Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 33, Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi (Bản hay)

A. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- Xác định được các dấu hiệu chung, bản chất của khái niệm sinh trưởng, phát dục của vật nuôi, phân biết được khái niệm sinh trưởng, phát dục, lấy được ví dụ minh hoạ.

- Nêu và giải thích được ba đặc điểm quan trọng của sinh trưởng, phát dục của vật nuôi và nêu được ý nghĩa của việc nắm vững đặc điểm về sinh trưởng và phát dục.

- Nêu được các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của vật nuôi, làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp kĩ thuật trong chăn nuôi.

2. Kĩ năng.

- Nhận biết được một số giống lợn, gà qua những đặc điểm của ngoại hình.

3. Thái độ.

- Yêu thích nghề chăn nuôi.

B. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên.

2. Học sinh.

- Nghiên cứu trước bài ở nhà theo yêu cầu của giáo viên.

C. Tổ chức giờ học

* Khởi động (2 phút)

1. Kiểm tra.

2. Giới thiệu bài.

Sinh trưởng và phát dục biểu hiện ở sự thay đổi về số lượng và chất lượng của các tổ chức bộ phận cơ thể cũng như cả của cơ thể. Sự sinh trưởng và phát dục luôn xảy ra xen kẽ và hỗ trợ nhau để cho cơ thể phát triển. Trong bài này sẽ giúp các em biết được khái niệm về sự sinh trưởng, phát dục và các yếu tố ảnh hưởng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 33, Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/1/2013 Ngày giảng: 25/1/2013 Tiết 33 - Bài 32 Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi A. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Xác định được các dấu hiệu chung, bản chất của khái niệm sinh trưởng, phát dục của vật nuôi, phân biết được khái niệm sinh trưởng, phát dục, lấy được ví dụ minh hoạ. - Nêu và giải thích được ba đặc điểm quan trọng của sinh trưởng, phát dục của vật nuôi và nêu được ý nghĩa của việc nắm vững đặc điểm về sinh trưởng và phát dục. - Nêu được các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của vật nuôi, làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp kĩ thuật trong chăn nuôi. 2. Kĩ năng. - Nhận biết được một số giống lợn, gà qua những đặc điểm của ngoại hình. 3. Thái độ. - Yêu thích nghề chăn nuôi. B. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên. 2. Học sinh. - Nghiên cứu trước bài ở nhà theo yêu cầu của giáo viên. C. Tổ chức giờ học * Khởi động (2 phút) 1. Kiểm tra. 2. Giới thiệu bài. Sinh trưởng và phát dục biểu hiện ở sự thay đổi về số lượng và chất lượng của các tổ chức bộ phận cơ thể cũng như cả của cơ thể. Sự sinh trưởng và phát dục luôn xảy ra xen kẽ và hỗ trợ nhau để cho cơ thể phát triển. Trong bài này sẽ giúp các em biết được khái niệm về sự sinh trưởng, phát dục và các yếu tố ảnh hưởng. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu khái niệm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. (15 phút) - Mục tiêu: + Xác định được các dấu hiệu chung, bản chất của khái niệm sinh trưởng, phát dục của vật nuôi, phân biết được khái niệm sinh trưởng, phát dục, lấy được ví dụ minh hoạ. - Đồ dùng: - Cách tiến hành. -GV: cho HS quan sát H54 SGK. ? Em có nhận xét gì về khối lượng, hình dạng, kích thước cơ thể, mày sắc lông của 3 con ngan trong hình vẽ? HS: quan sát hình và cá nhân phát biểu, HS khác nhận xét. GV: nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt hình thành khái niệm sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. GV: Em hãy lấy một số ví dụ về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? HS: liên hệ thực tế trả lời. GV: nhận xét ví dụ của HS và phân tích ví dụ trong SGK. Treo bảng phụ và gọi HS lên bảng. yêu cầu HS còn lại làm bài tập trong mục 2 SGK vào vở. HS: thực hiện yêu cầu, HS khác nhận xét bài làm trên bảng phụ. GV: nhận xét bài làm và sửa chuẩn HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. (10 phút) - Mục tiêu: + Nêu và giải thích được ba đặc điểm quan trọng của sinh trưởng, phát dục của vật nuôi và nêu được ý nghĩa của việc nắm vững đặc điểm về sinh trưởng và phát dục. - Đồ dùng: - Cách tiến hành. GV: cho HS quan sát sơ đồ 8SGK. ? Qua sơ đồ trên em hãy cho biết sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi có đặc điểm gì? HS: cá nhân trả lời câu hỏi và HS khác nhận xét. GV: nhận xét, kết luận. GV: yêu cầu HS quan sát sơ đồ và hoạt động nhóm (3 phút) trả lời câu hỏi trong phần II SGK. HS: hoạt động nhóm và đại diện nhóm trả lời. GV: nhận xét và sửa chuẩn kiến thức +. Không đồng đều: a +.Theo thời gian: b +. Theo chu kì: c, d HĐ3: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. (13 phút) - Mục tiêu: + Nêu được các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của vật nuôi, làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp kĩ thuật trong chăn nuôi. - Đồ dùng: - Cách tiến hành. GV: cho HS đọc nội dung thông tin trong phần III. ? Em hãy nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? HS: tự nghiên cứu thông tin SGK và cá nhân trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét. GV: nhận xét, kết luận. ? Em hãy lấy một số ví dụ về sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? HS: cá nhân trả lời câu hỏi bằng các ví dụ thực tế, HS khác bổ sung. GV: nhận xét câu trả lời và lấy ví dụ minh hoạ cho các biện pháp chọn ghép, chọn giống để điều khiển đặc điểm di truyền I. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - Sự sinh trưởng: là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể. - Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận bên trong cơ thể. II. Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - Không đồng đều. - Theo giai đoạn. - Theo chu kỳ (Sự trao đổi chất, hoạt động sinh lí) III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - Chịu sự ảnh hưởng bởi đặc điểm di truyền và điều kiện ngoại cảnh (như nuôi dưỡng, chăm sóc). * Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút) 1. Củng cố: - GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK ? Thế nào là sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi ? ? Em hãy cho biết đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi ? Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Các yếu tố ảnh hưởng Đặc điểm Khái niệm 2. Hướng dẫn học bài. - Về nhà học thuộc ghi nhớ SGK và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước bài 33 và liên hệ với kiến thức địa phương.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_33_bai_32_su_sinh_truong_va_pha.doc