1. Kiến thức:
-Nêu được vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân và kinh tế địa phương
-Trình bày được 1 số nhiệm vụ phát triển chăn nuôi của nước ta trong thời gian tới
-Nêu được khái niệm giống vật nuôi, điều kiện để được công nhận là 1 giống vật nuôi, cơ sở khoa học để phân loại giống vật nuôi
-Xác định được vai trò, tầm quan trọng của giống vật nuôi đối với năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi
2. Kĩ năng:
-Vận dụng tốt nội dung kiến thức về kĩ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm vào công việc chăn nuôi tại gia đình
-Liên hệ thực tế để thấy được sự đa dạng của giống vật nuôi ở địa phương và vai trò của con người trong quá trình hình thành giống vật nuôi
3. Thái độ:
-Có ý thức say sưa học tập kĩ thuật chăn nuôi
-Có ý thức và thái độ học tập tốt nội dung kiến thức về kĩ thuật chọn giống cũng như chăm sóc giống vật nuôi
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị nội dung:
-Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan
-Tìm hiểu về các giống vật nuôi đang có thuộc địa bàn dân cư xung quanh trường học hoặc đang có trong huyện, tỉnh
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 26, Bài 30+31: Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi giống vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần III: Chăn nuôi
Chương I : Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi
Tiết 26:
Bài 30+ 31: Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi
Giống vật nuôi
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Nêu được vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân và kinh tế địa phương
-Trình bày được 1 số nhiệm vụ phát triển chăn nuôi của nước ta trong thời gian tới
-Nêu được khái niệm giống vật nuôi, điều kiện để được công nhận là 1 giống vật nuôi, cơ sở khoa học để phân loại giống vật nuôi
-Xác định được vai trò, tầm quan trọng của giống vật nuôi đối với năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi
2. Kĩ năng:
-Vận dụng tốt nội dung kiến thức về kĩ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm vào công việc chăn nuôi tại gia đình
-Liên hệ thực tế để thấy được sự đa dạng của giống vật nuôi ở địa phương và vai trò của con người trong quá trình hình thành giống vật nuôi
3. Thái độ:
-Có ý thức say sưa học tập kĩ thuật chăn nuôi
-Có ý thức và thái độ học tập tốt nội dung kiến thức về kĩ thuật chọn giống cũng như chăm sóc giống vật nuôi
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị nội dung:
-Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan
-Tìm hiểu về các giống vật nuôi đang có thuộc địa bàn dân cư xung quanh trường học hoặc đang có trong huyện, tỉnh
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
-Phóng to H50; sơ đồ 7 SGK
-Sưu tầm tranh ảnh các loại vật nuôi (trâu, bò, lợn, gia cầm, thỏ, dê...)
-Sưu tầm tranh, ảnh các loại thức ăn vật nuôi, các sản phẩm chế biến từ chăn nuôi (sữa, bơ, đồ hộp, đồ da, lông, sừng...), tranh, ảnh dùng sức kéo của vật nuôi (cày ruộng, kéo xe, cưỡi ngựa...)
-Tranh ảnh các giống vật nuôi giới thiệu trong bài (H51; 52; 53) hoặc các giống vật nuôi đang có ở địa phương
III. Tổ chức HĐ dạy học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
-Trình bày mục đích và các biện pháp bảo vệ rừng? ý nghĩa của nhiệm vụ bảo vệ, khoanh nuôi rừng?
-Nêu mục đích, các biện pháp và đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Chăn nuôi là 1 trong 2 ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Chăn nuôi và trồng trọt luôn hỗ trợ nhau phát triển. Phát triển chăn nuôi toàn diện trên cơ sở đẩy mạnh chăn nuôi trang trại và gia đình để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thực phẩm ngày càng lớn của nhân dân và xuất khẩu. Ca dao tục ngữ có câu: “Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa”, điều này nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa giống với năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong bài học này chúng ta sẽ biết được thế nào là giống vật nuôi và vai trò quan trọng của giống vật nuôi đối với ngành chăn nuôi gia súc gia cầm như thế nào? Chúng ta cùng nhau nghiên cứu vấn đề này
a. HĐ1: Tìm hiểu vai trò của chăn nuôi
BT: a) Cung cấp thực phẩm
b) Cung cấp sức kéo
c) Cung cấp phân bón
d) Cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác
b. HĐ2: Tìm hiểu nhiệm vụ phát triển chăn nuôi trong thời gian tới
-Treo tranh sơ đồ 7, HD HS quan sát và tìm hiểu:
+Ngành chăn nuôi có mấy nhiệm vụ?
+Liên hệ thực tế địa phương có những quy mô chăn nuôi nào? Gia đình nuôi những con vật nào?
+Mục tiêu của ngành chăn nuôi ở nước ta?
c. HĐ3: Tìm hiểu khái niệm thế nào là giống vật nuôi
BT: Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ( ngoại hình ) giống nhau, có(năng suất) và(chất lượng ) sản phẩm như nhau; Có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định
Giống vật nuôi
Đặc điểm ngoại hình dễ nhận biết nhất
Lanđơrat
Bò vàng (VN)
Gà Lơgo (Italia)
Lông trắng, tai rủ xuống trước mặt
Lông màu vàng
Lông màu trắng
d. HĐ4: Tìm hiểu vai trò của giống vật nuôi
-Năng suất cao do yếu tố nào quyết định?
(giống)
-Yếu tố nào ảnh hưởng quan trọng?
(Thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc)
-Tỉ lệ mỡ trong sữa của trâu Mura và bò Hàlan do yếu tố nào quyết định?
(di truyền của giống)
e. HĐ5: Vận dụng, củng cố luyện tập:
Dùng phiếu học tập để kiểm tra cuối giờ học:
Hãy chọn những câu thể hiện các nhiệm vụ của ngành chăn nuôi
1. Cung cấp thịt, trứng, sữa cho con người
2. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, quản lí
3. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ
4. Phát triển chăn nuôi toàn diện
5. Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất
6. Tăng nhanh khối lượng và chất lưọng sản phẩm chăn nuôi
I. Vai trò của chăn nuôi
-Chăn nuôi cung cấp nhiều sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu
II. Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta
-Phát triển chăn nuôi toàn diện
-Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất
-Đầu tư cho nghiên cứu và quản lí
*Mục đích của các nhiệm vụ: Tăng nhanh về khói lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
III. Khái niệm về giống vật nuôi
1. Thế nào là giống vật nuôi
a. Giống vịt cỏ (vịt đàn hoặc vịt tàu): nhỏ bé, nhanh nhẹn, lông nhiều màu khác nhau và dễ nuôi
b. Giống bò sữa Hà lan: màu lông lang trắng đen, cho sản lượng sữa cao
c. Giống lợn Lanđơrat: Thân dài, tai to rủ xuống, tỉ lệ thịt nạc cao
2 Phân loại giống vật nuôi
a. Theo địa lí: lợn móng cái, bò vàng Nghệ an...
b. Theo hình thái, ngoại hình: bò lang trắng đen, bò u...
c. Theo mức độ hoàn thiện của giống: giống nguyên thuỷ, giống quá độ, giống gây thành
d. Theo hướng sản xuất: giống lợn hướng mỡ (lợn ỉ), hướng nạc (lợn Lanđơrat), giống kiêm dụng (lợn Đại Bạch)
3. Điều kiện để được công nhận là 1 giống vật nuôi
-Các vật nuôi trong cùng 1 giống phải có chung nguồn gốc
-Có đặc điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau
-Có tính di truyền ổn định
-Đạt đến 1 số lượng cá thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng
IV. Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi
1. Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi
Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc, các giống vật nuôi khác nhau sẽ cho năng suất chăn nuôi khác nhau
2. Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi
Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, con người không ngừng chọn lọc và nhân giống để tạo ra các gống vật nuôi ngày càng tốt hơn
V. Vận dụng:
Đáp án:
2
4
5
IV. HD học ở nhà:
-Đọc “ghi nhớ”
-Trả lời các câu hỏi cuối bài học
-Làm BT sau mục 1) của I (SGK-83; 84) vào vở BT
-Đọc và chuẩn bị trước bài 32 (SGK-86; 87)
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_26_bai_3031_vai_tro_va_nhiem_vu.doc