Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 15: Các biện pháp chăm sóc cây trồng - Nguyễn Duy Lâm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS biết được ý nghĩa, quy trình và nội dung của các khâu kỹ thuật chăm sóc cây trồng như : làm cỏ, vun xới, tưới nước, bón phân thúc.

2. Kĩ năng: Rèn HS nắm khâu kỹ thuật chăm sóc cây trồng như: làm cỏ, tưới nước

3. Thái độ: Rèn cho HS

- Ý thức tham gia với gia đình, nhà trường chăm sóc bảo vệ một số cây trồng trong vườn đồng thời bảo vệ môi trường sống.

- Giáo dục HS có ý thức lao động có kỹ thuật, tinh thần chịu khó.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Tranh hình 29, 30 SGK/ 45, 46

2. Học sinh: Đọc trước thông tin bài, nghiên cứu bài và soạn bài.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

 Đàm thoại gợi mở, Trực quan, thảo luận, diễn giảng.

IV. TIẾN TRÌNH :

1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ :

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 15: Các biện pháp chăm sóc cây trồng - Nguyễn Duy Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 15 CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG Ngày dạy : I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS biết được ý nghĩa, quy trình và nội dung của các khâu kỹ thuật chăm sóc cây trồng như : làm cỏ, vun xới, tưới nước, bón phân thúc. 2. Kĩ năng: Rèn HS nắm khâu kỹ thuật chăm sóc cây trồng như: làm cỏ, tưới nước 3. Thái độ: Rèn cho HS - Ý thức tham gia với gia đình, nhà trường chăm sóc bảo vệ một số cây trồng trong vườn đồng thời bảo vệ môi trường sống. - Giáo dục HS có ý thức lao động có kỹ thuật, tinh thần chịu khó. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Tranh hình 29, 30 SGK/ 45, 46 Học sinh: Đọc trước thông tin bài, nghiên cứu bài và soạn bài. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đàm thoại gợi mở, Trực quan, thảo luận, diễn giảng. IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi Ghi công thức tính sức nảy mầm, tỉ lệ nảy mầm của hạt (10đ) Đáp án - Khi gieo 5 ngày SNM (%) = x 100 - Khi gieo 10 ngày TLNM (%) = x 100 Trình bày và soạn bài Điểm 4đ 4đ 2đ 3. Giảng bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu Quá trình sản xuất bất kì một loại cây trồng nào cũng cần có các giai đoạn : làm đất, bón phân lót, gieo trồng. Sau khi gieo trồng điều quan trọng là phải chăm sóc cây mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Nhân dân ta có câu tục ngữ nào nói về điều đó ? “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”. Vậy kĩ thuật chăm sóc cây trồng như thế nào? Ta đi vào bài học hôm nay “ Các biện pháp chăm sóc cây trồng” Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tỉa, dặm cây   HS đọc thông tin SGK/44 ? Nội dung của biện pháp này là gì? ? Biện pháp này có vai trò gì? ( Bảo đảm khoảng cách, mật độ cây trên ruộng) * Hoạt động 3: Tìm hiểu kĩ thuật làm cỏ vun xới. - GV treo tranh hình 29 SGK/45 ? Hãy quan sát tranh và cho biết sau khi gieo hạt phải tiến hành làm gì? ( làm cỏ vun xới kịp thời ) ? Vậy mục đích của việc làm cỏ vun xới là gì?   HS thảo luận nhóm lựa chọn nội dung ghi vào vở bài tập.   Đại diện 1 nhóm báo cáo các nhóm khác nhận xét, bổ sung ( nếu có) Ÿ GV lưu ý cho HS: Khi làm cỏ vun xới cho cây cần lưu ý : + Làm cỏ, vun xới phải kịp thời. + Không làm tổn thương cho cây và bộ rễ + Cần kết hợp với các biện pháp bón phân, bấm ngọn, tỉa cành, trừ sâu, bệnh. * Hoạt động 4: Tìm hiểu cách tưới, tiêu nước. - GV: Mọi cây trồng đều rất cần nước để vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi cây. Nhưng mức độ yêu cầu về nước đối với từng loại cây trong thời kì sinh trưởng khác nhau. Vì vậy ta phải tưới nước đầy đủ và kịp thời. ? Nước có vai trò như thế nào đối với cây trồng? - GV: Mỗi loại cây đều có phương pháp tưới nước thích hợp. ? Em hãy kể một vài cách tưới ở địa phương mà em biết?   HS liên hệ thực tế trả lời - GV treo tranh hình 30 SGK/46   HS thảo luận nhóm nhỏ trả lời câu hỏi: Điền các phương pháp tưới nước vào các hình trên.   Đại diện nhóm phát biểu: a. Tưới ngập ; b. Tưới vào gốc cây c. Tưới thấm ; d. Tưới phun mưa - GV Yêu cầu HS nêu ví dụ một số loại cây cho từng phương pháp tưới. (+Tưới phun :những vùng chuyên canh rau +Tưới thấm : Các loại khoai và một số cây ăn quả + Tưới ngập: dùng cho cây ăn quả +Tưới theo hàng, gốc cây: dùng cho một số loại hoa màu) ? Cây thừa nước quá sẽ như thế nào ? ( chết, úa, thối nhũng ) -GV: Cây cần nước nhưng quá nhiều nước cũng gây tác hại. Do vậy phải kết hợp tưới và tiêu nước bằng hệ thống kênh mương hợp lí. ? Nội dung của biện pháp này là gì? * Hoạt động 5: Tìm hiểu cách bón thúc phân cho cây trồng. ? Căn cứ vào thời kì bón người ta chia làm mấy cách bón?( 2 cách bón: bón lót và bón thúc) ? Thế nào là bón thúc? ( Bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây, nhằm đáp ứng kịp nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt) ? Người ta thường dùng loại phân nào để bón thúc? ? Vậy khi bón phân ta phải thực hiện theo quy trình nào? * Tích hợp: ? Vì sao phải bón phân hoai mục? (Chất dinh dưỡng được phân giải ở dạng dễù tiêu, cây hút dễ dàng. Đáp ứng kịp thời sự sinh trưởng phát triển của cây) ? Khi bón ta phải bón như thế nào để không mất chất dinh dưỡng và không gây ô nhiễm môi trường?( Khi bón phải vùi phân vào trong đất) I. Tỉa, dặm cây Tỉa bỏ các cây yếu, bị sâu bệnh và dặm cây khỏe vào chỗ hạt không mọc hay cây bị chết. II. Làm cỏ, vun xới - Diệt cỏ dại. - Làm cho đất tơi xốp. - Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn. - Chống đổ. III. Tưới, tiêu nước 1. Tưới nước Nước giúp cây trồng sinh trưởng phát triển. Do đó phải tưới nước đầy đủ và kịp thời 2. Phương pháp tưới : 4 phương pháp - Tưới theo hàng, vào gốc cây. - Tưới thấm. - Tưới ngập. - Tưới phun mưa. 3. Tiêu nước Để cây không bị ngập úng, đất thoáng khí. IV. Bón thúc phân Dùng phân hữu cơ hoai mục và phân hoá học để bón theo quy trình sau: + Bón phân. + Làm cỏ, vun xới vùi phân vào đất. 4. Củng cố và luyện tập - GV treo bảng phụ bài tập 1) Hãy đánh vào ô đúng chữ Đ, ô sai chữ S ở các câu sau: ¨ a. Lúa sau khi cấy cần chú ý tỉa, dặm để đảm bảo mật độ và khoảng cách. ¨ b. Khi cây ngô lên cao phải chú ý làm cỏ và vun gốc ¨ c. Cây lúa phát triển ở thời kì làm đồng cần vun gốc ¨ d. Khi đậu ra hoa cần xới đất và vun gốc. ¨ e. Khi lúa, lạc bị sâu bệnh nên bơm nước ngập hết cây sẽ diệt được sâu, bệnh 2) Ghép các ý ở cột A với cácý ở cột B sao cho phù hợp Cột A Cột B 1. Xới, vun gốc a. Bỏ các cây yếu, sâu, bệnh 2. Làm cỏ b. Bằng cách tưới phun hoặc tưới tràn 3. Tưới nước c. Cung cấp thêm chất dinh dưỡng 4. Bón thúc d. Thêm chất màu vào gốc, làm đất thoáng e. Trồng vào chỗ còn thưa g. Diệt cỏ dại - HS thảo luận nhóm trả lời bài tập 1) a ; b ; c ; d ; e 2) 1.d ; 2. g ; 3.b ; 4. c 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học bài dựa vào câu hỏi SGK /46 trả lời. - Chuẩn bị: “Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản” (đọc trước thông tin và trả lời câu hỏi SGK/ 49) V. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_15_cac_bien_phap_cham_soc_cay_t.doc