A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được khái niệm, các điều kiện khai thác rừng và các biện pháp phục hồi sau khi khai thác
2. Kĩ năng
- Vận dụng những hiểu biết đã học vào thực hiện khai thác rừng
3. Thái độ
- Tích cực trồng và chăm sóc , bảo vệ cây rừng và môi trường
B. Đồ dùng dạy học
1. GV:
2. HS:
C. Phương pháp dạy học
- Thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
D.Tổ chức giờ học
* Khởi động (2 phút)
1. Kiểm tra đầu giờ
H: Trình bày quy trình làm đất và trồng rừng bằng hạt?
H: Nêu công việc chăm sóc rừng sau khi trồng?
2. Giới thiệu bài
Công việc khai thác rừng thời gian qua (gỗ và các sản phẩm khác) đã làm cho rừng suy giảm cả về diện tích và chủng loại cây và chất lượng rừng. Nguyên nhân cơ bản là: khai thác bừa bãi không đúng các chỉ tiêu kĩ thuật, khai thác rững không chú ý tới tái sinh và phục hồi lại rừng. Bài học này các em sẽ biết được các loại khai thác rừng, các điều kiện khai thác và biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 29, Bài 28: Khai thác rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/01/2013.
Ngày giảng:04/01/2013..
Chương II. Khai thác và bảo vệ rừng
Tiết 29 - Bài 28:
Khai thác rừng
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được khái niệm, các điều kiện khai thác rừng và các biện pháp phục hồi sau khi khai thác
2. Kĩ năng
- Vận dụng những hiểu biết đã học vào thực hiện khai thác rừng
3. Thái độ
- Tích cực trồng và chăm sóc , bảo vệ cây rừng và môi trường
B. Đồ dùng dạy học
1. GV:
2. HS:
C. Phương phỏp dạy học
- Thảo luận nhúm, nờu và giải quyết vấn đề.
D.Tổ chức giờ học
* Khởi động (2 phút)
1. Kiểm tra đầu giờ
H: Trình bày quy trình làm đất và trồng rừng bằng hạt?
H: Nêu công việc chăm sóc rừng sau khi trồng?
2. Giới thiệu bài
Công việc khai thác rừng thời gian qua (gỗ và các sản phẩm khác) đã làm cho rừng suy giảm cả về diện tích và chủng loại cây và chất lượng rừng. Nguyên nhân cơ bản là: khai thác bừa bãi không đúng các chỉ tiêu kĩ thuật, khai thác rững không chú ý tới tái sinh và phục hồi lại rừng. Bài học này các em sẽ biết được các loại khai thác rừng, các điều kiện khai thác và biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu các loại khai thác rừng (20 phút)
Mục tiêu: Biết được khái niệm khai thác rừng.
Đồ dùng:
- GV: chia nhóm và yêu cầu HS quan sát bảng 2 SGK. Các nhóm trả lời câu hỏi SGK (5 phút)
- HS: các nhóm quan sát và hoạt động, đại diện nhóm trả lời câu hỏi
- GV: nhân xét và kết luận
GV: yêu cầu HS quan sát hình 45, 46 và giới thiệu cách khai thác chọn và tác hại khai thác trắng. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK.
- HS: không được khai thác trắng ở các nơi trên vì:
+. Nơi đất dốc sẽ có tác hại là đất bị bào mòn, rửa trôi, thoái hoá
+. Rừng phòng hộ: chống gió bão, điều hoà không khí, chống lũ lụt
? khai thác rừng nhưng không trồng lại rừng ngay có tác hại gì?
- HS: cá nhân trả lời: chất dinh dưỡng bị rửa trôi, đất thoái hoá
- GV: nhận xét câu trả lời
HĐ2: Tìm hiểu điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam
(10 phút)
Mục tiêu: Biết điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam
Đồ dùng:
- GV: Cho HS quan sát bảng trong SGK trang 65, GV giới thiệu kích thước hố.
- HS: quan sát và nghe giảng
? tình trạng rừng ở nước ta hiện nay như thế nào?
- HS: diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh, đồi trọc và đất hoang tăng, độ che phủ của rừng giảm.
? chúng ta cần phải làm gì trước tình hình rừng như hiện nay?
- HS: cá nhân trả lời
- GV: kết luận
- GV: yêu cầu HS làm bài tập điền từ SGK.
- HS: cá nhân phát biểu
- GV: nhận xét.
? các điều kiên khai thác rừng trên nhằm mục đích gì?
- HS: duỳ trì, bảo vệ diện tích hiện có, rừng có khả năng tự phục hồi và phát triển tốt
HĐ3: Tìm hiểu biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác (10 phút)
Mục tiêu: Biết biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác
Đồ dùng:
- GV: yêu cầu HS nêu tình hình rừng và phục hồi rừng ở địa phương
- HS: cá nhân trả lời câu
- GV: yêu cầu HS quan sát hình 47 và giới thiệu về biện pháp trồng rừng
- HS: nhằm chống nóng, nắng, ngăn chặn rửa trôi hạt, chống chim ăn hạt, giữ ẩm cho hạt
- GV: kết luận.
I. Các loại khai thác rừng
- Khai thác trắng là chặt hết cây trong một mùa chặt, sau đó trồng lại.
- Khai thác dần là chặt hết cây trong 3 đến 4 lần chặt, trong 5 đến 10 năm để tận dụng rừng tái sinh tự nhiên
- Khai thác chọn là chọn chặt cây theo yêu cầu sử dụng và phù hợp với khả năng tái sinh tự nhiên của rừng
II. Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam
- Chỉ được khai thác chọn, không
được khai thác trắng
-Với rừng có trữ lượng gỗ cao, chỉ được chặt cây to.
III. Phục hồi rừng sau khai thác
1. Rừng khai thác trắng: trồng rừng theo hướng nông – lâm kết hợp
2. Khái thác dần và khai thác chọn: thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồi.
* Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút)
1. Củng cố:
GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK và có thể em chưa biết
?Nêu các loại khai thác rừng và điều kiện khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam?
? Nêu các biện pháp phục hồi rừng sau khai thác?
2. Hướng dẫn học bài.
- Về nhà học thuộc ghi nhớ SGK và trả lời câu hỏi cuối bài. Đọc trước bài 29 và tìm hiểu bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở địa phương
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_29_bai_28_khai_thac_rung.doc