I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS
- Trình bày được vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân và kinh tế địa phương.
- Trình bày được một số nhiệm vụ phát triển chăn nuôi của nước ta trong thời gian tới.
- Hiểu được khái niệm giống vật nuôi, Điều kiện được công nhận là một giống vật nuôi. Cơ sở khoa học để công nhận một giống vật nuôi
2. Kĩ năng: Rèn HS
- Kĩ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Kĩ năng phân loại được giống vật nuôi.
3. Thái độ:
- Xây dựng HS ý thức học tập bộ môn. Biết vận dụng kiến thức vào thực tiển cuộc sống.
- Giáo dục HS thấy được vai trò của con người trong quá trình hình thành giống vật nuôi và sự đa dạng của giống vật nuôi ở địa phương.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Sơ đồ 7 SGK/82 . Tranh hình 51 SGK/ 83.
2. Học sinh: Đọc trước thông tin bài, nghiên cứu theo câu hỏi SGK/ 82, 85
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 28: Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi giống vật nuôi - Nguyễn Duy Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần III CHĂN NUÔI
Chương I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI
Tiết PPCT: 28 VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
GIỐNG VẬT NUÔI
Ngày dạy :
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS
- Trình bày được vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân và kinh tế địa phương.
- Trình bày được một số nhiệm vụ phát triển chăn nuôi của nước ta trong thời gian tới.
- Hiểu được khái niệm giống vật nuôi, Điều kiện được công nhận là một giống vật nuôi. Cơ sở khoa học để công nhận một giống vật nuôi
2. Kĩ năng: Rèn HS
- Kĩ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Kĩ năng phân loại được giống vật nuôi.
3. Thái độ:
- Xây dựng HS ý thức học tập bộ môn. Biết vận dụng kiến thức vào thực tiển cuộc sống.
- Giáo dục HS thấy được vai trò của con người trong quá trình hình thành giống vật nuôi và sự đa dạng của giống vật nuôi ở địa phương.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Sơ đồ 7 SGK/82 . Tranh hình 51 SGK/ 83.
Học sinh: Đọc trước thông tin bài, nghiên cứu theo câu hỏi SGK/ 82, 85
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại gợi mở, Trực quan, thảo luận, diễn giảng.
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi
1. Hãy nêu mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta?
Dùng các biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên và đất rừng? (10đ)
2. Những đối tượng và những biện pháp nào được áp dụng trong khoanh nuôi phục hồi rừng ở nước ta? (10đ)
Đáp án
Trình bày sạch, viết đúng chính tả, chuẩn bị bài đầy đủ.
1. Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật đất rừng hiện có, tạo điều kiện để rừng phát triển.
- Tuyên truyền luật bảo vệ rừng.
- Xử lý những hành động vi phạm luật bảo vệ rừng.
- Tạo điều kiện cho nhân dân vùng núi phát triển kinh tế và tham gia tích cực vào việc bảo vệ rừng.
- Xây dựng lực lượng cứu chữa rừng.
Đối tượng:
Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang nhưng còn tính chất đất rừng.
Đồng cỏ cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày.
Biện pháp
Bảo vệ chống phá rừng, chống cháy rừng.
Phát dọn cây cỏ, cây hoang dại, xới đất, vun gốc, tỉa cây, chặt bỏ cây cong queo, sâu bệnh, tra dăm hạt, trồng cây bổ sung.
Điểm
1đ
4đ
5đ
4đ
5đ
3. Giảng bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Chăn nuôi có chức năng chuyển hóa sản phẩm và phế phẩm của ngành nông nghiệp, công nghiệp thành sản phẩm của vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Vậy để chăn nuôi cho năng suất cao chất lượng tốt ta cần có giống tốt hay chăm sóc tốt. Để trả lời câu hỏi này chúng ta đi vào tìm hiểu bài: “ Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi. giống vật nuôi”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của chăn nuôi.
- GV giới thiệu vật mẫu.
HS giới thiệu vật mẫu đã chuẩn bị và quan sát tranh hình 50/ SGK81
HS các nhóm thảo luận xác định vai trò của chăn nuôi.
HS liên hệ một số con vật : ngan, ngỗng, bò, vịt, chó mèo, dê, thỏ, cừu, voi để xác định vai trò của chăn nuôi.
- GV gợi ý thêm
? Giữa ngành chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ như thế nào? Hỗ trợ gì cho nhau ?
Các nhóm báo cáo – bổ sung
- GV nhận xét, tổng kết.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu nhiệm vụ phát triển của ngành chăn nuôi trong thời gian tới.
- GV treo sơ đồ 7 SGK/8 2
? Ngành chăn nuôi có mấy nhiệm vụ?
(3 nhiệm vụ)
? Phát triển chăn nuôi toàn diện là như thế nào?
ªLiên hệ qui mô chăn nuôi ở địa phương
HS giải thích từ “Chuyển giao”
(Trao đổi giữa người tiêu dùng và sản xuất )
? Hãy kể những chuyển giao cụ thể?
HS Liên hệ thực tế cho biết thế nào là tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lí
Mục tiêu đẩy mạnh của ngành chăn nuôi nước ta là gì? (tăng nhanh số lượng và chất lượng sản phẩm)
* Hoạt động 4: Tìm hiểu khái niệm về giống vật nuôi.
- GV yêu cầu HS đọc ví dụ và quan sát hình 51, 52, 53 SGK /83.
HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
? Các giống vật nuôi có đặc điểm chung gì? ( Cùng chung nguồn gốc )
? Các con vật cùng giống có chung nguồn gốc không? (không)
? Đặc điểm ngoại hình, thể chất, tính năng sản xuất của những con khác giống như thế nào? ( Khác nhau )
? Đặc điểm con thuần chủng có giống bố mẹ không? Vì sao? ( Giống nhau vì bố mẹ sinh ra nó)
? Thế nào là giống vật nuôi?
- GV bổ sung hoàn chỉnh – kết luận
HS làm bài tập: Điền vào chỗ trống SGK /83
( ngoại hình - năng xuất - chất lượng sản phẩm )
HS làm BT SGK/84: HS tự chọn giống và đặc điểm ngoại hình điền vào bảng:
Tên giống vật nuôi
Đđiểm ngoại hình
Dễ nhận biết nhất
- Vịt cỏ
Tầm vóc nhỏ, nhanh nhẹn, lông nhiều màu.
- GV nêu một số ví dụ để HS có căn cứ dễ xác định, phân loại
Lợn móng cái Bò u
Gà tre, gà ác, gà ri.
Lợn hương nạc, Lợn Lanđrat.
- Qua đó GV yêu cầu HS phân loại giống vật nuôi bằng cách điền các chữ a, b, c, d
a. Phân loại theo địa lí
b. Phân loại theo hình thái, ngoại hình.
c. Phân loại theo mức độ hoàn thiện của giống.
d. Phân loại theo hướng sản xuất.
HS đối chiếu ví dụ với thông tin SGK trả lời các câu hỏi:
? Có bao nhiêu cách phân loại giống?( Nhiều cách)
- GV diễn giảng cách phân loại giống:
+ Nhiều địa phương có giống vật nuôi tốt nên tên vật nuôi đó gắn với tên địa phương đó phân loaị theo địa lí.
+ Phân loại theo hình thái, ngoại hình: Dựa vào hình dáng, màu sắc, lông, da.
+ Giống được phân chia thành giống nguyên thủy, giống quá độ, giống gây thành.
+ Giống vật nuôi địa phương của nước ta thường thuộc giống nguyên thủy.
+ Tuỳ tình hình kinh tế gia đình, địa phương. Ta sẽ chọn giống vật nuôi theo hướng sản xuất.
? Giống vật nuôi được công nhận phải đảm bảo các điều kiện nào?
- GV nêu ví dụ minh họa
VD : Để công nhận một giống lợn phải có 4500 5000 con trong đó có từ 100 150 con đực giống.
* Hoạt động 5 : Tìm hiểu vai trò giống trong chăn nuôi.
- GV treo bảng tham khảo năng xuất chăn nuôi
Giống vật nuôi
K lượng thịt (kg)
Năng xuất trứng (quả)
Năng xuất sữa (kg)
Tỉ l ệ % mở trong sữa
Lơn lanđrat
350
Lợn ỉ
50-60
Vịt CVSufem
170-180
Vịt Khakicaptell
240-600
Bò Hà Lan
5500-6000
Bo øvàng VN
300-400
3,8-4%
? Khối lượng thịt tối đa của lợn Lanđrat và lợn ỉ khác nhau do yếu tố nào quyết định?
( Giống yếu tố di truyền)
? Năng xuất (thịt, trứng, sữa) do yếu tố nào quyết định? (Giống)
? Yếu tố nào ảnh hưởng quan trọng đến năng xuất? (Thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc)
? Giống vật nuôi quyết định được các yếu tố nào trong chăn nuôi? (năng xuất, chất lượng sản phẩm)
- GV kết luận ghi bảng
? Muốn chăn nuôi có hiệu quả ta phải chọn giống như thế nào? (Chọn giống vật nuôi phù hợp)
I. Vai trò của chăn nuôi.
- Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người (thịt, trứng, sữa) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ: lông gia cầm, sừng, da, xương, chế biến thịt trứng sữa, văc-xin
- Cung cấp phân bón cho trồng trọt và chăn nuôi một số loài thủy sản.
- Cung cấp sức kéo cho trồng trọt và giao thông vận tải (kéo xe), thể thao (Đua ngựa đấu bò, chọi trâu . . . )
- Góp phần tăng thu nhập kinh tế cho gia đình, sử dụng hợp lí sức lao động, tận dụng hết sản phẩm của trồng trọt (rau, cám, rơm, rạ )
II. Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta
1. Nhiệm vụ 1 : Phát triển chăn nuôi toàn diện
- Đa dạng về vật nuôi.
- Đa dạng về qui mô chăn nuôi.
2. Nhiệm vụ 2 : Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
- Làm thức ăn hỗn hợp.
- Nhận giống ngoại, giống mới cho năng xuất cao.
- Tiêm phòng, chữa trị, chăm sóc.
- Thu mua, chế biến sản phẩm chăn nuôi.
3. Nhiệm vụ 3 : Tăng cường đầu tư nghiên cứu và quản lí.
- Đào tạo cán bộ nông nghiệp phục vụ đời sống nhân dân.
- Cho nhân dân vay vốn phát triển chăn nuôi.
III. Khái niệm về giống vật nuôi
Thế nào là giống vật nuôi
Giống vật nuôi là những con vật có cùng nguồn gốc về đặc điểm di truyền, những con vật cùng giống sẽ có cùng đặc điểm ngoại hình, thể chất và tính năng sản xuất. Những đặc điểm đó được truyền lại cho đời sau.
Phân loại giống vât nuôi
Có nhiều cách phân loại giống vật nuôi:
Theo địa lí.
Theo hình thái ngoại hình.
Theo mức độ hoàn thiện của giống.
Theo hướng sản xuất.
3. Điều kiện để công nhận là một giống vật nuôi.
- Có chung nguồn gốc.
- Có đặc điểm ngoại hình và năng xuất giống nhau.
- Có đặc điểm di truyền ổn định.
- Có số lượng cá thể đông và phân bố trên một địa bàn rộng.
IV. Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi
1/ Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi :
2/ Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
4. Củng cố và luyện tập
- Yêu cầu HS hoàn thành BT: Chọn ý đúng với nhiệm vụ của ngành chăn nuôi
a. Cung cấp thịt trứng sữa. b. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lí.
c. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ. d. Phát triển chăn nuôi toàn diện.
g. Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ KHKT.
h. Tăng nhanh khối lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
- Thế nào giống vật nuôi? (HS nêu phần 1.III)
- Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi (HS nêu phần IV)
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học bài dựa vào câu hỏi SGK/ 85.
- Chuẩn bị: đọc trước thông tin bài “Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi”
( Trả lời các câu hỏi cuối bài /88SGK vào vở bài tập hay vở bài soạn. Sưu tầm hoặc vẽ tranh vịt xiêm)
V. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_28_vai_tro_va_nhiem_vu_phat_tri.doc