I. Mục tiêu:
- Kiểm tra các kiến thức đã học trong phần phần lâm nghiệp đã học ở lớp 7.
- Thông qua bài kiểm tra đánh giá, xếp loại hs về mức độ hiểu biết kiến thứcvà kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế .
- Giáo dục hs có ý thức tự giác , chăm học, sẵn sàng tham gia lao động, có ý thức bảo vệ rừng.
II. Chuẩn bị:
GV: Xây dựng ma trận đề kiểm tra, đề kiểm tra, đáp án chấm.
HS: Ôn tập các kiến thức trong phần II Lâm nghiệp.
*/ Phương pháp: Kiểm tra viết cá nhân.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 27: Kiểm tra học kì 1 (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/10/2011
Tiết 27: KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: CÔNG NGHỆ 7 ( 45 PHÚT)
I. Mục tiêu:
Kiểm tra các kiến thức đã học trong phần phần lâm nghiệp đã học ở lớp 7.
Thông qua bài kiểm tra đánh giá, xếp loại hs về mức độ hiểu biết kiến thứcvà kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế .
Giáo dục hs có ý thức tự giác , chăm học, sẵn sàng tham gia lao động, có ý thức bảo vệ rừng.
II. Chuẩn bị:
GV: Xây dựng ma trận đề kiểm tra, đề kiểm tra, đáp án chấm.
HS: Ôn tập các kiến thức trong phần II Lâm nghiệp.
*/ Phương pháp: Kiểm tra viết cá nhân.
III. Các hoạt động dạy và học:
1.Tổ chức:
Ngàytháng
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên hs vắng
Điểm kt miệng
9A1
9A2
9A3
2. Kiểm tra: GV phát đề và yêu cầu hs làm bài trong thời gian 45 phút
Ma trận đề kiểm tra:
TÊN CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
TỔNG CỘNG
CẤP ĐỘ THẤP
CẤP ĐỘ CAO
Kỹ thuật gieo và chăm sóc cây rừng.
Biết được vai trò, tầm quan trọng của rừng
Hiểu rõ các nhiệm vụ của trồng rừng.
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1 (Câu 1b) 1 10%
1 (Câu 1a)
2 20%
2
3 30%
Chăm sóc rừng sau khi trồng .
Biết được thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng.
Hiểu được nội dung công việc chăm sóc rừng sau khi trồng.
Biết được các công việc chăm sóc rừng sau khi tr
Số câu (câu ở trong đề)
Số điểm, tỉ lệ
1(Câu 2a)
1,5 15%
1 (câu 2)
2 20%
2
3,5 35%
Bảo vệ và khoanh nuôi rừng
Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
Biết được các biện pháp để bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng.
Số câu (câu ở trong đề)
Số điểm, tỉ lệ
1 (Câu 3a
1 10%
1 (Câu 3b)
2,5 25%
2
3,5 35%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2
2
20%
2
3,5
35%
2
4,5
45%
6
10
100%
2. ĐỀ BÀI
Bài 1 (3đ):
a. Em hãy cho biết rừng có vai trò gì trong đời sống và xản xuất của xã hội?
b. Nhiệm vụ trồng rừng của nước ta trong thời gian tới là gì? Ở địa phương em nhiệm vụ trồng rừng nào là chủ yếu? Vì sao?
Bài 2 (3,5đ):
a. Chăm sóc rừng sau khi trồng vào thời gian nào? Cần chăm sóc bao nhiêu năm và số lần chăm sóc trong mỗi năm?
b. Chăm sóc rừng sau khi trồng gồm những công việc gì?
Bài 3 (3,5đ):
a. Hãy cho biết ý nghĩa của việc bảo vệ khoanh nuôi rừng?
b. Dùng các biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng? Liên hệ thực tế em hãy nêu dẫn chứng về tác hại của việc phá rừng, cháy rừng?
3. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung cơ bản
Điểm
1a
Vai trò của rừng và trồng rừng: Làm sạch không khí; Phòng hộ; cung cấp lâm sản; nơi nghiên cứu khoa học sinh hoạt văn hoá, bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gien động , thực vật; là nơi tham quan nghỉ dưỡng
1
1b
- Rừng nước ta bị tàn phá nghiêm trọng, do đó nhiệm vụ của toàn dân ta phải tham gia trồng cây gây rừng, Trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đặc dụng. Phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp.
- Ở địa phương em nhiệm vụ trồng rừng sản xuất là chủ yếu. Vì quê em là miền trung du, nên chủ yếu là trồng rừng sản xuất như trồng keo , bạch đàn, bồ đề ... lấy nguyên liệu phục vụ đời sống và nguyên liệu cung cấp cho nhà máy giấy trong tỉnh .
1
1
2a
- Thời gian chăm sóc cây rừng: Sau khi trồng cây gây rừng từ 1 đến 3 tháng , phải tiến hành chăm sóc cây ngay, chăm sóc liên tục đến 4 năm.
- Số lần chăm sóc; Năm thứ nhất và năm thứ hai mỗi năm chăm sóc 3 đến 3 lần. Năm thứ 3 và năm thứ 4 mỗi năm chăm sóc 1 đến 2 lần.
1
0,5
2b
Những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng: Làm rào bảo vệ, phát quang cây hoang dại, làm cỏ quanh gốc cây trồng, sới đấtvun gốc, bón phân, tỉa và dặm cây.
2
3a
Mục đích của việc bảo vệ rừng: Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có; Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản phẩm cao và chất lượng tốt.
1
3b
Biện pháp bảo vệ rừng: Ngăn chặn và cấm phá hoại tài nguyên rừng, đất rừng. Kinh doanh rừng, đất rừng phải được nhà nước cho phép. Chủ rừng và nhà nước phải có kế hoạch phòng chống cháy rừng.
- HS liên hệ: Tác hại của việc phá rừng, cháy rừng: Làm mất cân bằng hệ sinh thái, làm biến đổi khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt ở nhiều nơi làm thiệt hại rất lớn về tài sản cũng như con người như lũ lụt miền trung năm 2008; ở miền nam nước ta hiện nay; rồi động đất , sóng thần ở Nhật bản tháng 3/2011 vừa qua...
1,5
1
3. Củng cố: - Thu bài
- Nhận xét giờ kiểm tra
4. Dặn dò:
- Đọc trước bài 22: Vai trò, nhiệm vụ phát triển của chăn nuôi.
____________________________________________________________
Duyệt của tổ chuyên môn Duyệt của ban giám hiệu
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_27_kiem_tra_hoc_ki_1_ban_dep.doc