Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 30: Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi - Nguyễn Duy Lâm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS

- Giải thích được khái niệm về chọn lọc gống vật nuôi.

- Nêu được phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang dùng ở nước ta.

- Hiểu được vai trò và biện pháp quản lí tốt giống vật nuôi.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng chọn lọc và quản lí giống vật nuôi.

3. Thái độ: Xây dựng HS ý thức yêu thích lao động. Ý thức tự giác giúp gia đình chọn giống và quản lí giống vật nuôi.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Sơ đồ biện pháp quản lí giống vật nuôi

2. Học sinh: Đọc trước thông tin bài, nghiên cứu theo câu hỏi SGK/ 90

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

 Đàm thoại gợi mở, Trực quan, hợp tác nhóm, diễn giảng.

IV. TIẾN TRÌNH :

1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 30: Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi - Nguyễn Duy Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 30 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÍ GIỐNG VẬT NUÔI Ngày dạy : I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS - Giải thích được khái niệm về chọn lọc gống vật nuôi. - Nêu được phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang dùng ở nước ta. - Hiểu được vai trò và biện pháp quản lí tốt giống vậât nuôi. 2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng chọn lọc và quản lí giống vậât nuôi. 3. Thái độ: Xây dựng HS ý thức yêu thích lao động. Ý thức tự giác giúp gia đình chọn giống và quản lí giống vậât nuôi. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Sơ đồ biện pháp quản lí giống vật nuôi Học sinh: Đọc trước thông tin bài, nghiên cứu theo câu hỏi SGK/ 90 III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đàm thoại gợi mở, Trực quan, hợp tác nhóm, diễn giảng. IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi 1. Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? Nêu các đặc điểm về sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi? (10đ ) 2. Sự sinh trưởng là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi? Muốn chăn nuôi đạt năng suất cao ta phải làm gì? (10đ) Đáp án Trình bày sạch, đúng chính tả, chuẩn bị bài đủ. Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng kích thước các bộ phận của cơ thể. Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể Có 3 đặc điểm - Không đồng đều. - Theo giai đoạn. - Theo chu kì Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng kích thước các bộ phận của cơ thể. - Yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi: - Đặc điểm di truyền. - Điều kiện ngoại cảnh. Muốn chăn nuôi đạt năng suất cao ta phải chọn giống tốt, chăn nuôi đúng kĩ thuật Điểm 1đ 3đ 3đ 3đ 3đ 3đ 3đ 3. Giảng bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài Muốn chăn nuôi đạt năng suất cao ta phải làm gì? (Chọn giống tốt, chăn nuôi đúng kĩ thuật) Việc chọn giống là một yêu cầu không thể thiếu trong chăn nuôi. Hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu “Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi” Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về chọn giống vật nuôi. - GV: Chọn giống là hình thức chọn lọc nhân tạo do con người tiến hành, nhằm giữ lại những vật nuôi tốt nhất phù hợp yêu cầu sản xuất để làm giống. ? Mục đích của chọn giống vật nuôi? (chọn những con có ngoại hình tốt, khả năng sản xuất cao, đáp ứng mục đích của người chăn nuôi)   HS đọc ví dụ phần I SGK/89 - GV treo bảng phụ   HS chọn gà giống bằng cách ghép nội dung 1, 2, 3, 4 với nội dung a, b, c, d cho phù hợp 1. Mắt a. Mượt, màu đặc trưng của giống 2. Mỏ b. Khép kín 3. Chân c. To, thẳng, cân đối 4. Lông d. Sáng, không có khuyết tật ( 1 – d ; 2 – c ; 3 – b ; 4 – a )   HS nêu một một ví dụ khác về chọn giống vật nuôi. ? Chọn giống vật nuôi người ta căn cứ vào đâu để chọn con đực, con cái làm giống ? - GV bổ sung kết luận. Ú Để chọn được một giống vật nuôi đồng loạt ta dựa vào phương pháp chọn giống vật nuôi. * Hoạt động 3: Tìm hiểu một số phương pháp chọn giống vật nuôi - GV nêu vấn đề: Trong chăn nuôi con người luôn muốn có giống vật nuôi tốt và ngày càng tốt hơn. Vì vậy ta cần phải thường xuyên chọn giống vật nuôi. ? Theo các em nên chọn những con vật nuôi như thế nào để làm giống? ( Có đặc điểm ngoại hình và năng suất tốt ) - GV kết luận: Phương pháp đó là phương pháp chọn lọc hàng loạt: dựa vào các tiêu chuẩn đã được định trước. - GV nêu tiêu chuẩn chọn lợn móng cái: Khối lượng dài thân vòng ngực 22Kg 70cm 64cm - GV đưa bảng kiểm tra: TT Klượng Vngực Dàithân 1 17Kg 64cm 55cm 2 18Kg 65cm 69cm 3 19Kg 66cm 60cm 4 20Kg 69cm 68cm 5 21Kg 68cm 62cm 6 22Kg 70cm 64cm   HS dựa vào tiêu chuẩn trên chọn lợn đạt tiêu chuẩn làm giống. ( 2, 4 ) - GV kết luận: PPháp kiểm tra năng suất có độ chính xác nhưng khó thực hiện.   HS nêu các Phương pháp chọn lọc * Hoạt động 4: Tìm hiểu mục đích và những công việc quản lí giống vật nuôi. ? Quản lí giống vật nuôi nhằm mục đích gì?( Giữ cho giống vật nuôi không bị pha tạp về mặt di truyền tạo ĐK thuận lợi cho việc chọn giống thuần chủng hoặc lai tạo giống có chất lượng ) - GV treo sơ đồ “Biện pháp quản lí giống vật nuôi” SGK/90   HS quan sát sơ đồ thảo luận nhóm nhỏ làm bài tập các biện pháp quản lí giống vật nuôi theo mức độ cần thiết từ cao đến thấp.   Đại diện nhóm báo cáo - GV chốt vấn đề I. Khái niệm về chọn giống vật nuôi. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là giống vật nuôi. II. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi : Có nhiều phương pháp chọn lọc - Chọn lọc hàng loạt: Dựa vào đặc điểm ngoại hình và năng suất. - Kiểm tra năng suất: Dựa vào tiêu chuẩn kiểm tra năng suất. III. Quản lí giống vật nuôi : 4 biện pháp - Đăng kí quốc gia các giống vật nuôi. - Phân vùng chăn nuôi. - Chính sách chăn nuôi. - Qui định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình. 4. Củng cố và luyện tập - Phương pháp chọn giống vật nuôi nào đang dùng ở nước ta? (HS nêu phần II) - Muốn quản lí tốt giống vật nuôi ta phải đảm bảo các biện pháp nào?( HS nêu phần III) 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học bài dựa vào câu hỏi SGK/ 90. - Chuẩn bị: đọc trước thông tin bài “Nhân giống vật nuôi” SGK / 91 ( Hỏi trước gia đình kinh nghiệm chọn trâu, lợn tốt làm giống. Trả lời các câu hỏi cuối bài SGK/ 92 vào vở bài tập hay vở bài soạn ) V. RÚT KINH NGHIỆM - Nội dung : - Phương pháp : - Hình thức tổ chức :

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_30_mot_so_phuong_phap_chon_loc.doc