chăm sóc? ( cây mới trồng còn non yếu sức chống chịu kém, chưa khép tán lá cỏ dễ mọc che trùm cây con, cây con khó phát triển)
? Vì sao ta phải chăm sóc liên tục 4 năm?
( Rừng chưa khép tán, sau 4 -5 năm rừng mới khép tán)
? So sánh sự chăm sóc khi cây rừng 1-3 tháng với cây rừng 3-4 năm? (sau khi trồng rừng 3-4 năm giảm công chăm sóc hơn lúc rừng 1-3 tháng vì khi này cây rừng đã lớn có khả năng sống độc lập với môi trường, đồng thời cây cũng có tán lá , ánh sáng khó lọt vào rừng, cỏ cây hoang dại thưa thớt không có khả năng chèn ép cây)
- GV thông báo : Dưa theo mức độ phát triển của cây trồng và mức độ khép tán lá của cây rừng mà số lần chăm sóc cây trong một năm giảm dần.
+ Năm thứ 1 và 2 mỗi năm từ 2-3 lần
+ Năm thứ 3 và 4 mỗi năm từ 1-2lần.
? Vì sao những năm đầu phải chăm sóc nhiều hơn những năm sau? ( Năm sau cây khỏe dần, tán rừng ngày càng khép kín)
- GV tổng kết cho HS ghi bài
* Hoạt động 6: Tìm hiểu những việc phải chăm sóc rừng.
- GV treo tranh hình 44/69 SGK
- GV nêu câu hỏi:
? Nguyên nhân làm cho cây rừng sau khi trồng sinh trưởng và phát triển chậm có thể chết? ( Cỏ hoang dại chèn ép, đất khô cằn thiếu khoáng, thời tiết xấu , sâu bệnh hại )
? Con người cần phải tác động để cải tạo môi trường sống của cây để cây sinh trưởng mạnh có tỉ lệ sống cao qua các tác động chăm sóc nào?
(- Làm rào bảo vệ: Tránh sự phá hoại của đvật
- Phát quang: 2 lần/ năm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt
- Làm cỏ: Diệt cỏ tranh giành nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng.
- Xới đất, vun gốc: Đất tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm, giữ cây không nghiêng đỗ.
- Bón phân: Tăng thêm chất dinh dưỡng và sức đề kháng.
- Tỉa và dăïm cây: Điều chỉnh mật độ và khoảng cách cây)
HS thảo luận nhóm báo cáo
Các nhóm bổ sung.
- GV tổng kết.
I. Thời vụ trồng rừng.
Thời vụ trồng rừng thay đổi theo vùng khí hậu, thời tiết.
Miền Bắc: Mùa xuân, mùa thu.
Miền Trung, miền Nam: Mùa mưa.
II. Làm đất trồng cây
1. Kích thước hố : Có 2 loại
- Loại 1: 30 x 30 x 30cm.
- Loại 2: 40 x 40 x 40cm.
2. Kĩ thuật đào hố trồng
- Dẫy cỏ.
- Theo kích thước đào, lớp đất màu để một bên hố, lớp đất dưới để một bên.
- Trộn lớp đất màu với 1 kg phân chuồng hoai 100g supe lân, 100g NPK.
- Lấp đất đã trộn phân xuống hố.
- Lấp đất màu xung quanh, làm sạch cỏ, lấp tiếp cho đầy hố.
III. Trồng rừng bằng cây con
1. Trồng rừng bằng cây con có bầu
- Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất.
- Rạch vỏ bầu.
- Đặt bầu vào lỗ trong hố.
- Lấp và nén đất lần 1.
- Lấp và nén đất lần 2.
- Vun gốc.
2. Trồng rừng bằng cây con có rễ trần
- Tạo lỗ trong hố đất.
- Đặt cây vào lỗ trong hố.
- Lấp đất kín gốc cây.
- Nén đất.
- Vun gốc.
IV. Thời gian và số lần chăm sóc
Sau khi trồng cây rừng 1-3 tháng phải tiến hành chăm sóc ngay, chăm sóc mỗi năm 2-3 lần trong 3 -4 năm liên tục.
V. Những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng
- Làm rào bảo vệ.
- Phát quang.
- Làm cỏ.
- Xới đất, vun gốc.
- Bón phân.
- Tỉa và dăïm cây.
4. Củng cố và luyện tập
- Kể những qui trình của kĩ thuật làm đất trồng cây rừng? ( HS trả lời phần II)
- HS nhìn tranh mô tả qui trình trồng cây con có bầu và cây con có rễ trần?
(HS trả lời phần III)
Khi trồng rừng bằng cây con có những cây bị chết do những nguyên nhân nào?
( Khi trồng rễ bị hỏng, thiếu nước, thiếu ánh sáng, sâu bệnh)
- Điền từ đúng hay sai vào trước các câu sau:
¨ a) Sau khi trồng 1-3 tháng phải tiến hành chăm sóc ngay.
¨ b) Những năm đầu chăm sóc nhiều hơn.
¨ c) Về những năm sau số lần chăm sóc giảm dần.
¨ d) Sau khi trồng làm hàng rào chống người lấy trộm.
¨ e) Phát quang là chặt hết các cây xung quanh.
Đáp án: a: ; b: ; c: ; d: ; e:
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học ôn các bài trong chương 1
- Đọc mục có thể em chưa biết SGK/ 68
- Chuẩn bị: Xem trước bài: “Khai thác rừng”
( Vẽ tranh hình 45/72 SGK , Sưu tầm tranh hình 47/73 SGK )
V. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_25_trong_cay_rung_cham_soc_rung.doc