I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: - Ôn lại được các kiến thức về chương trồng trọt và chương lâm nghiệp .
- Vận dụng để làm bài kiểm tra và vào thực tế sản xuất tại gia đình.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm.
3. Thái độ: - Nghiêm túc học tập.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 27: Kiểm tra học kì 1 - Trần Thị Ngọc Hiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 Ngày soạn: 08/12/2008
Tiết 27 Ngày dạy:
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: - Ôn lại được các kiến thức về chương trồng trọt và chương lâm nghiệp .
- Vận dụng để làm bài kiểm tra và vào thực tế sản xuất tại gia đình.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm.
3. Thái độ: - Nghiêm túc học tập.
II. ĐỀ KIỂM TRA:
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5Đ):
Câu 1(3đ). Hãy khoanh tròn vào đầu chữ cái(A,B,C,D) đứng trước mỗi câu cho đáp án đúng:
1. Đất chua là đất có:
A. pH 6,5; C. pH =6,6 – 7,5; D. pH > 7,5.
2. Phân thường dùng để bón thúc là:
A. Phân đạm; B. Lân; C. Nitragin; D. Phân hữu cơ.
3. Phân thường dùng để bón lót là:
A. Phân đạm; B. Kali; C. N.P.K; D. Phân hữu cơ.
4. Kiểu hình biến thái hoàn toàn, giai đoạn sâu phá hoại mạnh nhất là:
A. Trứng; B. Sâu non; C. Nhộng; D. Sâu trưởng thành.
5. Mùa gieo hạt ở miền Nam nước ta là:
A.Tháng 11 – Tháng 2 năm sau; C. Tháng 1 – Tháng 2;
B. Tháng 2 – Tháng 3; D. Tháng 3 – Tháng 4.
6. Biện pháp thủ công dùng để diệt trừ sâu, bệnh hại là:
A. Dùng tay để bắt sâu;
B. Sử dụng các loại thuốc hoá học ;
C. Sử dụng các sinh vật có ích ;
D. Kiểm tra, xử lý nông sản sau khi chuyển từ vùng này sang vùng khác.
Câu 2 (2đ). Hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống():
Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp đủ nước, oxi và đảm bảo , đồng thời không gây hại cho cây trồng.
Có hai phương pháp gieo trồng thường được sử dụng là và..
TỰ LUẬN(5Đ):
Câu 1(2đ): Hãy nêu tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng? Thế nào là bệnh cây ? Để biết cây trồng bị sâu, bệnh người nông dân phải dựa vào những đặc điểm nào? Cho ví dụ về một số sâu, bệnh ở cây trồng thường xảy ra ở địa phương em.
Câu 2(1,5đ): Hãy nêu yêu cầu và các phương pháp thu hoạch nông sản?
Câu 3 (1,5đ): Hãy nêu các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng? Sau khi trồng rừng có nhiều cây chết, do những nguyên nhân nào?
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5đ)
Câu 1 (3đ):
1. A 2. B 3.D 4. B 5. B 6. A
Câu 2 (2đ):
a. Chất dinh dưỡng – năng suất cao.
b. Gieo bằng hạt – trồng bằng cây con.
B. TỰ LUẬN ( 5 Đ)
Câu 1: (2đ)
+ Tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng : Khi cây bị sâu bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng, phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch.
+ Bệnh cây là trạng thái không bình thườngvề chức năng sinh lý, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác động của vi sinh vật gây bệnh và điều kiện sống không thuận lợi.
+ Dấu hiệu để biết cây trồng bị sâu, bệnh phá hại : có những biến đổi về màu sắc, hình thái, cấu tạo..
+ Ví dụ: bệnh rầy nâu, bệnh vàng lùn xoắn lá, bệnh sâu đục thân, bệnh thối cổ rể
Câu 2:(1,5 đ)
+ Yêu cầu thu hoạch nông sản: Đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận.
+ Phương pháp: Hái, nhổ, đào, cắt.
Câu 3: (1,5 đ)
+ Các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng:
- Làm rào bảo vệ, phát quang, làm cỏ, xới đất, vun gốc, bón phân, tỉa và dặm cây.
+ Sau khi trồng có nhiều cây chết là do: thiên tai( hạn hán, lũ lụt..), gia súc.
Câu 1: 6 ý đúng * 0,5 đ = 3 đ
Câu 2 : 4 ý đúng * 0,5 đ = 2 đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1,0đ
1,0đ
0,5đ
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG
Lớp
Tổng số
Điểm trên 5,0
Điểm dưới 5,0
Tổng
5,0–6,4
6,5-7,9
8,0-10
Tổng
3,5-4,9
2,0-3,4
0-1,9
7A1
7A2
IV. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_27_kiem_tra_hoc_ki_1_tran_thi_n.doc