Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 29: Giống vật nuôi - Trần Thị Ngọc Hiếu

MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Trình bày được khái niệm giống vật nuôi, điều kiện công nhận giống vật nuôi.

 Hiểu được vai trò của giống vật nuôi.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy logic, quan sát phân tích sơ đồ, bảng biểu.

3. Thái độ: Nhận thức được tầm quan trọng của giống vật nuôi trong chăn nuôi.

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Hình 51, 52, 53, bảng 3 .

2. Học sinh: Xem trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định lớp : (1’) 7A1 ./ 7A2 . /

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài(1’): Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay:

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 29: Giống vật nuôi - Trần Thị Ngọc Hiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Ngày soạn: 29/12/2009 Tiết 29 Ngày dạy: 04/01/2009 BÀI 31. GIỐNG VẬT NUÔI I.MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: Trình bày được khái niệm giống vật nuôi, điều kiện công nhận giống vật nuôi. Hiểu được vai trò của giống vật nuôi. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy logic, quan sát phân tích sơ đồ, bảng biểu. 3. Thái độ: Nhận thức được tầm quan trọng của giống vật nuôi trong chăn nuôi. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Hình 51, 52, 53, bảng 3 . 2. Học sinh: Xem trước bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp : (1’) 7A1 ./ 7A2./ 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài(1’): Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: b. Các hoạt động : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm giống vật nuôi (20’) - GV treo hình 51, 52, 53. Yêu cầu HS quan sát và kể tên, mô tả ngoại hình, màu sắc lông da, hướng sản xuất của các con vật trên. - GV giới thiệu thêm về các giống vật nuôi. - GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời: ? Đối với các con vật cùng giống, đặc điểm về ngoại hình, tính năng sản xuất của chúng như thế nào? ? Em hiểu như thế nào về nguồn gốc giống vật nuôi? - GV diễn giảng về đặc điểm ngoại hình, số lượng, tính năng sản xuất, sự phân bố của giống vật nuôi.. - GV: Yêu cầu HS làm bài tập trang 83. Thế nào là giống vật nuôi? - GV: Yêu cầu HS đọc SGK cho biết: Các cách phân loại GVN? Cho VD cụ thể về từng cách phân loại đó. + Để được công nhận là GVN cần những điều kiện nào? - HS: Quan sát hình và tìm hiểu thông tin trả lời yêu cầu của GV. - HS: Lắng nghe. - HS: Thảo luận nhóm trả lời: + Ngoại hình giống nhau, năng suất và chất lượng như nhau. + Cùng nguồn gốc và do con người tạo ra. - HS lắng nghe. - HS: Trả lời - HS: Đọc SGK và trả lời: III. Khái niệm về giống vật nuôi. 1. Khái niệm: GVN là sản phẩm do con người tạo ra, có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất, chất lượng như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định. 2. Phân loại giống vật nuôi: Theo địa lý. Theo hình thái, ngoại hình. Theo mức độ hoàn thiện của giống. Theo hướng sản xuất. 3. Điều kiện để được công nhận là 1 GVN: Có chung nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình và năng suất giống nhau. Có tính di truyền ổn định, số lượng cá thể nhất định và địa bàn phân bố rộng. Hoạt động 2. Tìm hiểu về vai trò của GVN (15’) - GV: Treo bảng 3 SGK tr 45. Yêu cầu HS quan sát và cho biết: + Nhận xét về năng suất trứng của gà ri và gà Logo? Năng suất sữa của bò Hà Lan và bò Sin? + Tại sao có sự khác nhau về năng suất trứng giữa các giống gà và năng suất sữa của các giống bò? -GV: Từ bảng 3 rút ra kết luận gì về vai trò của GVN? - GV: Yêu cầu HS đọc VD trong SGK, cho biết nhận xét về tỷ lệ mỡ sữa của Trâu mura, Bò Hà Lan, bò sin? + Tại sao có sự khác nhau về tỷ lệ mỡ sữa như vậy? - GV: Từ đó rút ra kết luận gì? - GV: Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, con người phải làm gì? - HS: Quan sát và trả lời + Năng suất trứng và năng suất sữa khác nhau. + Do yếu tố di truyền của giống. - HS: GVN quyết định đến năng suất chăn nuôi. - HS: Tỷ lệ mỡ sữa khác nhau. Do yếu tố di truyền của giống. - HS: GVN quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi. - HS: Phải chọn GVN phù hợp. II. Vai trò của giống vật nuôi: GVN quyết định đến năng suất chăn nuôi. GVN quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi. 3. Cũng cố (6’): - Cho biết thế nào là giống vật nuôi? Điều kiện để công nhận là một giống vật nuôi - Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? 4. Dặn dò(2’) : - Dặn các em về nhà học bài. - Xem trước bài mới: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. 5. Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_29_giong_vat_nuoi_tran_thi_ngoc.doc