I , Mục tiêu bài học:
1. Hiểu được vì sao phải sử dụng đất hợp lí.
2. Biết được các biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất.
II. Chuẩn bị:
Tranh vẽ các hình bài 6 SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp 7A1 7A2 7A3 7A4
Ngày dạy
Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trả lời câu 1,2 SGK – tr 10.
- Trả lời câu 2,3 SGK – tr 10.
3. Bài mới:
A/ Mở bài: GV đặt vấn đề vào bài.
B/ Phát triển bài:
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 01/07/2022 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 3, Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất - Nguyễn Thị Thu Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3 : Bài 6 Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất.
I , Mục tiêu bài học:
1. Hiểu được vì sao phải sử dụng đất hợp lí.
2. Biết được các biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất.
II. Chuẩn bị:
Tranh vẽ các hình bài 6 SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
7A1
7A2
7A3
7A4
Ngày dạy
Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trả lời câu 1,2 SGK – tr 10.
- Trả lời câu 2,3 SGK – tr 10.
3. Bài mới:
A/ Mở bài: GV đặt vấn đề vào bài.
B/ Phát triển bài:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS đọc mục I – Sgk, tr 15- 16 Thảo luận:
+ Tại sao phảI sử dụng đất hợp lí?
Hoàn thành bài tập:
+ Thâm canh tăng vụ trên đơn vị diện tích có tác dụng gì, tác dụng như thế nào đến lượng sản phẩm thu được?
+ Trồng cây phù hợp với đất có tác dụng như thế nào đối với sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây?
+ Tại sao phải vừa sử dụng vừa cảI tạo đất?
- GV gọi đại diện nhóm lên nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức chuẩn.
Hoạt động 2:
- GV giới thiệum cho HS một số loại đất cần cảI tạo ở nước ta.
- GVyêu cầu HS đọc mục II – Sgk, tr 14 Thảo luận:
Hoàn thành bài tập:
GV đánh giá hoạt động của các nhóm và chốt lại kiến thức chuẩn.
GV lưu học sinh về biện pháp thuỷ lợi, bón phân:
I. Vì sao phảI sử dụng đất hợp lí?
- HS đọc mục I – Sgk – tr 15 Thảo luận,Trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét bổ sung Rút ra kết luận:
* Sử dụng đất hợp lí: Do nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng mà diện tích đất trồng trọt có hạn, vì vậy phảI sử dụng đất hợp lí.
+ Không để đất trống trong thời gian giữa hai vụ thu hoạch. Tăng lượng sản phẩm thu được.
+ Cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao.
+ Biện pháp này thường áp dụng đối với vùng đất mới khai hoang hoặc lẩna biển. Những vùng đất này không thể chờ tới khi cảI tạo song mới sử dụngmà phảI sử dụng ngayđể sớm có thu hoạch. Mặt khác qua sử dụng, đất sẽ được cảI tạo nhờ làm đất, bón phân, tưới nước.
II. Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất:
- HS đọc mục II – Sgk, tr 9 Thảo luận Trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét nhận xét bổ sung Rút ra kết luận:
+ Cày sâu bừa kĩ bón phân hữu cơ : Nhằm mục đích tăng bề dày lớp canh tác. áp dụng cho các loại đất có tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng như đất bạc màu..
+ Làm ruộng bậc thang: Hạn chế dòng chảy, hạn chế được xói mòn, rử trôi. Biện pháp này áp dụng cho vùng đất dốcvà các vùng khác để cait tạo đất.
+ Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh: Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi. Biện pháp này áp dụng cho vùng đất dốcvà các vùng khác để cảI tạo đất.
+ Biện pháp cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên:
Cày nông: Không xới lớp đất phèn ở tầng dưới lên.
Bừa sục: Hoà tan chất phèn trong nước.
Giữ nước liên tục để tạo môI trường yếm khí làm cho các hợp chất chứa lưu huỳnh không bị oxi hoá tạo thành axit sunfuric ( H2SO4).
Thay nước thường xuyên để tháo nước có hoà tan phèn và thay thế bằng nước ngọt.
Bón vôi: Khử độ chua trong đất.
+ Biện pháp thuỷ lợi: Thau chua, rửa mặn, xổ phèn, biện pháp này áp dụng cho đất mặn, đất phèn.
+ Biện pháp bón phân: Bổ xung chất dinh dưỡng cho đất.Biện pháp này áp dụng cho đất phèn.
C/ Củng cố:
HS đọc phần ghi nhớ bài 6.
D/ Kiểm tra đánh giá:
- Gọi HS trả lời các câu hỏi cuối bài 6 – tr 15
E/Hướng dẫn về nhà:
+ Học bài .
+ Tự trả lời các câu hỏi cuối bài.
+ Đọc trước bài 7- sgk
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_3_bai_6_bien_phap_su_dung_cai_t.doc