I , Mục tiêu bài học:
- Phân biệt được một số giống lợn qua quan sát một số đặc điểm về ngoại hình.
- Biết được phương pháp đo một số chiều của lợn.
- Có ý thức học tập sạy sưa, quan sát tỉ mỉ trong việc nhận biết cá loại giống lợn nuôi.
II. Chuẩn bị:
- Mô hình lợn , thước dây, tranh ảnh các giống lợn.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp 7A1 7A2 7A3 7A4
Ngày dạy
Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
-Trả bài thực hành.
3. Bài mới:
A/ Mở bài: .
B/ Phát triển bài:
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 01/07/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 31, Bài 36: Thực hành nhận biết và chọn một số giống lợn (heo) qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều - Nguyễn Thị Thu Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31 : Bài 36 Thực hành: Nhận biết và chọn một số giống lợn ( heo). qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều
Ngày soạn:
I , Mục tiêu bài học:
- Phân biệt được một số giống lợn qua quan sát một số đặc điểm về ngoại hình.
- Biết được phương pháp đo một số chiều của lợn.
- Có ý thức học tập sạy sưa, quan sát tỉ mỉ trong việc nhận biết cá loại giống lợn nuôi.
II. Chuẩn bị:
- Mô hình lợn , thước dây, tranh ảnh các giống lợn..
III. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
7A1
7A2
7A3
7A4
Ngày dạy
Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
-Trả bài thực hành.
3. Bài mới:
A/ Mở bài: .
B/ Phát triển bài:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
- GV phân chia nơi thực hành cho các nhóm.
- GV nêu mục tiêu và yêu cầu của bài
- Phân công nhiệm vụ cho các nhóm: Làm theo quy trình hướng dẫn.
- Nhắc nhở HS giữ vệ sinh khi thực hành.
Hoạt động 2:
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS theo các nhóm.
Hoạt động 3:
- GV treo tranh vẽ, ảnh về giống vật nuôi, và mô hình hướng dẫn HS quan sát theo thứ tự.
- GV giới thiệu từng bước của quy trình và làm mẫu cho HS quan sát.
- HS thao tác, GV quan sát, nhắc nhở giúp HS thực hiện thao tác khó.
- HS thực hiện sau đó yêu cầu HS đặt lên luống đất, tập trung thành hàng.
- GV dùng thước dây hướng dẫn HS cách đo trên mô hình lợn.
- GV theo dõi, uốn nắn.
1. Giới thiệu bài thực hành:
- Lớp chia thành 4 nhóm.
2. Tổ chức thực hành:
+Kiểm tra dụng cụ của HS
Mô hình lợn, thước dây,
3. Thực hiện quy trình:
A. GV hướng dẫn HS quan sát ngoại hình để nhận biết giống lợn:
- HS quan sát theo thứ tự sau:
- Hình dáng toàn thân, đầu, cổ, lưng, chân
+ Rắn chắc, nhanh nhẹn, dài mình thường thiên hướng sản xuất thịt nạc ( lợn Lanđơrat).
+ Nếu lợn có kết cấu lỏng lẻo, dáng chậm chạp, mình ngắn thường thiên về giống lợn mỡ ( lợn ỉ).
- Quan sát màu sắc lông, da: Mỗi một giống lợn có màu da, màu lông khác nhau.
VD: Giống lợn ỉ: Toàn thân màu đen.
Giống lợn Ranđơrat: Toàn thân lông, da trắn tuyền.
Giống lợn Đại bạch: Lông da tắng, nhưng lông cứng.
- Quan sát để tìm các đặc điểm nổi bật đặc thù của mỗi giống. Các đặc điểm này có thể nhận thấy ở phần đầu: như mặt, tai, ở lông, da.
VD: SGK
b. Đo một số chiều đo:
- Đo chiều dài thân: Đặt đầu của thước dây tại điểm giữa nối 2 gốc tai của lợn, đi theo sống lưng đến khấu đuôi( đơn vị đo là mét)( Hình vẽ SGK).
- Đo vòng ngực: Đo chu vi lồng ngực của lợn ở vị trí sau xương bả vai.( đơn vị đo là mét).
c. HS thực hành theo nhóm và dựa vào nội dung trong SGK và hướng dẫn củaGV theo các bước trên.
Ghi kết quả vào báo cáo thực hành.
4. Đánh giá kết quả:
- HS thu dọn dụng cụ, làm vệ sinh nơi mình thực hành.
- GV cho đáp án để HS tự đánh giá kết quả thực hành của mình.
- GV đánh giá kết quả thực hành của HS và nhận xét, đánh giá giờ học về:
+ Sự chuẩn bị của HS
+ Thực hiện quy trình và an toàn lao động , vệ sinh môi trường.
+ Kết quả thực hành, cho điểm các nhóm .
5. Hướng dẫn về nhà:
Đọc trước bài 37 SGK.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_31_bai_36_thuc_hanh_nhan_biet_v.doc